Giải pháp phát triển những ƣu điểm hiện có của công cụ định giá điều chuyển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 95 - 105)

chuyển vốn nội bộ khớp kỳ hạn FTP tại VietinBank

Có thể nói công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP đi vào vận hành đã hỗ trợ có hiệu quả và tăng cƣờng công tác quản trị, điều hành vốn và phân tích thông tin của VietinBank nhƣ đã phân tích ở chƣơng 2. Trong giai đoạn hiện nay, công cụ định giá FTP đã và đang phát huy những ƣu điểm một cách linh hoạt và hiệu quả. Tuy nhiên, nếu không phát triển những ƣu điểm đó thì có thể nó sẽ trở thành những hạn chế trong tƣơng lai.

Hạn chế thao tác nghiệp vụ tại các chi nhánh

Việc áp dụng công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ khớp kỳ hạn FTP sẽ giảm bớt khối lƣợng công việc thủ công và rủi ro tác nghiệp tại chi nhánh. Chƣơng trình mua bán vốn FTP đƣợc vận hành tự động nên toàn bộ khối lƣợng công việc tính toán lãi điều hòa thủ công trƣớc đây tại chi nhánh đƣợc thay thế bằng chƣơng trình tính toán và hạch toán tự động. Trong tƣơng lai, các chi nhánh chỉ đóng vai trò là nơi tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận nhu cầu khách hàng và đƣa về trung tâm xử lý. Vì vậy, các thao tác nghiệp vụ tại chi nhánh sẽ bị hạn chế dần, làm hạn chế trình độ nghiệp vụ của các nhân viên ngân hàng, hạn chế kinh nghiệm thực tiễn, kinh nghiệm chuyên môn. Do đó, ngân hàng cần luân chuyển công việc cho các cán bộ, tổ chức đào tạo nghiệp vụ thƣờng xuyên để các cán bộ chi nhánh có thể nắm đƣợc nhiều nghiệp vụ khác nhau và hỗ trợ công việc cho nhau khi cần thiết cũng nhƣ có thể bán chéo đƣợc các sản phẩm dịch vụ cho ngân hàng.

Phân bổ nguồn lực phục vụ bộ phận khách hàng hợp lý

Công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ khớp kỳ hạn FTP xác định mức đóng góp của từng bộ phận khách hàng, từng giao dịch của khách hàng vào lợi nhuận của ngân hàng, chỉ ra đối tƣợng khách hàng, những giao dịch có thể mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ ƣu tiên tiếp thị chăm sóc khách hàng dựa trên lợi nhuận mà mỗi khách hàng, mỗi giao dịch mang lại cho ngân hàng chứ không đơn thuần dựa trên độ lớn dƣ nợ tín dụng hoặc số dƣ tiền gửi của khách hàng. Tuy nhiên, có những giao dịch khách hàng này không mang lại lợi nhuận nhƣng sẽ đóng góp lợi nhuận cho những mảng hoạt động khác. Do đó, chi nhánh cần phải tổng hòa các lợi ích mà khách hàng mang lại để phân bổ nguồn lực một cách hợp lý nhất. Do đó, các phòng nghiệp vụ tại chi nhánh cần phải phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Căn cứ vào khung lý thuyết ở chƣơng 1, cơ sở khoa học thực tiễn và những đánh giá thực trạng đã phân tích ở chƣơng 2, chƣơng 3 của luận văn đã giới thiệu định hƣớng phát triển của VietinBank và định hƣớng phát triển công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP tại VietinBank. Từ đó, đƣa ra hệ thống giải pháp nhằm phát triển công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP tại VietinBank, cụ thể là:

 Các giải pháp hoàn thiện các điều kiện triển khai ứng dụng công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP.

