Quản trị độ lệch nhạy cảm lãi suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 26)

Độ lệch nhạy cảm lãi suất (IRSG) là sự khác biệt giữa tài sản có nhạy cảm lãi suất (TNCLS) và tài sản nợ nhạy cảm lãi suất (NNCLS). Tài sản có nhạy cảm lãi suất và tài sản nợ nhạy cảm lãi suất là các khoản mục TSC – TSN đến hạn thanh toán hoặc đến thời điểm tái định giá trong một khoảng thời gian lựa chọn. Độ lệch nhạy cảm lãi suất đƣợc xác định nhƣ sau:

Độ lệch nhạy cảm lãi suất (IRSG) = TNCLS – NNCLS

Về mặt thực tế, giá trị của TSC - TSN nhạy cảm với lãi suất thƣờng không bằng nhau. Rõ ràng, sự không cân bằng giữa TSC - TSN nhạy cảm với lãi suất hình thành nên một mức chênh lệch gọi là độ lệch nhạy cảm lãi suất. Các trƣờng hợp có thể xảy ra:

 TNCLS – NNCLS = 0, không rủi ro.

 TNCLS – NNCLS > 0, đƣợc gọi là độ lệch dƣơng, rủi ro khi lãi suất giảm.

 TNCLS – NNCLS < 0, đƣợc gọi là độ lệch âm, rủi ro khi lãi suất tăng.

Độ lệch nhạy cảm lãi suất là một trong những công cụ để quản trị rủi ro lãi suất hiệu quả. Việc quản trị độ lệch nhạy cảm lãi suất đòi hỏi cần có những chiến lƣợc phù hợp và các kỹ thuật trong việc xử lý các nguồn thông tin. Quản trị độ lệch nhạy cảm lãi suất đòi hỏi các nhà quản lý phải tiến hành phân tích kỳ hạn, định giá hợp lý TSC - TSN. Việc chủ động thực hiện một số các điều chỉnh sao cho các TSC - TSN nhạy cảm với lãi suất trở nên phù hợp trƣớc những biến động về lãi suất là cực kỳ quan trọng. Về mặt lý thuyết, để có thể hạn chế tối đa các rủi ro về lãi suất, ngân hàng cần đảm bảo sự cân bằng bằng giữa TSC - TSN nhạy cảm với lãi suất theo những giải pháp sau:

Bảng 1.1: Các giải pháp quản trị độ lệch nhạy cảm lãi suất Độ lệch Rủi ro Quản trị thụ động Quản trị chủ động Dƣơng Lãi suất giảm Áp dụng các giải pháp để xóa bỏ độ lệch, IRSG = 0 + Chuyển một phần tài sản có ngắn hạn sang dài hạn, tức là giảm TNCLS.

+ Chuyển một phần tài sản nợ dài hạn sang ngắn hạn, tức là tăng NNCLS.

+ Thay đổi cấu trúc cả TSC – TSN làm cho IRSG = 0.

+ Chủ động dự báo lãi suất tƣơng lai để chủ động đƣa ra các giải pháp tích cực, không chỉ hạn chế rủi ro mà còn làm tăng thu nhập. + Nếu dự đoán lãi suất giảm, ngân hàng sẽ thay đổi cấu trúc TSC – TSN để IRSG = 0 hoặc âm. Âm Lãi suất tăng Áp dụng các giải pháp để xóa bỏ độ lệch, IRSG = 0

+ Chuyển một phần tài sản có dài hạn sang ngắn hạn, tức là tăng TNCLS.

+ Chuyển một phần tài sản nợ ngắn sang dài hạn, tức là tăng NNCLS.

+ Thay đổi cấu trúc cả TSC – TSN để chuyển IRSG = 0.

+ Chủ động dự báo lãi suất tƣơng lai để chủ động đƣa ra các giải pháp tích cực, không chỉ hạn chế rủi ro mà còn làm tăng thu nhập. + Nếu dự đoán lãi suất tăng, ngân hàng sẽ thay đổi cấu trúc TSC- TSN để IRSG = 0 hoặc dƣơng.

1.1.4.5. Quản trị độ lệch thời lượng

Từ việc phân tích các yếu tố của rủi ro lãi suất, ta biết rằng ngân hàng hoàn toàn không thể kiểm soát đƣợc lãi suất thị trƣờng, việc quản trị rủi ro lãi suất chỉ giúp các ngân hàng phản ứng lại những tác động của các biến động lãi suất. Bài toán tổng thể về mức độ rủi ro cũng không đƣợc giải quyết bằng phƣơng pháp quản trị độ lệch nhạy cảm lãi suất. Có một phƣơng pháp bổ sung để khắc phục các nhƣợc điểm của phƣơng pháp quản trị độ lệch nhạy cảm lãi suất, đó là phƣơng pháp tính toán xác định độ lệch thời lƣợng hay còn gọi là độ lệch về kỳ hạn.

