Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh hồ chí minh (Trang 97 - 100)

8. Đóng góp của đề tài

3.3.3. Đối với Chính phủ

Kiến nghị Chính phủ chỉ thị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh trong đó có TP Hồ Chí Minh xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp chặt chẽ, thiết thực, hiệu quả giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là trên các lĩnh vực: gia nhập thị trƣờng, xuất nhập khẩu, tiếp cận nguồn vốn, cho vay, thuế đất đai, đầu tƣ, xây dựng, tài nguyên môi trƣờng. Đồng thời, chỉ đạo tổ chức triển khai đồng bộ các hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp có trọng tâm, trọng điểm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn ngân hàng.

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam thƣờng có hai đến ba hệ thống kế toán sổ sách, một dành cho cơ quan thuế, một dành cho ngân hàng mà một báo cáo thực tế. Vì nhiều lý do: tâm lý muốn tránh thuế, sự quản lý yếu kém của cơ quan thuế, chế độ chứng từ hóa đơn chƣa phù hợp gây nhiều bất lợi cho doanh nghiệp, trình độ và đạo đức của cán bộ thuế…Do đó, Bộ Tài chính cần hoàn thiện các quy định về thuế, chế độ kế toán, báo cáo tài chính, chế độ hóa đơn để các doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ, nâng cao tính chính xác cho báo cáo tài chính doanh nghiệp. Xây dựng hệ thống thông tin thống nhất về doanh nghiệp, một mặt giúp cho quá trình hậu kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin cho các nhà tài trợ, cơ quan quản lý. Mặt khác cung cấp thông tin về thị trƣờng, pháp luật, chính sách, thông tin về công nghệ, nguồn nguyên liệu trong và ngoài nƣớc cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp tiếp cận nhanh, kịp thời có cơ hội kinh doanh.

Phối hợp, kiến nghị Cơ quan Nhà nƣớc có liên quan: tòa án, thi hành án, bộ ngành, cơ quan địa phƣơng tạo điều kiện, cơ chế hỗ trợ quá trình thực hiện các biện

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Với mục tiêu định hƣớng của Vietcombank thì nhu cầu kiện toàn công tác quản trị RRTD trong hệ thống là đòi hỏi khách quan và cấp thiết. Nhóm các giải pháp phòng ngừa RRTD tập trung vào việc xây dựng hệ thống hạn chế, phòng ngừa rủi ro và dự phòng tổn thất trong từng công đoạn và quá trình cấp tín dụng. Trong đó bao gồm : môi trƣờng quản trị RRTD , qui trình cấp tín dụng, qui trình đo lƣờng và giám sát tín dụng , công tác kiểm soát rủi ro , vai trò của cơ quan hay bộ phận giám sát. Bên cạnh đó là những kiến nghị về phía NHNN nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả của thanh tra ngân hàng, hoàn hoàn thiện môi trƣờng pháp lý và hệ thống thông tin hỗ trợ cho các ngân hàng trong công tác thẩm định phát vay.

Sự vận dụng các kinh nghiệm quản trị RRTD quốc tế và các NHTM lớn ở Việt Nam, ngƣời viết tin rằng các giải pháp đề ra trong chƣơng ba sẽ đóng góp thiết thực cho việc khắc phục, hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian sắp tới tại Vietcombank HCM.

KẾT LUẬN

Quản trị RRTD không còn là một vấn đề mới cho các ngân hàng nếu muốn tồn tại và phát triển trong môi trƣờng kinh doanh khốc liệt và đầy rủi ro. Việc nâng cao hoạt động quản trị RRTD sẽ giúp ngân hàng hạn chế và tránh đƣợc những rủi roc ho ngân hàng mình, giúp ngân hàng tồn tại và hoạt động có hiệu quả trong môi trƣờng kinh doanh đầy khó khăn và biến động nhƣ hiện nay.

RRTD xuất phát từ những vụ việc cho vay không đúng quy trình, không thẩm định kĩ khách hàng, chƣa đánh giá đƣợc đầy đủ rủi ro cho vay, gây thất thoát tài sảnngân hàng, hơn hết là công tác quản trị RRTD không hiệu quả, chặt chẽ. Điều đó cho thấy trong điều kiện kinh tế phát triển không ngừng, dù đã trải qua nhiều bài học kinh nghiệm nhƣng hoạt động quản trị RRTD chƣa bao giờ là đủ. Nhất là trong tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay, các loại hình doanh nghiệp phát triển ngày càng đa dạng và mạnh mẽ nhƣng chƣa đƣợc hoàn thiện, hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế thì rủi roc ho vay càng đa dạng, phức tạp có và có khả năng gây ra tổn thất lớn. Vì vậy, công tác quản lý RRTD đối với các doanh nghiệp nói riêng, các thành phần kinh tế nói chung là rất quan trọng và cấp thiết để các ngân hàng vừa có thể kinh doanh có lợi nhuận vừa đảm bảo an toàn về tài chính

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Peter S. Rose 2001, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính; 2. Thái Văn Đại 2005, Nghiệp vụ ngân hàng thương mai, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

3. Nguyễn Minh Duệ 2007, Bài giảng quản trị rủi ro, Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội.

4. Trần Huy Hoàng 2011, Giáo trình quản trị ngân hàng, Nhà xuất bản Lao động- xã hội, trƣờng Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.

5. Trần Thị Xuân Hƣơng, Hoàng Thị Minh Ngọc 2013, Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Trƣờng Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.

6. Thông tƣ 02/2012/TT-NHNN ngày 21/01/2012 của Ngân hàng Nhà nƣớc về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.

7. Nguyễn Minh Kiều 2009, Quản trị rủi ro tài chính, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội.

8. Nguyễn Minh Kiều 2010, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

9. Đinh Bá Quyết 2012, Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Việt

Nam- Chi nhánh Nghệ An- Thực trạng và giải pháp khắc phục, Luận văn thạc sỹ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh hồ chí minh (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)