Tổ chức hoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học khoa học lớp 5 (Trang 28 - 31)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Tổ chức hoạt động trải nghiệm

1.3.1. Đặc điểm của hoạt dộng trải nghiệm

Căn cứ vào khái niệm hoạt động trải nghiệm, dạy học trải nghiệm, đặc biệt là căn cứ vào quan điểm của Kolb về lí thuyết dạy học qua trải nghiệm nhƣ trình bày ở mục 1.2, chúng tơi xác định các đặc điểm dạy học trải nghiệm ở Tiểu học nhƣ sau:

Dạy học trải nghiệm ở Tiểu học làm thay đổi cách nhìn nhận về vai trị của GV đối với hoạt động dạy HS đối với hoạt động học

Đối với GV: Trong dạy học trải nghiệm, GV ln giữ vai trị chủ đạo thể hiện

ở việc khơng chỉ lãnh đạo, quản lí việc học của HS mà cịn thiết kế, khuyến khích, hỗ trợ HS tham gia trực tiếp các hoạt động trải nghiệm dƣới sự thừa nhận rằng: Những trải nghiệm này sẽ dẫn đến việc học tập có ý nghĩa và lâu dài và yêu cầu HS chuẩn bị các bài tập có sự phản ánh một cách thƣờng xuyên, đôi khi phản ánh ngồi tầm dự đốn của GV nên địi hỏi GV cần có sự linh hoạt , tinh tế..

- Đối với HS : Với tƣ cách là chủ thể của hoạt động trong dạy học trải nghiệm. HS luôn giữ vai trò chủ động, tự chịu trách nhiệm, tự quản lí việc học tập qua trải nghiệm của mình và biết đƣa ra những chiến lƣợc học tập hiệu quả.

1.3.1.1. Người học

a, Học từ thực tiễn

Khi tiến hành các hoạt động học tập gắn với trải nghiệm, học sinh đƣợc trực tiếp tham gia, thực hành tìm tịi nghiên cứu trong quá trình thực hiện hoạt động. Những gì các em sử dụng trong q trình học tập ngồi vốn kiến thức và hiểu biết của bản thân, thì HS cịn học qua chính thực tiễn mà các em đang tiến hành hoạt động.

b, Sử dụng nhiều giác quan

Trong quá trình học tập, để tiếp thu tri thức mới một cách nhanh chóng và hiệu quả ngƣời học cần phải biết cách vận dụng phối hợp các giác quan của mình để hoạt động, khám phá và phát hiện ra nội dung bài học cần ghi nhớ. Những giác quan mà ngƣời học sử dụng trong quá trình trải nghiệm cần phải biết sử dụng đúng lúc, đứng thời điểm và kết hợp chúng một cách nhuần nhuyễn mới đem lại hiệu quả cao trong quá trình tiếp thu tri thức.

c, Học qua thử sai

Để tiếp thu đƣợc tri thức mới, trong quá trình học tập việc chúng ta mắc sai lầm là điều không thể tránh khỏi nhƣng điều quan trọng là chúng ta phải biết nhận ra sai lầm và biết học cách khắc phục nó. Khi ngƣời học thu đƣợc kết quả học tập cho dù đúng với kiến thức chủ yếu của bài học hay mắc phải sai lầm khi rút ra kết luận thì điều quan trọng là các em đều thu đƣợc bài học cho bản thân.

Từ những phân tích trên cho thấy khi vận dụng dạy học trải nghiệm GV ln khuyến khích HS trải nghiệm, tự phát hiện ra tri thức mới và chấp nhận kết quả sai lầm trong quá trình hình thành kinh nghiệm.