Độ lệch thời lượng (DG) = DT – uDN

Trong đó: DG: Độ lệch thời lƣợng

DT: Thời lƣợng của tổng tài sản có DN: Thời lƣợng của tổng tài sản nợ u: Hệ số tổng tài sản nợ/tổng tài sản có

 Thời lƣợng của tài sản có là thời gian trung bình cần thiết để thu hồi khoản vốn đã bỏ ra để đầu tƣ, là thời gian trung bình dựa trên dòng tiền dự tính sẽ nhận đƣợc trong tƣơng lai.

 Thời lƣợng của tài sản nợ là thời gian trung bình cần thiết để hoàn trả khoản vốn đã huy động, là thời gian trung bình của dòng tiền dự tính ra khỏi ngân hàng.

Các trƣờng hợp xảy ra đối với độ lệch về thời lƣợng:

 DG = 0: không rủi ro.

 DG > 0: đƣợc gọi là độ lệch dƣơng, rủi ro khi lãi suất tăng

Từ phân tích nhƣ trên, để hạn chế tối đa các rủi ro về lãi suất, ngân hàng cần tác động và điều chỉnh kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ theo hƣớng cân bằng theo những giải pháp sau:

Bảng 1.2. Giải pháp quản trị rủi ro lãi suất

Độ lệch thời lƣợng Rủi ro khi lãi suất Vốn ngân hàng Giải pháp quản trị

Dƣơng Tăng Giảm Giảm thời lƣợng của tài sản có hoặc tăng thời lƣợng của tài sản nợ

Âm Giảm Giảm Tăng thời lƣợng của tài sản có hoặc giảm thời lƣợng của tài sản nợ

Nguồn: Hồ Diệu, 2002, Quản trị ngân hàng [1]

Tuy nhiên, quản trị độ lệch thời lƣợng cũng có một số hạn chế nhƣ sau:

 Khó xác định đƣợc lƣu chuyển tiền tệ vào đối với tiền gửi không kỳ hạn. Mặt khác, tiền gửi đƣợc thanh toán trƣớc hạn, các khoản cho vay trả nợ trƣớc hạn và trễ hạn cũng làm sai lệch phƣơng pháp tính toán.

 Việc lựa chọn các loại TSC-TSN có thời lƣợng thích hợp cho giải pháp quản trị ruỉ ro lãi suất thật sự không dễ dàng, vì thời lƣợng của TSC-TSN có thể khác nhau mặc dù có cùng thời hạn.

1.2. CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

1.2.1. Cơ chế quản lý vốn

Cơ chế quản lý vốn có thể hiểu là một hệ thống bao gồm các phƣơng pháp, hình thức, công cụ quản lý vốn đƣợc sử dụng đồng thời trong quá trình hoạt động quản lý và điều chuyển vốn tại ngân hàng thƣơng mại nhằm đạt đƣợc mục tiêu nhất định.

1.2.2. Các phƣơng pháp quản lý vốn

 Cơ chế quản lý vốn phân tán: các chi nhánh thực hiện quản lý vốn độc lập thông qua hoạt động của phòng nguồn vốn tại từng chi nhánh, không có nguyên tắc thống nhất cho các chi nhánh trong cùng một ngân hàng.

 Cơ chế quản lý vốn tập trung: toàn hệ thống ngân hàng tập trung quản lý vốn tại trung tâm quản lý vốn đặt tại hội sở chính của ngân hàng. Các chi nhánh trở thành các đơn vị kinh doanh, thực hiện mua bán vốn với hội sở chính thông qua trung tâm vốn.

1.2.3. Cơ chế quản lý vốn tập trung

Trên đây, chúng ta đã phân tích khái quát về công tác quản trị tài sản tại NHTM. Tuy nhiên, hiện nay, các ngân hàng thƣơng mại vẫn thực hiện công tác quản trị nguồn vốn và sử dụng vốn theo từng chi nhánh, không có nguyên tắc thống nhất cho các chi nhánh trong cùng một ngân hàng. Tình trạng này gây nên hiện tƣợng có những chi nhánh rất tốt về khả năng thanh khoản thậm chí thừa vốn, không có đầu ra, có những chi nhánh đang lâm vào tình trạng thâm hụt thanh khoản nghiêm trọng, phải vay lại từ ngân hàng hoặc tổ chức khác với lãi suất cao. Cơ chế quản lý vốn tập trung khắc phục đƣợc tình trạng này trên sở sở quản lý tập trung rủi ro và nguồn vốn.

