8. Đóng góp của đề tài
1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng Thƣơng mại cổphần Ngoạ
thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh
Qua những tài liệu nghiên cứu trong việc phòng ngừa và các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc và quốc tế, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh nhƣ sau:
- Một là, hoàn thiện các công cụ quản lý rủi ro đạt theo chuẩn mực quốc tế. Hiện nay các công cụ quản lý rủi ro vẫn chƣa thực sự có hiệu quả do đó việc đẩy mạnh hoàn thiện là một mục tiêu rất quan trọng. Hai là, tạo hành lang pháp lý cho sự ra đời của các ngân hàng bảo lãnh, các tổ chức mua bán nợ, kinh doanh rủi ro góp phần tăng cuờng các biện pháp, giải pháp trong hoạt động tài trợ rủi ro.
- Ba là, xây dựng bộ phận quản lý rủi ro hiệu quả, rủi ro không phải là vấn đề khi có tổn thất mới đƣợc xử lý, rủi ro cần đƣợc xây dựng cùng với các hoạch định, chiến lƣợc của Ngân hàng.
- Bốn là, thành lập một bộ phận độc lập trong từng ngân hàng, chuyên sâu nghiên cứu, phân tích và dự báo về sự phát triển của các thành phần kinh tế, khu vực kinh tế, các ngành hàng, khách hàng. Trên cơ sở phân tích, đƣa ra những dự báo và chiến
lƣợc phát triển kinh doanh của ngân hàng trong từng giai đoạn, khả năng chấp nhận rủi ro.
- Năm là, thƣờng xuyên tổ chức các khóa đào tạo để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích rủi ro tín dụng cho cán bộ thẩm định rủi ro tín dụng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
RRTD và các loại rủi ro khác của ngân hàng là sự hiện hữu khách quan vốn có trong các nghiệp vụ của ngân hàng. Việc phòng chống rủi ro sau khi đánh giá mức độ rủi ro của mỗi nghiệp vụ cụ thể là tất yếu, tuy nhiên để loại bỏ hoàn toàn rủi ro trong hoạt động ngân hàng là không thể.
Nguyên nhân gây ra RRTD có cả yếu tố chủ quan từ phía khách hàng vay và ngân hàng cho vay, đồng thời cũng có yếu tố khách quan từ môi trƣờng kinh doanh. Mỗi ngân hàng cần xây dựng cho mình một chính sách quản trị rủi ro riêng biệt, phù hợp. Các chính sách này đều dựa trên một số nguyên tắc cơ bản nhƣ : chấp nhận rủi ro, điều hành rủi ro cho phép, quản lý độc lập các rủi ro, chuyển đẩy các rủi ro không cho phép…Mục đích nhằm xây dựng đƣợc một hệ thống phòng chống từ xa, đƣa ra đƣợc giải pháp nhằm điều tiết các tác động xấu đến tình hình tài chính của ngân hàng.
Kinh nghiệm quản trị RRTD của quốc tế cho thấy về mặt tổ chức quản trị rủi ro các nƣớc tập trung vào quản trị vào các khâu nhƣ thiết lập môi trƣờng quản trị RRTD tốt, điều hành một qui trình cấp phát tín dụng đúng và chuẩn xác, duy trì một qui trình đo lƣờng và giám sát tín dụng tốt, đảm bảo sự kiểm soát đầy đủ đối với RRTD, nâng cao vai trò của cơ quan hay bộ phận giám sát hoạt động tín dụng.
Về nhận dạng những nguyên nhân RRTD phổ biến nhất , ngân hàng các nƣớc chú trọng đến : vấn đề rủi ro do tập trung tín dụng vào một khách hàng hay nhóm khách hàng, DPRR bù đắp tổn thất tín dụng , hệ thống thông tin tín dụng , các nguyên tắc thận trọng an toàn trong khi cho vay và thiết lập cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng.
Từ những cơ sở lý luận và kinh nghiệm trong quản trị RRTD quốc tế nêu trên, chƣơng hai sẽ tập trung vào việc đánh giá thực trạng RRTD và công tác quản trị RRTD, những kết quả đạt đƣợc và những tồn tại hạn chế tại Ngân hàng Ngoại thƣơng Chi nhánh Hồ Chí Minh.
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH