Kết quả định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học khoa học lớp 5 (Trang 73)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Kết quả định tính

Chúng tôi phân tích, đánh giá kết quả học tập của HS sau thực nghiệm thông qua quan sát quá trình học tập của HS; sử dụng phiếu hỏi và phỏng vấn GV dự giờ trong quá trình thực nghiệm về sự cần thiết, sự phù hợp, tính khả thi của quy trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học Khoa học 5. Ngoài ra chúng tôi còn đánh giá kết quả học tập của HS sau thực nghiệm bằng cách cho HS làm bài kiểm tra nhanh.

Nhƣ vậy, nội dung đánh giá về mặt định tính tập trung vào những mặt sau:

1/ Tính tích cực học tập của HS: Chú ý quan sát hoạt động dạy của GV và hoạt động học của bạn; Hăng hái xung phong phát biểu ý kiến; Phối hợp với bạn học để cùng xây dựng kế hoạch hoạt động, cùng tổ chức triển khai hoạt động và giải quyết vấn đề; Giúp đỡ, hỗ trợ, chia sẻ nguồn lực đối với bạn học để hoàn thành nhiệm vụ chung; Kiên trì trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập; Nỗ lực vƣợt khó để hoàn thành nhiệm vụ; Luôn quan tâm, lo lắng tới kết quả học tập; Thích thƣơng thuyết, trình bày ý tƣởng, quan điểm trong quá trình học tập; Nhận ra một số phẩm chất và năng lực nội sinh của bản thân; Tiếp nhận có chọn lọc những phản hồi về bản thân; Muốn thay đổi và hoàn thiện bản thân; Có suy nghĩ tích cực và chấp nhận sự khác biệt cá nhân.

2/ Thực hiện nhiệm vụ được giao:

Tự giác thu thập thông tin từ nhiều nguồn tƣ liệu khác nhau: Lời nói của GV, bạn học; kiến thức, kinh nghiệm của bản thân; sách giáo khoa và tài liệu tham khảo; thông tin trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng; nghiên cứu câu hỏi, bài tập đƣợc giao. Chủ động ghi chép khái quát hóa nội dung bài học và báo cáo những gì thu đƣợc thông qua học tập.

3/ Không khí lớp học: Sôi nổi/trầm lắng; Sôi nổi liên tục/nhất thời; Mức độ sôi nổi tăng/giảm; Tinh thần của HS thoải mái/căng thẳng, chán nản; Tƣ duy linh hoạt, mềm dẻo/cứng nhắc, trì trệ.

4/ Phẩm chất của HS có những biểu hiện phẩm chất chung của học sinh tiểu học mà thông qua môn Khoa học có thể hình thành đƣợc cho HS nhƣ sau:

BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHẨM CHẤT CỦA HỌC SINH

Biểu hiện phẩm chất HTT HT CHT

Yêu nước:

- Yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trƣờng, tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học ở quê hƣơng và đất nƣớc.

98% 2%

Nhân ái: Yêu quý mọi ngƣời -Yêu quý, trân trọng con ngƣời

100%

Chăm chỉ:

- Ham tìm hiểu, học hỏi.

- Tích cực vận dụng kiến thức kỹ năng học đƣợc vào đời sống hằng ngày.

95% 5%

Trung thực

- Trung thực trong ghi lại và trình bày kết quả quan sát đƣợc. - Trung thực khi báo cáo kết quả làm việc của bản thân, trong nhận xét việc làm và sản phẩm của ngƣời khác.

80% 20%

Trách nhiệm

- Có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trƣờng và phòng tránh dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. - Tự giác thực hiện rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khỏe, giữ an toàn cho bản thân và ngƣời khác.

- Có ý thức sử dụng tiết kiệm các đồ dùng, vật dụng và năng lƣợng trong cuộc sống;

- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ thực vật và động vật. Không đồng tình với những hành vi xâm hại thiên nhiên, săn bắt động vật quý hiếm

75% 20% 5%

Cho thấy phẩm chất chung của HS đều đạt tỉ lệ HTT khá cao trên 70%. Tuy nhiên, ý thức trách nhiệm và tính tự giác của HS còn ở mức CHT nhƣng không đáng kể có thể khắc phục đƣợc thông qua giáo dục.

5/ Năng lực chung

BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ QUAN SÁT NĂNG LỰC CHUNG

Biểu hiện năng lực chung Đạt Không đạt

- Tự phục vụ, chăm sóc sức khỏe bản thân nhƣ giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trƣờng; phòng một số bệnh về dinh dƣỡng và bệnh truyền nhiễm.

X

- Thực hiện những yêu cầu/ nhiệm vụ trong SGK; thực hiện quan sát, làm thí nghiệm đơn giản để giải thích một số sự vật, hiện tƣợng trong môi trƣờng tự nhiên.