1.2.3.1. Khái niệm cơ chế quản lý vốn tập trung

Cơ chế quản lý vốn tập trung là cơ chế quản lý vốn từ trung tâm quản lý vốn đặt tại hội sở chính của ngân hàng. Các chi nhánh trở thành các đơn vị kinh doanh, thực hiện mua bán vốn với hội sở chính (thông qua trung tâm vốn). Hội sở chính sẽ mua toàn bộ tài sản nợ của chi nhánh và bán vốn để chi nhánh sử dụng cho tài sản có. Từ đó, thu nhập và chi phí của từng chi nhánh đƣợc xác định thông qua chênh lệch mua bán vốn với hội sở chính. Tập trung rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất về hội sở chính.

1.2.3.2. Mục đích thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung

 Quản lý tập trung nguồn vốn của toàn hệ thống đáp ứng cho các mục tiêu sử dụng vốn phù hợp với định hƣớng và kế hoạch kinh doanh, đảm bảo các giới hạn an toàn theo quy định, kiểm soát rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất trong hoạt động ngân hàng.

 Quản lý nguồn vốn và sử dụng vốn hiệu quả, đạt đƣợc các chỉ tiêu kế hoạch tài chính của ngân hàng.

 Phát huy đƣợc lợi thế kinh doanh của các chi nhánh trên các địa bàn khác nhau.

 Phân bổ chi phí, thu nhập vốn một cách khách quan, công bằng để đánh giá đúng mức độ đóng góp của các đơn vị vào thu nhập chung của toàn hệ thống.

1.2.3.3. Nguyên tắc thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung

Quản lý vốn tập trung và thống nhất

Tập trung và thống nhất là nguyên tắc cơ bản trong cơ chế quản lý vốn tập trung. Trên nguyên tắc đó, hội sở chính đảm bảo kiểm soát thu nhập – chi phí của từng chi nhánh và điều hành thông qua các chính sách chung trong quản lý vốn.

Nguồn vốn đƣợc quản lý theo nguyên tắc tập trung và thống nhất. Vốn do chi nhánh huy động sẽ chuyển vào nguồn vốn chung, chi nhánh đƣợc hiểu nhƣ một đại lý huy động vốn cho hội sở chính, hội sở chính sẽ trả phần hoa hồng cho chi nhánh trên cơ sở lãi điều chuyển vốn. Đồng thời đối với các khoản vay giải ngân cho khách hàng sẽ áp dụng trên cùng cơ sở nhƣ vậy nhƣng theo chiều ngƣợc lại, tức là chi nhánh cho vay sẽ nhận vốn từ hội sở chính. Do vậy, chi nhánh chỉ quan tâm đến lãi suất điều chuyển vốn nội bộ và các hạn mức kinh doanh đƣợc giao làm cơ sở thƣơng lƣợng lãi suất với khách hàng, không chịu trách nhiệm cân đối các nguồn vốn vay gửi từ phía khách hàng, các rủi ro trong công tác quản lý vốn hoàn toàn do hội sở chính chịu trách nhiệm.

Quản lý vốn đƣợc thực hiện thông qua các chính sách và công cụ sau:

 Các công cụ định giá chuyển vốn nội bộ

 Công cụ hạn mức: hạn mức tín dụng, đầu tƣ, hạn mức tồn quỹ.

 Công cụ kế hoạch kinh doanh (kế hoạch huy động vốn, sử dụng vốn, cơ cấu vốn)

 Các chính sách khách hàng, chính sách đầu tƣ, sản phẩm, lãi suất.

 Hệ thống chi tiêu an toàn trong hoạt động kinh doanh.

Thực hiện cơ chế mua – bán vốn với chi nhánh

Công tác điều hành vốn nội bộ chuyển từ cơ chế “vay - gửi” vốn sang cơ chế “mua - bán” vốn, hội sở chính thực hiện mua toàn bộ tài sản nợ và bán tài sản có cho các chi nhánh. Cùng với hoạt động “mua – bán” vốn, toàn bộ rủi ro về vốn (rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất) đƣợc chuyển về hội sở chính.

Chi nhánh phải trả lãi cho hoạt động “mua” vốn (tƣơng ứng với tài sản có) và nhận đƣợc lãi khi “bán” vốn cho hội sở chính (tƣơng ứng với tài sản nợ). Lãi, hay giá của hoạt động “mua – bán” vốn (gọi là giá chuyển vốn) do hội sở chính xác định và thông báo tới các đơn vị kinh doanh trong từng thời kỳ.

Giá chuyển vốn là công cụ đắc lực cho hoạt động điều hành vốn tại hội sở chính cũng nhƣ là căn cứ để đánh giá hiệu quả hoạt động trong kỳ của mỗi chi nhánh, đơn vị kinh doanh. Khi đó, hiệu quả hoạt động của mỗi chi nhánh, đơn vị kinh doanh sẽ đƣợc đánh giá thống nhất, bằng chênh lệch giữa lãi suất thực hiện với khách hàng và giá chuyển vốn với hội sở chính.

