Sau hơn một năm nghiên cứu và xây dựng, công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ khớp kỳ hạn FTP đã chính thức triển khai trên toàn hệ thống VietinBank từ đầu tháng 4 năm 2011. Giai đoạn 1 sẽ tiến hành mua bán vốn khớp giao dịch cho hai mảng huy động vốn và cho vay. Có thể nói, công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ khớp kỳ hạn FTP đi vào vận hành đã hỗ trợ có hiệu quả và tăng cƣờng công tác quản trị, điều hành vốn và phân tích thông tin của VietinBank, cụ thể:
Là công cụ mạnh linh hoạt trong công tác quản lý rủi ro lãi suất, thanh khoản:
Công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ khớp kỳ hạn FTP cho phép mua bán vốn khớp kỳ hạn và tính chất của từng giao dịch (sản phẩm, loại hình lãi suất, đối tƣợng khách hàng) để ngƣời quản lý có thể linh hoạt trong chính sách lãi suất và đƣa ra các định hƣớng về kỳ hạn cho toàn hệ thống. Đồng thời, việc áp dụng công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ khớp kỳ hạn FTP sẽ tập trung rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất về hội sở chính. Việc tách rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản và rủi ro kỳ hạn ra khỏi hoạt động của các chi nhánh, tập trung việc quản trị rủi ro vào một bộ phận chuyên môn tại hội sở chính góp phần đánh giá đúng hiệu quả của từng chi nhánh, đồng thời nâng cao hiệu quả trong quản lý rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá, rủi ro giá trị thị trƣờng khác… đối với toàn bộ ngân hàng và hạn chế chi phí kinh doanh cho ngân hàng. Đây cũng là công cụ hữu hiệu để hội sở chính định hƣớng và điều tiết các chi nhánh trong việc huy động và sử dụng vốn, tạo động lực kinh tế để kiểm soát chặt chẽ chất lƣợng tín dụng tại chi nhánh.
Các chi nhánh không thể mua-bán vốn bên ngoài trung tâm:
Các chi nhánh phải đóng tài khoản mở tại các tổ chức tín dụng khác, tập trung mua - bán vốn về hội sở chính, từ đó luân chuyển vốn giữa các chi nhánh, giúp tận dụng nguồn vốn trong hệ thống với chi phí thấp, thời gian luân chuyển, huy động nhanh. Các chi nhánh chỉ là nơi tiếp xúc khách hàng, tập trung nguồn lực để phục vụ và thu hút khách hàng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mà không cần quan tâm đến việc cân đối vốn.
Tạo động lực và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho chi nhánh:
Việc thay đổi lãi suất điều hoà vốn chỉ ảnh hƣởng đến các khoản tiền gửi, cho vay mới phát sinh hoặc đến kỳ điều chỉnh lãi suất. Vì vậy đã giảm thiểu rủi ro lãi suất cho các đơn vị kinh doanh và không làm ảnh hƣởng ngay đến kết quả kinh doanh của chi nhánh nhƣ dƣới thời áp dụng công cụ tính lãi điều hòa một giá. Bên cạnh đó, các khoản vay lãi suất thấp trƣớc đây, theo cơ chế FTP mới đƣợc chi nhánh nhận thức rõ ràng và có động lực đàm phán tăng lãi suất cho vay đảm bảo hiệu quả chung của chi nhánh và toàn hệ thống. Điều này giúp tạo động lực cho chi nhánh mở rộng kinh doanh, nâng cao hiệu quả đảm bảo phát triển theo đúng định hƣớng của ban lãnh đạo VietinBank đề ra.
Thông tin báo cáo quản trị kịp thời:
Hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP với trang web FTP nội bộ cung cấp các báo cáo về cho vay, tiền gửi, lợi nhuận của đơn vị kinh doanh hàng ngày, giúp cho thông tin đến các lãnh đạo đơn vị kịp thời hơn, giảm thiểu thời gian thủ công tạo báo cáo, hạch toán… tại chi nhánh, tiết kiệm thời gian dành cho việc phân tích và đề ra chiến lƣợc kinh doanh, quan hệ khách hàng.
Chế độ báo cáo tức thời cũng giúp các chi nhánh đánh giá đƣợc tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh để nhanh chóng đề ra các biện pháp xử lý phù hợp với tình hình hoạt động của chi nhánh.
Ngoài ra, hệ thống FTP còn cung cấp nhiều chức năng nhƣ dự tính và vấn tin giá mua bán vốn của các khoản tiền gửi tiền vay của khách hàng, giúp các cán bộ tác nghiệp tại chi nhánh có thông tin về mua bán vốn của giao dịch trƣớc khi thực hiện giao dịch, nhằm đƣa ra quyết định tốt nhất.