1.3.1.2. Người dạy

a. Tạo dựng môi trường thuận lợi để dạy học trải nghiệm

Trong quá trình giáo dục này GV chính là ngƣời tạo ra mơi trƣờng thuận lợi nhất để HS tham gia, tuy nhiên GV không làm thay, làm hộ HS mà GV chỉ là ngƣời dẫn dắt, định hƣớng bằng cách đƣa ra các tình huống, HS sẽ đặt mình vào các tình huống đó và tìm cách giải quyết bằng việc vận dụng vốn hiểu biết, kinh nghiệm của mình.

b, Tổ chức hoạt động

Đặc trƣng của dạy học trải nghiệm thông qua các hoạt động cụ thể. Xuất phát từ mục tiêu của từng bài học mà GV có kế hoạch tổ chức cho HS các hoạt động thích hợp giúp HS chủ động chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cần thiết. HS luôn bị cuốn vào các hoạt động cụ thể của GV mà các hoạt động thì ln vận động, chính điều đó tạo ra sự thích thú, thay đổi tích cực và thành cơng ở mỗi HS tham gia.

c, Khích lệ, động viên người học

Trong quá trình học tập và tiến hành các hoạt động trải nghiệm, để cho HS thêm hứng thú và tự tin hơn thì GV phải là ngƣời ln biết cách động viên, khích lệ kịp thời trong mỗi hoạt động của HS khi các em thực hiện tốt và hiệu quả, ngoài ra với những trƣờng họp mắc sai lầm trong quá trình hoạt động thì GV cũng là ngƣời đƣa ra những lời động viên, an ủi, khích lệ các em thêm hứng thú, biết cách chấp nhận sai lầm của mình để rút kinh nghiệm trong những giờ học tiếp theo. Giúp các em có niềm tin và hứng thú hơn trong q trình hình thành kinh nghiệm.

1.3.2. Vai trò của trải nghiệm

+ Khi tham gia trải nghiệm học sinh (HS) đƣợc sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi...) do vậy tăng khả năng lƣu giữ những điều đã học, tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng của ngƣời học. Bên cạnh đó, HS đƣợc nhìn thấy thành quả hoạt động của mình nên các em thấy hài lịng và tự hào hơn, do đó nâng cao hứng thú học tập.

+ Việc trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cƣờng sự tự tin; việc học cũng trở nên thú vị hơn với học sinh và việc dạy trở nên thú vị hơn với giáo viên.

+ Khi chủ động tham gia tích cực vào q trình học, HS đƣợc rèn luyện về tính kỷ luật.

+ HS đƣợc trải nghiệm trong thế giới thực: Học tập trải nghiệm lấy dữ liệu và khái niệm và biến chúng thành “thực” bằng cách áp dụng chúng vào các nhiệm vụ thực hành, với kết quả thực. Khi HS tƣơng tác với thơng tin, nó trở thành hiện thực đối với họ. Học tập trải nghiệm là cơ hội để ngƣời học áp dụng những gì họ đã đƣợc dạy để giải quyết các thách thức trong thế giới thực. Ngƣời học kiểm tra sự hiểu biết của họ về các nguyên tắc, quy trình và thủ tục cơ bản và có thể thử nghiệm và điều chỉnh thực hành của họ để đạt đƣợc kết quả tốt nhất.

+ Tạo cơ hội phát huy sự sáng tạo cho ngƣời học: Đề xuất đƣợc nhiều giải pháp giải quyết vấn đề trong đời sống thực, sẽ có cơ hội tốt hơn để học bài học đó khi đƣợc tiếp xúc với những trải nghiệm thực tế trong cuộc sống.

+ Thúc đẩy kĩ năng làm việc nhóm và giao tiếp: Hầu hết các hoạt động học tập trải nghiệm đều mang tính chất cộng đồng, với học sinh làm việc theo nhóm. Thơng qua trải nghiệm, HS học cách làm việc cùng nhau hiệu quả hơn, phát triển kế hoạch hành động và hình thành phẩm chất độc đáo của mỗi thành viên trong nhóm.

+ Định hƣớng nghề nghiệp: Nhiều hoạt động học tập trải nghiệm mang tính định hƣớng nghề nghiệp vì HS đƣợc khám phá trong “trong thế giới thực”. Thơng qua đó học sinh bắt đầu thể hiện niềm đam mê của bản thân, làm căn cứ định hƣớng nghề nghiệp trong tƣơng lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học khoa học lớp 5 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)