8. Cấu trúc luận văn
1.5.1. Đặc điểm tâm lý của học sinh cuối cấp tiểu học
HS ở lứa tuổi tiểu học là thực thể đang hình thành và phát triển cả về mặt sinh lý, tâm lý, xã hội các em đang từng bƣớc gia nhập vào xã hội thế giới của mọi mối quan hệ. Do đó, học sinh tiểu học chƣa đủ ý thức, chƣa đủ phẩm chất và năng lực nhƣ một công dân trong xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của ngƣời lớn, của gia đình, nhà trƣờng và xã hội.
HS tiểu học dễ thích nghi và tiếp nhận cái mới và luôn hƣớng tới tƣơng lai. Nhƣng cũng thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định chƣa đƣợc phát triển mạnh, tính hiếu động, dễ xúc động còn bộc lộ rõ nét. HS nhớ rất nhanh và quên cũng nhanh.
Đối với HS ở lứa tuổi tiểu học thì tri giác của học sinh tiểu học phản ánh những thuộc tính trực quan, cụ thể của sự vật, hiện tƣợng và xảy ra khi chúng trực tiếp tác động lên giác quan. Tri giác giúp cho các em định hƣớng nhanh chóng và chính xác hơn trong thế giới. Tri giác còn giúp điều chỉnh hoạt động một cách hợp lý. Trong sự phát triển tri giác của học sinh, giáo viên tiểu học có vai trò rất lớn trong việc chỉ dạy cách nhìn, hình thành kỹ năng nhìn cho học sinh, hƣớng dẫn các em biết xem xét, biết lắng nghe. Bên cạnh sự phát triển của tri giác, chú ý có chủ định của học sinh tiểu học còn yếu, khả năng điều chỉnh chú ý có ý chí chƣa mạnh. Vì vậy, việc sử dụng đồ dùng dạy học là phƣơng tiện quan trọng để tổ chức sự chú ý cho học sinh. Nhu cầu hứng thú có thể kích thích và duy trì chú ý không chủ định cho nên giáo viên cần tìm cách làm cho giờ học hấp dẫn để lôi cuốn sự chú ý của học sinh. Trí nhớ có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống và hoạt động của con ngƣời, nhờ có trí nhớ mà con ngƣời tích lũy vốn kinh nghiệm đó vận dụng vào cuộc sống.
Đối với học sinh tiểu học có trí nhớ trực quan - hình tƣợng phát triển chiếm ƣu thế hơn trí nhớ từ ngữ - logíc. Tƣ duy của trẻ em mới đến trƣờng là tƣ duy cụ thể, dựa vào những đặc điểm trực quan của đối tƣợng và hiện tƣợng cụ thể. Trong sự phát triển tƣ duy ở học sinh tiểu học, tính trực quan cụ thể vẫn còn thể hiện ở các lớp đầu cấp và sau đó chuyển dần sang tính khái quát ở các lớp cuối cấp. Trong quá trình dạy học và giáo dục, giáo viên cần nắm chắc đặc điểm này. Vì vậy, trong dạy học lớp ghép, giáo viên cần đảm bảo tính trực quan thể hiện qua dùng ngƣời thực, việc thực, qua dạy học hợp tác hành động để phát triển tƣ duy cho học sinh. Giáo viên cần hƣớng dẫn học sinh phát triển khả năng phân tích, tổng hợp, trừu tƣợng hóa, khái quát hóa, khả năng phán đoán và suy luận qua hoạt động với thầy, với bạn. Học sinh tiểu học thƣờng có nhiều nét tính cách tốt nhƣ hồn nhiên, ham hiểu biết, lòng thƣơng ngƣời, lòng vị tha. Giáo viên nên tận dụng đặc tính này để giáo dục học sinh của mình nhƣng cần phải đúng, phải chính xác, đi học đúng giờ, làm việc theo hƣớng dẫn của giáo viên trong môi trƣờng lớp ghép. Tình cảm là một mặt rất quan trọng trong
đời sống tâm lý, nhân cách của mỗi ngƣời. Đối với học sinh tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt vì nó là khâu trọng yếu gắn nhận thức với hoạt động của HS. Tình cảm tích cực sẽ kích thích HS nhận thức và thúc đẩy HS hoạt động. Tình cảm học sinh tiểu học đƣợc hình thành trong đời sống và trong quá trình học tập của các em. Vì vậy giáo viên dạy học lớp ghép cần quan tâm xây dựng môi trƣờng học tập nhằm tạo ra xúc cảm, tình cảm tích cực ở trẻ để kích thích trẻ tích cực trong học tập. Đặc điểm tâm lí của HS tiểu học thể hiện ở tƣ duy ngôn ngữ - logíc dừng lại ở mức độ trực quan cụ thể.
Việc học tập của các em còn bị chi phối bởi yếu tố gia đình, điều kiện địa lý và các yếu tố xã hội khác đòi hỏi nhà trƣờng, gia đình, xã hội cần có sự kết hợp chặt chẽ để tạo động lực học tập cho học sinh.