 Giải pháp khắc phục nhƣợc điểm của công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ khớp kỳ hạn FTP tại VietinBank

 Giải pháp phát triển những ƣu điểm hiện có của công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ khớp kỳ hạn FTP tại VietinBank

KẾT LUẬN

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu thực trạng ứng dụng công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP và các giải pháp phát triển công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP nhằm hỗ trợ có hiệu quả và tăng cƣờng trong công tác quản trị, điều hành vốn cũng nhƣ quản trị rủi ro tại VietinBank. Với mục tiêu đó, đề tài đã thực hiện đƣợc những nội dung chủ yếu sau:

 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị tài sản có và quản trị tài sản nợ tại ngân hàng thƣơng mại, nghiên cứu lý luận về cơ chế quản lý vốn tập trung và công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP tại NHTM. Từ đó khẳng định sự cần thiết phải phát triển công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP tại ngân hàng thƣơng mại.

 Nghiên cứu thực trạng áp dụng công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP tại VietinBank. Trên cơ sở phân tích thực tiễn, đề tài đã làm rõ những mặt thành tựu đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong công tác quản trị và điều hành vốn tại VietinBank.

 Trên cơ sở định hƣớng phát triển của VietinBank trong thời gian tới, đề tài đã đƣa ra hệ thống các giải pháp nhằm phát triên công cụ điều chuyển vốn nội bộ tại VietinBank.

Những kết quả mới đạt đƣợc trong nghiên cứu của đề tài bao gồm:

 Góp phần làm rõ cơ sở lý luận về các cơ chế quản lý vốn và các công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ tại ngân hàng thƣơng mại.

 Đƣa ra một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong quá trình áp dụng công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP tại VietinBank

 Đề xuất những giải pháp đặc thù đối với VietinBank nhằm phát triền công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP để hỗ trợ có hiệu quả và tăng cƣờng trong công tác quản trị, điều hành vốn cũng nhƣ quản trị rủi ro tại VietinBank.

Việc ứng dụng công cụ định giá FTP là xu thế tất yếu để hình thành Tập đoàn Tài chính Ngân hàng trong tƣơng lai của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Với nguyên tắc mua - bán vốn, công cụ định giá FTP là một giải pháp định giá quản lý vốn khoa học và hiệu quả cho các ngân hàng thƣơng mại trong việc quản lý vốn, quản lý thanh khoản và rủi ro lãi suất trên cơ sở tập trung và thống nhất trong toàn hệ thống ngân hàng.

Dƣới sự hƣớng dẫn tận tình của ngƣời hƣớng dẫn khoa học và sự giúp đỡ của ban lãnh đạo cũng nhƣ các đồng nghiệp tại VietinBank, tác giả đã hoàn thành luận văn với các mục tiêu đã đề ra. Tuy có nhiều cố gắng trong nghiên cứu, song do hạn chế về thời gian và kiến thức nên đề tài này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong đƣợc sự đóng góp ý kiến của hội đồng, quý thầy cô, bạn bè và những ngƣời có quan tâm để bản thân có điều kiện nghiên cứu và hoàn thiện hơn nữa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê

2. PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn (2010), Quản trị ngân hàng thƣơng mại hiện đại, Nhà xuất bản Phƣơng Đông.

3. PGS.TS. Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng thƣơng mại, Nhà xuất bản Lao động xã hội.

4. Đoàn Thanh Huệ (2010), Cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, Luận văn cao học trƣờng đại học Kinh tế TP. HCM.

5. TS. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng (2012), Đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản trị doanh nghiệp tại các Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc, Tạp chi Ngân hàng.

6. Trƣơng Võ Kim Ngân (2008), Cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam, Luận văn cao học trƣờng đại học Kinh tế TP. HCM.

7. Vũ Thị Quyên (2010), Nâng cao hiệu quả quản lý tài sản tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp đại học trƣờng đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.

8. Nguyễn Anh Tuấn (2009), Công cụ định giá vốn điều chuyển trong quản lý Tài sản có/Tải sản nợ ngân hàng và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, Tạp chí Ngân hàng số 24 tháng 12.2009

9. ThS. Phan Thị Hoàng Yến (2012), Định giá điều chuyển vốn nội bộ công cụ mới trong quản trị tài sản – nợ tại Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, Tạp chí khoa học & đào tạo ngân hàng số 121 tháng 6.2012.

11. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Thông tƣ 21/2012/TT-NHNN ngày 18/06/2012 và thông tƣ 01/2013/TT-NHNN ngày 07/01/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều tại thông tƣ 21/2012/TT-NHNN ngày 18/06/2012 về hoạt động cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài.

12. Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam (2010), Tài liệu hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP.

13. Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam (2011), Quy định về hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam.

WEBSITE

1. Website Kênh thông tin kinh tế - tài chính Việt Nam: www.cafef.vn 2. Website Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam www.sbv.gov.vn

3. Website Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam www.vietinbank.vn 4. Website Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam: www.bidv.com.vn

GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

Các từ ngữ trong bài viết đƣợc định nghĩa nhƣ sau:

Định giá điều chuyển vốn nội bộ (Funds Transfer Pricing – FTP): là cơ chế xác định thu nhập hoặc chi phí đối với các bên có liên quan trong quá trình luân chuyển vốn nội bộ nhằm xác định mức đóng góp về lợi nhuận từ hoạt động mua bán vốn của từng đơn vị kinh doanh trong kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Đơn vị kinh doanh: là bộ phận có quan hệ trực tiếp với khách hàng trong quá trình sử dụng vốn và huy động vốn. Đơn vị kinh doanh bao gồm các chi nhánh, các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kinh doanh.

Khách hàng đặc biệt: là khách hàng đƣợc áp giá mua/bán vốn FTP ƣu đãi hơn khách hàng thông thƣờng khác. Danh sách khách hàng đặc biệt và mức ƣu đãi do Tổng Giám Đốc Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam quy định trong từng thời kỳ.

Khoản cho vay: đƣợc hiểu tƣơng ứng với một tài khoản chi tiết/thông thƣờng hạch toán trong module cho vay của hệ thống INCAS.

Khoản tiền gửi: đƣợc hiểu tƣơng ứng với một tài khoản chi tiết/thông thƣờng hạch toán trong module tiền gửi của hệ thống INCAS và hệ thống quản lý khác.

Giao dịch bán vốn nội bộ: là giao dịch trong đó Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam “bán vốn” cho các đơn vị kinh doanh.

Giao dịch mua vốn nội bộ: là giao dịch trong đó Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt nam “mua vốn” từ các đơn vị kinh doanh.

Giá bán vốn: là giá mà Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam “thu” từ các đơn vị kinh doanh từ việc sử dụng vốn. Giá bán vốn gồm 03 cấu phần là lãi suất bán vốn, phí thanh khoản và phần điều chỉnh giá bán vốn (nếu có), đƣợc thể hiện dƣới dạng tỷ lệ

Giá mua vốn: là giá mà Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam “trả” cho các đơn vị kinh doanh do đã thực hiện nghiệp vụ huy động vốn. Giá mua vốn gồm 03 cấu phần là lãi suất mua vốn, phần bù thanh toán và phần điều chỉnh giá mua vốn (nếu có), đƣợc thể hiện dƣới dạng tỷ lệ %/năm (tính trên tổng số dƣ gốc của giao dịch).

Hệ số điều chỉnh: là hệ số mã hóa trong hệ thống FTP có giá trị do Tổng Giám Đốc quy định từng thời kỳ nhằm điều chỉnh thu nhập hoặc chi phí của FTP. Hệ số có thể nhận giá trị âm hoặc dƣơng với đơn vị tính %.

Hợp đồng: là tài liệu ghi nhận thỏa thuận giữa đơn vị kinh doanh và khách hàng về các điều khoản liên quan đến giao dịch, bao gồm (nhƣng không giới hạn) hợp đồng tín dụng, các phụ lục sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh hợp đồng tín dụng, sổ tiết kiệm, hợp đồng nhận tiền gửi, hợp đồng vay vốn, chứng chỉ tiền gửi…

Lãi cận biên ròng (Net Interest Margin) trong một giao dịch: là chênh lệch giữa giá mua vốn do Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam trả cho đơn vị kinh doanh và lãi suất mà đơn vị kinh doanh trả cho khách hàng hoặc giữa lãi suất mà đơn vị kinh doanh thu của khách hàng và giá bán vốn của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam bán cho đơn vị kinh doanh.

Lãi suất bán vốn: là lãi suất do Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam công bố cho từng thời kỳ đối với việc “bán vốn” cho các đơn vị kinh doanh.