Quản lý tập trung thanh khoản, rủi ro lãi suất tại hội sở chính

Tập trung công tác quản trị, điều hành vốn tại hội sở chính trong đó có tổ chức quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất toàn hệ thống. Chi nhánh thực sự trở thành

1.2.3.4. Ưu điểm và nhược điểm của cơ chế quản lý vốn tập trung

Ƣu điểm

Quản lý tập trung rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất: Trƣớc khi ứng dụng cơ chế quản lý vốn tập trung, các chi nhánh tự chịu trách nhiệm về việc quản lý rủi ro trong hoạt động dẫn đến sự phân tán trong chiến lƣợc hoạt động kinh doanh, không hiệu quả và không kiểm soát đƣợc thƣờng xuyên hoạt động của các chi nhánh. Với cơ chế mới, các chi nhánh chỉ tập trung vào công việc kinh doanh, toàn bộ rủi ro nêu trên chuyển về hội sở chính quản lý.

Hạn chế tình trạng thừa/thiếu thanh khoản: Trong cơ chế quản lý vốn tập trung, mọi giao dịch của chi nhánh đều phải tập trung về hội sở chính thông qua trung tâm vốn. Khi huy động đƣợc nguồn tiền gửi, chi nhánh thực hiện bán toàn bộ cho trung tâm, khi có nhu cầu thanh toán, đầu tƣ, cho vay,… chi nhánh thực hiện mua lại vốn từ trung tâm. Trung tâm vốn sẽ thực hiện động tác luân chuyển vốn giữa các chi nhánh. Vì thế, các chi nhánh không cần quan tâm đến vấn đề thanh khoả n và sẽ không tồn tại tình trạng thừa hoặc thiếu thanh khoản tại chi nhánh của mình.

Phương pháp quản lý nguồn vốn thống nhất nhưng không can thiệp vào hoạt động kinh doanh cụ thể của từng chi nhánh: Điều này thể hiện qua việc hội sở chính định một giá điều chuyển vốn thống nhất cho các chi nhánh và thực hiện mua - bán vốn với các chi nhánh mà không can thiệp vào hoạt động cụ thể của từng chi nhánh.

Bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiện đại, loại bỏ được một số công tác báo cáo, báo cáo thủ công: Kết quả hoạt động kinh doanh của từng chi nhánh đƣợc thể hiện mỗi ngày thông qua hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP. Vì thế đã loại bỏ đƣợc một số công tác báo cáo về nguồn vốn, tiền tệ, thanh khoản mỗi ngày, báo cáo hoặc lập kế hoạch về nhu cầu thanh khoản,… Các báo cáo khác (nếu có) đƣợc tổng hợp tự động thông qua chƣơng trình báo cáo FTP và có thể đƣợc chiết xuất ra file excel.

Nhƣợc điểm

Hạn chế thao tác nghiệp vụ tại các chi nhánh: Cơ chế quản lý vốn tập trung là tiền đề công nghệ để hình thành Tập đoàn Tài chính Ngân hàng trên cơ sở tất cả giao dịch về tiền tệ, dịch vụ ngân hàng, quản trị rủi ro đƣợc tập trung xử lý tại HSC thông qua các trung tâm. Trong tƣơng lai, các chi nhánh chỉ đóng vai trò là nơi tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận nhu cầu khách hàng và đƣa về trung tâm xử lý. Vì vậy, các thao tác nghiệp vụ tại chi nhánh sẽ bị hạn chế dần, làm hạn chế trình độ nghiệp vụ của các nhân viên ngân hàng, hạn chế kinh nghiệm thực tiễn, kinh nghiệm chuyên môn.

Chi phí ứng dụng cao: Để áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung, cơ chế này phải đƣợc triển khai đồng bộ đến tất cả các chi nhánh ngân hàng trên toàn quốc. Đối với các ngân hàng có mạng lƣới chi nhánh rộng, việc đầu tƣ cho phát triển công nghệ ứng dụng cơ chế quản lý vốn tập trung đòi hỏi phải có tiềm lực vốn rất lớn.

Nói tóm lại, công tác quản trị vốn đóng vai trò quyết định trong việc kinh doanh của một ngân hàng. Với cơ chế quản lý vốn tập trung, việc quản trị vốn thật sự trở thành trung tâm điều hành vốn trong hệ thống ngân hàng, xóa bỏ cơ chế quản lý vốn phân tán nhƣ trƣớc đây, giảm thiểu tối đa chi phí sử dụng vốn và rủi ro điều hành vốn.

1.3. CÔNG CỤ ĐỊNH GIÁ ĐIỀU CHUYỂN VỐN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

1.3.1. Khái niệm định giá vốn điều chuyển

Định giá chuyển vốn là cơ chế xác định thu nhập hoặc chi phí đối với các bên có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)