Giải pháp khắc phục nhƣợc điểm của công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 91 - 95)

Thành lập bộ phận hậu kiểm của bộ phận tín dụng tại chi nhánh

Hiện nay, tại VietinBank có bộ phận hậu kiểm dành cho các mảng kế toán, thẻ nhƣng chƣa có bộ phận hậu kiểm dành cho mảng tín dụng. Trong khi mảng tín dụng mang lại nhiều lợi nhuận nhất nhƣng cũng chứa đựng nhiều rủi ro nhất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Thiết nghĩ, tại mỗi chi nhánh sẽ thành lập bộ phận hậu kiểm để kiểm soát lại việc thực hiện của cán bộ nghiệp vụ không chỉ mảng kế toán mà còn mảng tín dụng, tài trợ thƣơng mại… để đảm bảo tính chính xác cho từng giao dịch và phản ánh đúng kết quả kinh doanh của chi nhánh.

Hàng ngày, bộ phận hậu kiểm có nhiệm vụ kiểm soát lại toàn bộ chứng từ, hồ sơ vay,… của các bộ phận nghiệp vụ thực hiện vào ngày làm việc hôm trƣớc. Bộ phận hậu kiểm sẽ đối chiếu chứng từ giấy và kết quả thực hiện trên máy của từng giao dịch thông qua các báo cáo tại chi nhánh. Các cán bộ phòng hậu kiểm sẽ đƣợc cấp mã sử dụng để truy cập vào hệ thống FTP để có thể vấn tin các tài khoản chi tiết, lãi suất mua bán vốn đã thực hiện trên hệ thống Incas, lãi suất mua bán vốn FTP với hội sở chính,… Nếu có sai sót, cán bộ hậu kiểm sẽ đề nghị cán bộ nghiệp vụ làm tờ trình điều chỉnh với hội sở chính và thực hiện điều chỉnh thủ công.

Thành lập bộ phận hậu kiểm, kiểm soát sau tại chi nhánh cho tất cả các bộ phận nghiệp vụ nhằm hạn chế rủi ro do chủ quan của các cán bộ phòng nghiệp vụ. Đồng thời góp phần đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh của chi nhánh

Xây dựng hệ thống công nghệ hiện đại

Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại là yếu tố then chốt, hỗ trợ mọi hoạt động phát triển kinh doanh của ngân hàng. Với hệ thống công nghệ mạnh, hiện đại sẽ xây dựng đƣợc hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ khớp kỳ hạn FTP mạnh, tăng lƣợng cán bộ truy cập hệ thống nhằm hỗ trợ đắc lực cho các cán bộ trong việc dự tính giá mua bán vốn cũng nhƣ kiểm soát lại các giao dịch đã thực hiện.

Với nền tảng công nghệ thông tin mạnh, hiện đại sẽ giúp ngân hàng mở rộng, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ với nhiều kỳ hạn giao dịch khác nhau nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đồng thời, hạn chế đƣợc tình trạng điều chỉnh thủ công cũng nhƣ hạn chế những rủi ro tác nghiệp cho các cán bộ nghiệp vụ tại chi nhánh cũng nhƣ tại hội sở chính.

Hiện nay, bên cạnh các báo cáo đƣợc xuất ra từ hệ thống FTP, để tăng tính linh hoạt và giảm tải dung lƣợng đƣờng truyền khi chi nhánh kết xuất báo cáo, hội sở chính sẽ gửi hai báo cáo có dung lƣợng lớn nhất là “Các khoản tiền gửi còn hiệu lực” và “Các khoản cho vay còn hiệu lực” qua cổng nội bộ hàng ngày sau khi hệ thống FTP mở cửa. Nhƣ vậy, với hệ thống công nghệ mạnh thì hệ thống FTP có thể xuất đƣợc tất cả các báo cáo tại mỗi chi nhánh mà không cần hội sở chính phải gửi vào hàng ngày cho chi nhánh.

Sản phẩm tiền gửi đầu tƣ linh hoạt dành cho cá nhân và tổ chức

Hiện nay, VietinBank mới đƣa ra sản phẩm tiền gửi đầu tƣ linh hoạt dành cho khách hàng là các tổ chức

Mô tả sản phẩm: Sản phẩm tiền gửi đầu tƣ linh hoạt là hình thức gửi tiền có kỳ hạn dành cho khách hàng là các tổ chức, theo đó khách hàng có thể thỏa thuận lãi suất với ngân hàng và lựa chọn kỳ hạn gửi theo ngày phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn nhằm tối đa lợi ích cho khoảng thời gian vốn nhàn rỗi. Nhƣ vậy, sản phẩm tiền gửi đầu tƣ linh hoạt sẽ giải quyết đƣợc vấn đề đa dạng trong kỳ hạn gửi của khách hàng.

Đối với sản phẩm tiền gửi đầu tƣ linh hoạt, sẽ đƣợc hạch toán giống nhƣ đối với hƣớng dẫn hạch toán tiền gửi kỳ hạn lẻ ngày dành cho định chế tài chính (đã phân tích ở chƣơng 2). Khi đến hạn, chi nhánh vẫn thực hiện tất toán tài khoản và tính thủ công số tiền lãi đƣợc hƣởng theo số ngày thực tế của kỳ hạn gửi và thanh toán cho khách hàng. Nhƣng sẽ giảm bớt khâu thủ tục xin ý kiến Tổng Giám Đốc trƣớc khi mở tài khoản cho khách hàng vì đây là sản phẩm chung đã đƣợc Tổng Giám Đốc thông qua.

