Quy trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học Khoa học lớp 5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học khoa học lớp 5 (Trang 54 - 56)

8. Cấu trúc luận văn

2.2. Quy trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học Khoa học lớp 5

2.2.1. Giai đoạn 1. Chuẩn bị

Bước 1. Xác định chủ đề dạy học trải nghiệm

Để xác định chủ đề trải nghiệm trƣớc hết cần nghiên cứu nội dung chƣơng trình giáo dục phổ thơng môn Khoa học 5, xác định các yêu cầu cần đạt phù hợp với việc tổ chức dạy học trải nghiệm, từ đó đề xuất chủ đề dạy học tƣơng ứng.

Bước 2. Xác định m c tiêu của chủ đề

Dựa vào yêu cầu cần đạt của chủ đề, xác định mục tiêu cụ thể về năng lực khoa học tự nhiên (năng lực nhận thức khoa học tự nhiên, năng lực tìm hiểu mơi trƣờng tự nhiên xung quanh, năng lực vận dụng kiến thức-kĩ năng), xác định năng lực chung và phẩm chất cần hình thành cho học sinh qua chủ đề.

Bước 3. Xác định nội dung tổ chức dạy học trải nghiệm

Trong mỗi bài học hoặc chủ đề sẽ có một số nội dung tƣơng ứng với các yêu cầu cần đạt. Tuy nhiên, không phải nội dung nào cũng phù hợp để trải nghiệm. Do vậy, cần lựa chọn nôi dung phù hợp để thiết kế hoạt động trải nghiệm.

Bước 4. Thiết kế hoạt động trải nghiệm

Hoạt động trải nghiệm sẽ đƣợc thực hiện theo tiến trình sau: 1/ Trải nghiệm cụ thể; 2/ Khám phá hình thành kiến thức mới; 3/ Thực hành, vận dụng.

+ Trải nghiệm cụ thể: HS tham gia quan sát trực tiếp sự vật, hiện tƣợng bằng

học sinh đƣợc cảm nhận và đối chiếu, phân tích đánh giá các sự vật hiện tƣợng, kết nối với vốn kinh nghiệm đã có của bản thân để tìm hiểu về sự vật, hiện tƣợng.

+ Khám phá hình thành kiến thức mới: Trên cơ sở cảm nhận riêng lẻ các sự vật, hiện tƣợng, học sinh phân tích, đối chiếu, so sánh, xác lập mối quan hệ giữa các sự vật hiện tƣợng để tìm ra đặc điểm, dấu hiệu bản chất của sự vật hiện tƣợng

+ Thực hành, vận dụng: HS nêu cách thức áp dụng những điều vừa mới học; giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.

Bước 5: Thiết kế các tiêu chí và bộ cơng c đánh giá

Môn Khoa học đƣợc đánh giá thƣờng xuyên bằng nhận xét, chú trọng đến đánh giá quá trình là chủ yếu. Nội dung đánh giá hƣớng đến đánh giá năng lực khoa học tự nhiên, đánh giá năng lực chung và phẩm chất của học sinh. Đối tƣợng tham gia đánh giá gồm: học sinh tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng và đánh giá của giáo viên.

2.2.2. Giai đoạn 2. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học Bước 1. Trải nghiệm c thể: Bước 1. Trải nghiệm c thể:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm gì?

- HS tham gia trải nghiệm cụ thể thơng qua q trình quan sát trực tiếp sự vật, hiện tƣợng; học sinh đƣợc thí nghiệm, điều tra ... Thơng qua q trình quan sát, cảm nhận và đối chiếu, phân tích đánh giá các sự vật hiện tƣợng, kết nối với vốn kinh nghiệm đã có của bản thân để tìm hiểu về sự vật, hiện tƣợng. Từ đó, ngƣời học tự mình suy nghĩ hoặc tranh luận với các HS khác về tính đúng đắn, tính hợp lý của sự việc. Trong mỗi bản thân HS sẽ xuất hiện các ý tƣởng, dự định về sự vật hiện tƣợng, tự phân tích các sự vật hiện tƣợng.

Bước 2. Phân tích, khám phá, rút ra kiến thức mới:

-Bằng việc sử dụng kết hợp nhiều phƣơng pháp và kỹ thuật dạy học khác nhau, giáo viên hỗ trợ HS tìm kiếm và làm sáng tỏ các kiến thức liên quan đến sản phẩm hoặc kết quả học tập. Thơng qua đó HS tiếp thu kiến thức mới và xây dựng quy trình luyện tập thực hành. HS miêu tả những điều đã trải nghiệm và phân tích những ý nghĩa của các trải nghiệm đó cho bản thân các em.

Bước 3. Thực hành, vận d ng: HS nêu cách thức áp dụng những điều vừa mới học; giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.

Bước 4. Đánh giá

Đánh giá quá trình và đánh giá dựa vào sản phẩm học tập của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học khoa học lớp 5 (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)