8. Cấu trúc luận văn
1.3.2. Vai trò của trải nghiệm
+ Khi tham gia trải nghiệm học sinh (HS) đƣợc sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi...) do vậy tăng khả năng lƣu giữ những điều đã học, tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng của ngƣời học. Bên cạnh đó, HS đƣợc nhìn thấy thành quả hoạt động của mình nên các em thấy hài lòng và tự hào hơn, do đó nâng cao hứng thú học tập.
+ Việc trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cƣờng sự tự tin; việc học cũng trở nên thú vị hơn với học sinh và việc dạy trở nên thú vị hơn với giáo viên.
+ Khi chủ động tham gia tích cực vào quá trình học, HS đƣợc rèn luyện về tính kỷ luật.
+ HS đƣợc trải nghiệm trong thế giới thực: Học tập trải nghiệm lấy dữ liệu và khái niệm và biến chúng thành “thực” bằng cách áp dụng chúng vào các nhiệm vụ thực hành, với kết quả thực. Khi HS tƣơng tác với thông tin, nó trở thành hiện thực đối với họ. Học tập trải nghiệm là cơ hội để ngƣời học áp dụng những gì họ đã đƣợc dạy để giải quyết các thách thức trong thế giới thực. Ngƣời học kiểm tra sự hiểu biết của họ về các nguyên tắc, quy trình và thủ tục cơ bản và có thể thử nghiệm và điều chỉnh thực hành của họ để đạt đƣợc kết quả tốt nhất.
+ Tạo cơ hội phát huy sự sáng tạo cho ngƣời học: Đề xuất đƣợc nhiều giải pháp giải quyết vấn đề trong đời sống thực, sẽ có cơ hội tốt hơn để học bài học đó khi đƣợc tiếp xúc với những trải nghiệm thực tế trong cuộc sống.
+ Thúc đẩy kĩ năng làm việc nhóm và giao tiếp: Hầu hết các hoạt động học tập trải nghiệm đều mang tính chất cộng đồng, với học sinh làm việc theo nhóm. Thông qua trải nghiệm, HS học cách làm việc cùng nhau hiệu quả hơn, phát triển kế hoạch hành động và hình thành phẩm chất độc đáo của mỗi thành viên trong nhóm.
+ Định hƣớng nghề nghiệp: Nhiều hoạt động học tập trải nghiệm mang tính định hƣớng nghề nghiệp vì HS đƣợc khám phá trong “trong thế giới thực”. Thông qua đó học sinh bắt đầu thể hiện niềm đam mê của bản thân, làm căn cứ định hƣớng nghề nghiệp trong tƣơng lai