Tuy nhiên, hiện nay sản phẩm tiền gửi đầu tƣ linh hoạt chỉ dành cho khách hàng là tổ chức. Thiết nghĩ, nên mở rộng đối tƣợng khách hàng đối với nhóm khách hàng cá nhân để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhóm khách hàng này.

Ngoài ra, việc hạch toán sản phẩm tiền gửi đầu tƣ linh hoạt nhƣ hiện nay thì chi nhánh vẫn phải tính toán lãi thủ công cho khách hàng. Theo ý kiến chủ quan, do hiện nay hệ thống không có đủ mã sản phẩm cho các kỳ hạn lẻ ngày, do đó có thể chia các kỳ hạn lẻ ngày theo tuần rồi cộng thêm biên độ ngày.

Ví dụ: Khách hàng A có nhu cầu gửi 10 tỷ đồng kỳ hạn 33 ngày tại chi nhánh A. Chi nhánh đồng ý trả cho khách hàng lãi suất 14%/năm. Giá mua vốn FTP là 16,90%/năm. Chi nhánh sẽ hạch toán khoản tiền gửi này trong hệ thống Incas bằng cách chọn sản phẩm có kỳ hạn tuần nhỏ hơn và gần nhất là 4 tuần (28 ngày) và cộng biên độ ngày là 5 ngày. Hệ thống FTP sẽ tính giá mua vốn cho kỳ hạn 28 ngày dựa trên lãi suất mua vốn FTP của các kỳ hạn gần nhất.

Khi đến hạn hợp đồng, tức là 33 ngày kể từ ngày khách hàng gửi tiền, thu nhập lãi ròng của chi nhánh sẽ bằng: 10 tỷ đồng * (16.90% - 14%)/360*33. Đồng thời, chi nhánh không cần phải tính lãi thủ công cho khách hàng. Hệ thống Incas sẽ tự động trả lãi cho khách hàng khi đến hạn hợp đồng theo đúng kỳ hạn đã chọn.

Thành lập chi nhánh đầu mối tiền mặt cho mỗi tỉnh, thành phố

Hiện nay, NHTMCP Công Thƣơng Việt Nam có thành lập chi nhánh đầu mối ngoại tệ cho từng khu vực nhƣng lại chƣa có chi nhánh đầu mối đối với đồng bản tệ. Việc thành lập chi nhánh đầu mối tiền mặt sẽ giải quyết đƣợc phần nào khó khăn về hạn mức tồn quỹ tại chi nhánh.

Việc lựa chọn chi nhánh đầu mối tiền mặt phải là chi nhánh có vị trí địa lý thuận lợi gần ngân hàng nhà nƣớc địa phƣơng và là chi nhánh có đủ tiềm lực về nguồn nhân lực và cơ sở vật chất.

Các chi nhánh thành viên sẽ tập trung nộp hoặc rút tiền mặt khi có nhu cầu tại chi nhánh đầu mối. Khi có nhu cầu nộp hoặc rút tiền mặt, các chi nhánh sẽ thông báo về chi nhánh đầu mối để chi nhánh đầu mối chuẩn bị. Nhƣ vậy sẽ tập trung luân chuyển đƣợc nguồn tiền mặt giữa các chi nhánh từ chi nhánh thừa quỹ tiền mặt đến chi nhánh thiếu quỹ tiền mặt. Bên cạnh đó với vị trí thuận lợi gần NHNN địa phƣơng, chi nhánh đầu mối sẽ thuận lợi và chủ động hơn trong việc điều vốn và tiếp vốn với hội sở chính tại tài khoản mở tại NHNN khi cần thiết.

Việc để tồn quỹ tiền mặt hợp lý rất quan trọng ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Tồn quỹ tiền mặt quá lớn sẽ giảm hiệu quả kinh doanh nhƣng nếu tồn quỹ quá ít sẽ không đáp ứng đƣợc nhu cầu thanh khoản. Do đó, hội sở chính vẫn quy định hạn mức tồn quỹ tại các chi nhánh thành viên và vẫn tính phí phạt nếu để vƣợt hạn mức tồn quỹ quy định. Các chi nhánh thành viên phải cân đối quỹ tiền mặt hợp lý và điều chuyển nộp về chi nhánh đầu mối khi vƣợt hạn mức.

Đối với chi nhánh đầu mối, trong giai đoạn đầu triển khai, hội sở chính chƣa nên quy định hạn mức tồn quỹ và tính phí phạt đối với chi nhánh đầu mối. Giai đoạn sau, khi đã tính toán đƣợc hạn mức tồn quỹ hợp lý của chi nhánh đầu mối, hội sở chính sẽ tính phí phạt nếu vƣợt hạn mức nhƣng đồng thời cũng sẽ thƣởng nếu chi nhánh đầu mối cân đối quỹ tiền mặt đúng quy định. Điều này sẽ khích lệ cho chi nhánh đầu mối trong việc cân đối quỹ tiền mặt tại chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)