X

- Tìm tòi thông tin từ các nguồn khác nhau để mở rộng hiểu biết, phát triển kĩ năng của bản thân. Vận dụng kiến thức, kỹ năng có đƣợc vào các tình huống thực tiễn

X

- Sử dụng đƣợc các phƣơng tiện giao tiếp bằng lời nói, chữ viết, hình vẽ, sơ đồ, biểu đồ đơn giản,… để trình bày ý kiến/ hiểu biết về thế giới tự nhiên trong môi trƣờng xung quanh.

X

- Biết chia sẻ thông tin, giúp đỡ bạn trong học tập; biết cách làm việc theo nhóm, hoàn thành nhiệm vụ của mình và giúp đỡ các thành viên khác cùng hoàn thành nhiệm vụ của nhóm, báo cáo đƣợc kết quả làm việc/ sản phẩm chung của nhóm.

X

- Phát hiện vấn đề thƣờng gặp trong môi trƣờng tự nhiên và nêu đƣợc các yếu tố khác nhau tác động tới sự vật, hiện tƣợng làm nảy sinh vấn đề đó

X

- Đặt đƣợc câu hỏi khi quan sát các sự vật hiện tƣợng xung quanh và

làm thí nghiệm X

- Đƣa ra dự đoán về kết quả thí nghiệm/ thực hành và nêu đƣợc cơ sở

để đƣa ra dự đoán X

- Thiết kế đƣợc phƣơng án thí nghiệm/ thực hành để kiểm tra dự đoán, hoặc tìm thông tin để giải thích, đƣa ra đƣợc các cách để giải quyết vấn đề.

- Lựa chọn cách giải quyết vấn đề và thực hiện đƣợc hoặc cách ứng xử phù hợp.

X

- Đƣa ra ý kiến/ bình luận theo các cách khác nhau về một số sự vật hiện tƣợng diễn ra trong môi trƣờng tự nhiên và xã hội xung quanh X - Trong quá trình tìm tòi, khám phá (ví dụ thí nghiệm, điều tra, ...) điều chỉnh, cải tiến cách làm hiện tại cho phù hợp hoặc đƣa ra cách làm mới; sáng tạo trong trình bày sản phẩm

Năng lực chung của HS đều đạt 100%. Cho thấy đƣợc biểu hiện của năng lực chung đạt tối đa.

6/ Năng lực khoa học tự nhiên

Môn Khoa học hình thành và phát triển ở học sinh năng lực khoa học tự nhiên, bao gồm các thành phần: nhận thức khoa học tự nhiên; tìm hiểu môi trƣờng tự nhiên xung quanh; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Biểu hiện HTT HT CHT

Kể tên, nêu, nhận biết đƣợc một số sự vật và hiện tƣợng đơn giản trong tự nhiên và đời sống, bao gồm một số vấn đề về chất, năng lƣợng, thực vật, động vật, nấm và vi khuẩn, con ngƣời và sức khoẻ, sinh vật và môi trƣờng.

70% 15% 15%

Trình bày đƣợc một số thuộc tính của một số sự vật và hiện

tƣợng đơn giản trong tự nhiên và đời sống. 75% 20% 5% Mô tả đƣợc sự vật và hiện tƣợng bằng các hình thức biểu đạt

nhƣ ngôn ngữ nói, viết, sơ đồ, biểu đồ. 67% 23% 10% So sánh, lựa chọn, phân loại đƣợc các sự vật và hiện tƣợng dựa

trên một số tiêu chí xác định. 64% 20% 16%

Giải thích đƣợc về mối quan hệ (ở mức độ đơn giản) giữa các

sự vật và hiện tƣợng (nhân quả, cấu tạo - chức năng,... 50% 30% 20% Quan sát và đặt đƣợc câu hỏi về sự vật, hiện tƣợng, mối quan hệ

trong tự nhiên, về thế giới sinh vật bao gồm con ngƣời và vấn đề sức khoẻ.

68% 21% 11%

Đƣa ra dự đoán về sự vật, hiện tƣợng, mối quan hệ giữa các sự

vật, hiện tƣợng (nhân quả, cấu tạo - chức năng,...). 60% 20% 20% Đề xuất đƣợc phƣơng án kiểm tra dự đoán 40% 30% 30% Thu thập đƣợc các thông tin về sự vật, hiện tƣợng, mối quan hệ

trong tự nhiên và sức khoẻ bằng nhiều cách khác nhau (quan sát các sự vật và hiện tƣợng xung quanh, đọc tài liệu, hỏi ngƣời lớn, tìm trên Internet,...)

Biểu hiện HTT HT CHT

Sử dụng đƣợc các thiết bị đơn giản để quan sát, thực hành, làm thí nghiệm tìm hiểu những sự vật, hiện tƣợng, mối quan hệ trong tự nhiên và ghi lại các dữ liệu đơn giản từ quan sát, thí nghiệm, thực hành,...

