Quản lý tài sản nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 47 - 49)

Quản lý các khoản dự trữ ngân quỹ

Các khoản dự trữ hiện nay của ngân hàng đƣợc chia thành: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi không kỳ hạn tại NHNN và TCTD. Mô hình quản lý các khoản dự trữ của NHTMCP Công Thƣơng Việt Nam đƣợc chia thành các cấp nhƣ sau:

 Tại trụ sở chính

 Tại các văn phòng đại diện

 Tại các chi nhánh và sở giao dịch

 Tại các công ty trực thuộc

Việc theo dõi và quản trị các khoản dự trữ thanh toán tại VietinBank do phòng KH&HT ALCO phụ trách, với trách nhiệm chính là lập kế hoạch sử dụng và cân đối vốn, duy trì khả năng thanh khoản và lập các quỹ.

Quản lý các khoản dự trữ bắt buộc

Trong hệ thống VietinBank, việc thực hiện dự trữ bắt buộc do trụ sở chính thực hiện và tính chung cho toàn hệ thống.

Mức DTBB = Tỷ lệ DTBB x Số dƣ từng thời kỳ (theo thời hạn huy động vốn) VietinBank luôn thực hiện nghiêm túc các quy định về dự trữ bắt buộc do NHNN quy định. Không chỉ tuân thủ các quy định mà VietinBank còn chủ động bố trí dự phòng để đề phòng những biến động đột xuất.

Quản lý dự trữ thanh toán

Theo quy định của VietinBank, hết ngày làm việc ngân hàng phải duy trì cho ngày làm việc tiếp theo tỷ lệ tối thiểu bằng một giữa tài sản có thể thanh toán với tài sản nợ phải thanh toán ngay. Dự trữ thanh toán toàn hệ thống phải duy ở ở mức tối thiểu 15% tổng nguồn vốn huy động, mức duy trì tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ở NHNN ở mức 2-3% nguồn vốn huy động.

VietinBank tuân thủ các quy định hiện hành của NHNN trong việc quản lý thanh khoản. Hiện nay, VietinBank đang theo dõi khả năng thanh khoản bằng việc tính toán các tỷ lệ thanh toán theo các hƣớng dẫn của NHNN và thƣờng xuyên báo cáo với NHNN. Để đảm bảo chủ động trong thanh khoản và phòng tránh các sự cố bất ngờ xảy ra, VietinBank tính toán và duy trì một tỷ lệ hợp lý tài sản dƣới dạng tiền mặt, tài sản lỏng và các khoản tƣơng đƣơng tiền, tài khoản Nostro, các công cụ thị trƣờng tiền tệ và các quỹ dự trữ đặc biệt tại NHNN (chiếm khoảng 25% tổng tài sản).

Công tác quản lý các khoản dự trữ thanh toán của VietinBank vẫn còn tồn tại một số điều bất cập nhƣ sau:

 Trong cơ cấu tài sản có tính thanh khoản cao thì tiền gửi tại các TCTD, nhất là tại các ngân hàng nƣớc ngoài bằng ngoại tệ khá lớn. Nhƣng thực tế, ngân hàng hầu nhƣ không thực hiện giao dịch chuyển tiền qua những tài khoản này và lãi suất của chúng rất thấp. Với cơ cấu huy động chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn thì việc đầu tƣ vào những tài khoản loại này không đem lại lợi nhuận, các hệ số sinh lời thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)