Giảm bớt khối lƣợng công việc thủ công và rủi ro tác nghiệp tại chi nhánh:
Chƣơng trình mua bán vốn FTP đƣợc vận hành tự động nên toàn bộ khối lƣợng công việc tính toán lãi điều hòa thủ công trƣớc đây tại chi nhánh đƣợc thay thế bằng chƣơng trình tính toán và hạch toán tự động. Nhờ đó giảm bớt khối lƣợng công việc tính toán thủ công tại chi nhánh và các rủi ro tác nghiệp trong quá trình tính toán đƣợc hạn chế tối đa. Giảm bớt nguồn nhân lực tính toán cân đối vốn tại chi nhánh, thay vào đó nguồn nhân lực này sẽ đƣợc tăng cƣờng vào việc tập trung chuyên môn phục vụ, chăm sóc và tiếp thị khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
Phân tích hiệu quả bộ phận kinh doanh từ đó tạo động lực để phân bổ nguồn lực phục vụ bộ phận khách hàng hợp lý:
Ban lãnh đạo ngân hàng không thể ra các quyết định phân bổ nguồn lực phù hợp nếu không nắm bắt đƣợc khả năng sinh lời của các mảng hoạt động (hoạt động bán buôn, hoạt động bán lẻ,…), của các khách hàng và của các sản phẩm. Ngân hàng cần ƣu tiên tiếp thị chăm sóc khách hàng dựa trên lợi nhuận mà mỗi khách hàng mang lại cho ngân hàng chứ không đơn thuần dựa trên độ lớn dƣ nợ tín dụng hoặc số dƣ tiền gửi của khách hàng.
Tại hầu hết các ngân hàng đều xảy ra hiện tƣợng là báo cáo doanh số và lợi nhuận của bộ phận khách hàng doanh nghiệp đều cao hơn bộ phận khách hàng cá nhân. Do một dự án tín dụng của một khách hàng doanh nghiệp có thể lên đến vài trăm tỷ đồng. Trong khi đó, hoạt động tín dụng cá nhân thƣờng ở mức vài tỷ đồng. Và nhƣ vậy, hầu nhƣ các ngân hàng tập trung nguồn lực chủ yếu phục vụ khu vực khách hàng doanh nghiệp, trong khi khu vục khách hàng cá nhân lại không đƣợc chú trọng.
Bảng 2.3: Phân tích hiệu quả HĐKD không có định giá chuyển vốn nội bộ FTP Đơn vị tính: tỷ đồng Mục Khách hàng doanh nghiệp LS áp dụng cho KH doanh nghiệp (%) Khách hàng cá nhân LS áp dụng cho KH cá nhân (%) Tổng cộng trong NH Tài sản có
Cho vay thƣơng mại 80.000 10 - 80.000
Cho vay tiêu dùng - 40.000 14 40.000
Tổng tài sản có 80.000 40.000 120.000
Tài sản Nợ
Tiền gửi không kỳ hạn 50.000 0 50.000
Tiền gửi có kỳ hạn - 70.000 5 70.000
Tổng tài sản nợ 50.000 120.000
Thu nhập từ lãi 8.000 5.600 13.600
Chi phí lãi (3.500) (3.500)
Thu nhập thuần từ lãi 8.000 2.100 10.100
Nguồn: Tạp chí ngân hàng [8]
Các giả định mang tính tổng quát cho mô hình:
Ngân hàng chỉ có hai bộ phận kinh doanh là khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Khách hàng doanh nghiệp chỉ gửi tiền gửi không kỳ hạn; khách hàng cá nhân chỉ gửi tiền gửi tiết kiệm (có kỳ hạn).
Mô hình này không tính đến các yếu tố rủi ro và mặc định nếu có thì đã đƣợc phản ánh vào lãi suất.
Cả hai đối tƣợng khách hàng đều vay vốn kinh doanh. Vì khách hàng doanh nghiệp có xu hƣớng vay vốn thƣơng mại ngắn hạn nên: số dƣ lớn hơn và lãi suất thấp hơn các khoản cho vay tiêu dùng.
Kết luận: Bộ phận khách hàng doanh nghiệp làm ra tuyệt đối nhiều lợi nhuận
hơn bộ phận khách hàng cá nhân. Do vậy, ngân hàng cần tập trung nguồn lực cho bộ phận khách hàng doanh nghiệp.
Bảng 2.4: Phân tích hiệu quả HĐKD có định giá chuyển vốn nội bộ FTP Đơn vị tính: tỷ đồng Mục Khách hàng doanh nghiệp Lãi suất FTP (%) Khách hàng cá nhân Lãi suất FTP (%) Ngân quỹ nội bộ Tổng cộng trong NH Thu nhập từ lãi 8.000 10 5.600 14 13.600 Chi phí nhận vốn FTP (6.400) 8 (2.800) 7 9.200 - (Chênh lệch) 1.600 2.800 9.200 13.600 Chi phí lãi - 0 (3.500) 5 (3.500) Thu nhập chuyển vốn FTP 3.000 6 4.550 6.5 (7.550) - (Chênh lệch) 3.000 1.050 (7.550) (3.500) Lãi thuần 4.600 3.850 1.650 10.100 Nguồn: Tạp chí ngân hàng [8]
Các giả định mang tính tổng quát cho mô hình:
Toàn bộ tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng doanh nghiệp và tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng cá nhân đều phải chuyển về bộ phận ngân quỹ nội bộ. Khi chuyển về, bộ phận ngân quỹ nội bộ sẽ phải trả lãi cho bộ phận khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân.