Lãi suất mua vốn: là lãi suất do Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam công bố cho từng thời kỳ đối với việc “mua vốn” từ các đơn vị kinh doanh.

Ngày hiện tại: là ngày số liệu của hệ thống FTP, luôn chậm 1 ngày so với ngày theo lịch.

Ngày điều chỉnh lãi suất vừa qua: là ngày điều chỉnh lãi suất gần nhất trong quá khứ.

Phần bù thanh khoản: là phần bù VietinBank trả thêm cho các sản phẩm huy động vốn có lãi suất thả nổi do kỳ hạn định giá lại nhỏ hơn kỳ hạn danh nghĩa

Phí thanh khoản: là chi phí VietinBank tính thêm cho các giao dịch sử dụng vốn có lãi suất thả nổi do kỳ hạn định giá lại nhỏ hơn kỳ hạn danh nghĩa.

Thu nhập FTP Đơn vị kinh doanh:là số tiền mà đơn vị kình doanh nhận đƣợc khi “bán” vốn cho Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam. Trong một giao dịch mua vốn/bán vốn nội bộ, Thu nhập FTPĐơn vị kinh doanh = Chi phí FTPTW.

Thu nhập FTP Đơn vị kinh doanh cộng dồn trong một giao dịch: là tổng thu nhập mà đơn vị kinh doanh nhận đƣợc khi “bán” vốn cho Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam tính từ khi bắt đầu phát sinh giao dịch đến ngày hiện tại; cũng chính là tổng chi phí mà Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam “trả” cho các đơn vị kinh doanh do đã thực hiện nghiệp vụ huy động vốn.

Thu nhập FTP TW: là số tiền mà Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam thu đƣợc từ việc “bán” vốn cho các đơn vị kinh doanh để sử dụng trong quá trình hoạt động.

Thu nhập FTP TW cộng dồn: là tổng thu nhập mà Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam nhận đƣợc khi “bán” vốn cho đơn vị kinh doanh tính từ khi bắt đầu phát sinh giao dịch đến ngày hiện tại.

Thu nhập ròng từ lãi (Net Interest Income): đối với một giao dịch/khách hàng, thu nhập ròng từ lãi là chênh lệch giữa tổng thu nhập FTP và tổng chi phí trả lãi trong giao dịch đó/cho khách hàng đó và chênh lệch giữa tổng thu nhập lãi và tổng chi phí FTP từ giao dịch đó/ khách hàng đó.

Chi phí FTP Đơn vị kinh doanh: là số tiền mà đơn vị kinh doanh phải “trả” Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam để sử dụng vốn. Trong một giao dịch mua vốn nội bộ, Chi phi

FTP Đơn vị kinh doanh = Thu nhập FTP TW.

Chi phí FTP Đơn vị kinh doanh cộng dồntrong một giao dịch: là tổng chi phí mà đơn vị kinh doanh phải “trả” cho VietinBank để sử dụng vốn tính từ ngày phát sinh giao dịch đến ngày hiện tại; cũng chính là tổng thu nhập mà VietinBank “thu” đƣợc từ việc “bán”

Chi phí FTP TW: là số tiền Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam “trả” cho các đơn vị kinh doanh để “mua” các khoản vốn đã huy động. Trong một giao dịch mua vốn/bán vốn nội bộ, Chi phí FTP TW = Thu nhập FTP Đơn vị kinh doanh.

Chi phí FTPTW cộng dồn: là tổng chi phí mà Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam phải “trả” khi “mua” vốn từ đơn vị kinh doanh tính từ khi bắt đầu phát sinh giao dịch đến ngày hiện tại.

Kỳ hạn danh nghĩa: là khoảng thời gian từ ngày giao dịch có hiệu lực đến ngày đến hạn theo cam kết giữa đơn vị kinh doanh và khách hàng. Kỳ hạn danh nghĩa đƣợc xác định căn cứ trên thỏa thuận giữa đơn vị kinh doanh và khách hàng ghi trên hợp đồng (nếu có).

Mặc định quy ƣớc đối với một số tài sản có, tài sản nợ, thu nhập, chi phí không có kỳ hạn danh nghĩa thì kỳ hạn danh nghĩa do Tổng Giám Đốc Ngân hàng TMCP Công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 95 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)