57% 33% 10%

Từ kết quả quan sát, thí nghiệm, thực hành,... rút ra đƣợc nhận xét,

kết luận về đặc điểm và mối quan hệ giữa sự vật, hiện tƣợng 80% 15% 5% Giải thích đƣợc một số sự vật, hiện tƣợng và mối quan hệ trong

tự nhiên, về thế giới sinh vật, bao gồm con ngƣời và các biện pháp giữ gìn sức khoẻ

90% 10%

Giải quyết đƣợc một số vấn đề thực tiễn đơn giản trong đó vận dụng kiến thức khoa học và kiến thức kĩ năng từ các môn học khác có liên quan

59% 11% 30%

Phân tích tình huống, từ đó đƣa ra đƣợc cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống có liên quan đến sức khoẻ của bản thân, gia đình, cộng đồng và môi trƣờng tự nhiên xung quanh; trao đổi, chia sẻ, vận động những ngƣời xung quanh cùng thực hiện.

50% 25% 25%

Nhận xét, đánh giá đƣợc phƣơng án giải quyết và cách ứng xử

trong các tình huống gắn với đời sống 60% 20% 20%

3.2.2. Kết quả định lượng

* Kết quả trước thực nghiệm

Trƣớc khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi tiến hành quan sát và cho HS làm bài kiểm tra nhanh trên cả 2 nhóm (nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng) để xác định đƣợc nhóm đối tƣợng nghiên cứu có trình độ và năng lực tƣơng đƣơng nhau.

Đề kiểm tra (PHỤ LỤC 2) Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 3.2. Bảng đánh giá kết quả trƣớc thực nghiệm

Điểm Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 3 0 0.00 0 0.00 4 3 6.06 3 5.61 5 4 10.10 4 9.35 6 15 45.45 13 36.45 7 6 21.21 9 29.44 8 2 8.08 4 14.95 9 2 9.09 1 4.21 10 0 0.00 0 0.00 Tổng số bài 32 100 34 100 Điểm trung bình 6.19 6.29

Từ kiểm tra kết hợp với quan sát trong quá trình dạy tôi thấy:

Thông qua biểu đồ, dễ dàng nhận thấy kết quả kiểm tra cho thấy học sinh ở lớp thực nghiệm và đối chứng đạt điểm tƣơng đƣơng nhau. Điểm trung bình của 2 lớp tƣơng đƣơng nhau lần lƣợt là 6.19 và 6.29. Vì vậy ta có thể thấy rằng học sinh lớp thực nghiệm và đối chứng có đặc điểm, điều kiện tƣơng đƣơng nhau về học lực.

* Kết quả sau thực nghiệm

Ngay sau khi tiến hành xong các bài dạy, chúng tôi đã tổ chức kiểm tra các năng lực chung, năng lực khoa học và kiến thức, kĩ năng của học sinh ngay tại lớp. Thời gian của mỗi bài kiểm tra kéo dài từ 15 phút đến 20 phút. Nội dung kiểm tra là giống nhau ở cả 2 lớp. (Phụ lục 1.2)

Chất lƣợng bài kiểm tra sau thực nghiệm đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.3. Bảng đánh giá kết quả sau thực nghiệm

Điểm Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) 3 0 0.00 0 0.00 4 0 0.00 2 3.70 5 2 3.88 6 13.89 6 3 6.98 14 38.89 7 6 16.28 4 12.96 8 7 21.71 6 22.22 9 8 27.91 2 8.33 10 6 23.26 0 0.00 Tổng số bài 32 100.00 34 100 Điểm trung bình 8.06 6.35

Nhƣ vậy, sau khi thiết kế và sử dụng dạy học trải nghiệm trong môn Khoa học lớp 5:

Kết quả thể hiện trong bảng trên cho thấy, ở hai lớp thực nghiệm, sau khi áp dụng học trải nghiệm, kết quả bài kiểm tra đã có sự thay đổi rõ rệt. Những bài đạt kết quả chƣa hoàn thành đã giảm xuống đáng kể. Số lƣợng bài đạt mức hoàn thành tốt tăng cao. Cụ thể:

Ở lớp 5A, chúng tôi nhận thấy kết quả sau thực nghiệm số bài kiểm tra đạt mức hoàn thành tốt là 52.17%, tăng 42,08% so với trƣớc thực nghiệm ( 9,09%). Đặc biệt, số bài đạt kết quả chƣa hoàn thành đã giảm mạnh (từ 3.6% xuống còn 0%).

Số bài hoàn thành giảm xuống sau quá trình thực nghiệm không phải là điều đáng lo, bởi sau khi rà soát lại các bài kiểm tra, chúng tôi nhận thấy rất nhiều em trƣớc thực nghiệm kết quả bài kiểm tra ở mức hoàn thành nhƣng sau thực nghiệm đã đạt hoàn thành tốt.