Tỷ suất FTP đảm bảo thấp hơn lãi suất cho tín dụng và cao hơn lãi suất tiền gửi. Đƣờng cong tỷ suất FTP là đƣờng cong phụ thuộc vào kỳ hạn.
Kết luận:
Lợi nhuận bộ phận khách hàng doanh nghiệp làm ra không chênh lệch nhiều so với lợi nhuận bộ phận khách hàng cá nhân làm ra. Do vậy, quyết định phân bổ nguồn lực phải tƣơng ứng.
Tổng lợi nhuận của ngân hàng không thay đổi nhƣng bộ phận ngân quỹ nội bộ cũng là bộ phận tạo ra lợi nhuận do thực hiện nghiệp vụ quản lý rủi ro lãi suất.
Rủi ro lãi suất đƣợc chuyển từ bộ phận không có chuyên môn quản lý rủi ro lãi suất là khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân sang bộ phận chuyên nghiệp là ngân quỹ nội bộ.
Tài sản có – tài sản nợ đƣợc quản lý tập trung
Nhƣ vậy, theo phân tích khi áp dụng công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ khớp kỳ hạn FTP thì lợi nhuận bộ phận khách hàng doanh nghiệp làm ra không chênh lệch nhiều so với lợi nhuận bộ phận khách hàng cá nhân làm ra. Do đó, đây là công cụ mạnh giúp các chi nhánh ngân hàng phân tích hiệu quả kinh doanh của từng bộ phận khách hàng mang lại và có kế hoạch phân bổ nguồn lực tƣơng ứng.
Ngoài ra, công cụ định giá FTP còn là cơ sơ để xác định giá thành thực tế của từng sản phẩm dịch vụ, tính toán mức đóng góp của từng sản phẩm vào lợi nhuận của ngân hàng, chỉ ra một trong số các sản phẩm có thể mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho ngân hàng. Từ đó, giúp ban lãnh đạo ngân hàng có thể đƣa ra quyết định nên tiếp tục duy trì và phát triển một sản phẩm hay không. Công cụ định giá FTP còn phân tích mức độ đóng góp của bộ phận huy động vốn và bộ phận quản lý rủi ro lãi suất trong tổng thu nhập lãi ròng, xóa bỏ quan điểm xem bộ phận sử dụng vốn là bộ phận duy nhất mang lại thu nhập lãi cho ngân hàng.
Việc chuyển đổi cơ chế và triển khai giai đoạn 1 của chƣơng trìnhđã thành công với nhiều phản hồi tích cực từ phía chi nhánh. Đặc biệt, trong bối cảnh thị trƣờng ngân hàng đang diễn biến rất phức tạp nhƣ hiện nay, công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ khớp kỳ hạn FTP là một công cụ tài chính mạnh để hội sở chính điều tiết cơ cấu nguồn vốn và tài sản phù hợp, kết hợp với cơ chế quy định về lãi suất huy động và lãi suất cho vay, công tác giao kế hoạch và cân đối nhận nộp vốn hàng tháng, tạo thành các công cụ hiệu quả trong công tác điều hành vốn của VietinBank.
Sau hơn một năm áp dụng công cụ định giá chuyển vốn nội bộ FTP trên toàn hệ thống (kể từ 02/04/2011), các chỉ tiêu về khả năng thanh khoản, khả năng sinh lời của
Bảng 2.5: Khả năng thanh khoản của VietinBank Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ số Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Tiền gửi khách hàng 121.634 148.530 205.918 257.273 289.105 Cho vay khách hàng 118.601 161.619 231.434 290.397 329.682
Cho vay/Tiền gửi 0,98 1,09 1,12 1,13 1,14
Tài sản thanh khoản 26.264 31.618 58.811 81.266 72.453 Tổng nợ phải trả 181.254 231.007 349.339 431.904 469.689 Tài sản thanh khoản/
Tổng nợ phải trả 0,14 0,14 0,17 0,19 0,15
Tiền gửi khách hàng/
Tổng nợ phải trả 0,67 0,64 0,59 0,60 0,62
Nguồn: Báo cáo tài chính của VietinBank các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012 [14]
Bảng 2.6: Khả năng sinh lời của VietinBank
Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ số Năm 2008 2009 2010 2011 2012 ROA (%) 1.35 1.54 1.50 2.03 1.60 ROE (%) 15.70 20.60 22.10 26.74 19.80
Doanh thu hoạt động 8.694 9.680 14.819 22.374 21.961 Lợi nhuận sau thuế 1.804 2.873 3.414 6.259 6.169 Thu nhập lãi ròng 7.189 7.932 12.089 20.048 18.420 Thu nhập lãi ròng/Tổng