Ở lớp đối chứng, vẫn còn 2 học sinh ở mức chƣa hoàn thành, đa số học sinh chỉ đạt mức hoàn thành, số lƣợng học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ rất ít, không có học sinh nào đạt điểm 10. Điều này cho thấy rằng phƣơng pháp dạy học truyền thống chƣa đáp ứng hết đƣợc các nhu cầu của dạy học hiện đại, còn mang tính thụ động đối với học sinh. Học sinh chƣa thực sự làm chủ tri thức, phát triển năng lực của bản thân.

Còn dạy học trải nghiệm mang lại hiệu quả rõ rệt. Giúp học sinh học tập một cách tích cực, chủ động sáng tạo, phát triển toàn diện các năng lực cho học sinh.

Kết quả thể hiện trong bảng trên cho thấy, ở hai lớp thực nghiệm, sau khi áp dụng tiết dạy có dạy theo trải nghiệm, kết quả bài kiểm tra đã có sự thay đổi rõ rệt. Những bài đạt kết quả chƣa hoàn thành đã giảm xuống đáng kể. Số lƣợng bài đạt mức hoàn thành tốt tăng cao. Cụ thể:

3.3. Nhận xét chung

Qua thực tế quan sát, kiểm tra tôi thấy giờ học của nhóm thực nghiệm luôn sôi nổi, học sinh hứng thú, say mê hoạt động, thể hiện những hiểu biết sáng tạo của mình, hào hứng học tập và quan trọng hơn các em có niềm tin vào năng lực của bản thân. Ngƣợc lại với nhóm đối chứng sự tích cực, sáng tạo của học sinh chƣa đƣợc phát huy triệt để.

Sau khi thực nghiệm, kết quả thực nghiệm đã nói lên hiệu quả của việc dạy học môn khoa học ở lớp 5 theo hƣớng trải nghiệm. Nhƣ vậy có thể khẳng định tính đúng đắn, thực tế trong đề tài nghiên cứu của tôi.

Mặc dù việc thực nghiệm chỉ đƣợc tiến hành trên 4 lớp tại hai ngôi trƣờng khác nhau, do nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động nên nội dung thực nghiệm chƣa nhiều và thời gian thực nghiệm cũng không dài , song sau khi tiến hành việc phân tích kết quả thực nghiệm trên nhiều phƣơng diện, chúng tôi rút ra một số nhận xét nhƣ sau:

Về phía học sinh:

- Trên cả hai lớp thực nghiệm: Lớp 5A - Trƣờng tiểu học Hoàng Văn Thụ; Lớp 5A Trƣờng tiểu học Túc Duyên đều cho kết quả bài kiểm tra sau thực nghiệm cao hơn đáng kể so với trƣớc thực nghiệm và so với 2 lớp đối chứng (Lớp 5B - Trƣờng tiểu học Hoàng Văn Thụ và lớp 5B - Trƣờng tiểu học Túc Duyên)

 So với 2 lớp đối chứng, ở 2 lớp thực nghiệm các em có hứng thú, tập trung trong tiết học hơn; Sau khi thực hành các em phát biểu trả lời các câu hỏi và giải quyết vấn đề mà video đề cập tới hăng hái hơn.

 Các kĩ năng giao tiếp; thuyết trình; làm việc nhóm; giải quyết vấn đề … của học sinh có cơ hội đƣợc hình thành, luyện tập và củng cố nhiều hơn trong tiết học thực nghiệm so với các tiết học đối chứng.

 Bên cạnh đó, chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra học sinh (Phụ lục ) để biết đƣợc hứng thú của các em đối với dạy học trải nghiệm. Sau khi tổng hợp ý kiến của học sinh, chúng tôi cũng thu đƣợc những tín hiệu rất khả quan, cụ thể đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.4. Thái độ của học sinh sau thực nghiệm đối với dạy học trải nghiệm

Thái độ Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Số lƣợng % Số lƣợng %

Không thích 0 0 0 0

Bình thƣờng 0 0 2 6.25

Thích 4 11.76 20 62.5

Rất thích 30 88.24 10 31.25

Bảng số liệu trên cho thấy, Ở lớp đối chứng, do không dạy trải nghiệm nên đa số các em có thái độ bình thƣờng hoặc thích bởi các em chƣa thấy đƣợc sự hấp dẫn của các video tình huống. Ở lớp thực nghiệm, do đƣợc trực tiếp xem các tình huống nên sau tiết học thực nghiệm phần lớn các học sinh đều rất thích. Thái độ rất thích chiếm 88.24%. Điều này đã phần nào cho thấy vai trò quan trọng của dạy học trải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học khoa học lớp 5 (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)