Nguyên tắc định giá chuyển vốn nội bộ FTP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 57)

Định giá chuyển vốn đƣợc áp dụng trên toàn bộ các giao dịch phát sinh liên quan đến sự dịch chuyển dòng vốn của ngân hàng với khách hàng. Giá điều chuyển

vốn nội bộ đƣợc xác định căn cứ theo mặt bằng lãi suất thị trƣờng, tình hình cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn của ngân hàng, định hƣớng phát triển, có tính đến các yếu tố rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản của từng nguồn vốn và đƣợc quy định cho từng loại tài sản có, tài sản nợ (phân theo đối tƣợng khách hàng, sản phẩm, loại tiền tệ…)

Mức độ đóng góp của đơn vị kinh doanh qua hệ thống báo cáo định giá chuyển vốn phản ánh lợi nhuận của đơn vị đó và là căn cứ để giao chỉ tiêu lợi nhuận, tính toán và đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị kinh doanh trong kỳ.

Để đảm bảo an toàn trong hoạt động, các đơn vị kinh doanh vẫn phải tuân thủ các quy định về giới hạn, hạn mức trong hoạt động cũng nhƣ đảm bảo thực hiện hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh.

2.3.4.3. Cách tính giá bán vốn – mua vốn trong hệ thống FTP

Hệ thống FTP do VietinBank nghiên cứu và xây dựng áp dụng kết hợp hai phƣơng pháp hai và ba theo thông lệ trên thế giới. Hệ thống cho phép định giá mua bán vốn theo kỳ hạn và tính chất của giao dịch (sản phẩm, loại hình lãi suất, đối tƣợng khách hàng) cho mảng hoạt động cho vay và huy động vốn. Các mảng hoạt động khác đƣợc mua theo tính chất rủi ro và theo phƣơng pháp hai. So với công cụ tính lãi điều hoà một giá đƣợc tính toán thủ công và hạch toán hàng tháng, hệ thống FTP tính toán tự động và hạch toán hàng ngày.

Kỳ hạn của giao dịch:

Kỳ hạn có ý nghĩa quan trọng trong việc định giá điều chuyển vốn, căn cứ kỳ hạn và các chính sách vốn, hội sở chính sẽ đƣa ra các mức giá (lãi suất) riêng cho từng kỳ hạn.

Kỳ hạn FTP là kỳ hạn do trung tâm vốn quy định mà theo đó kỳ hạn danh nghĩa của giao dịch vốn đƣợc đƣa về các kỳ hạn nhất định để áp dụng giá chuyển vốn. Tại một kỳ hạn FTP nhất định, FTP áp dụng cho các giao dịch bán vốn (hoặc mua vốn) là nhƣ nhau cho tất cả các địa bàn, khu vực và đơn vị kinh doanh. Các mức kỳ hạn áp dụng: không kỳ hạn, qua đêm, 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng, 5 tháng, 6 tháng, 7 tháng, 8 tháng, 9 tháng, 10 tháng, 11 tháng, 12 tháng, 13 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng, 60 tháng, > 60 tháng.

Chi phí và phần bù thanh khoản FTP

Phí thanh khoản: là chi phí trung tâm vốn tính thêm cho các giao dịch sử dụng

vốn có lãi suất thả nổi do kỳ hạn định giá lại nhỏ hơn kỳ hạn danh nghĩa.

Phần bù thanh khoản: là phần bù trung tâm vốn trả thêm cho các sản phẩm huy

động vốn có lãi suất thả nổi do kỳ hạn định giá lại nhỏ hơn kỳ hạn danh nghĩa.

Nguyên tắc xây dựng chi phí và phần bù thanh khoản FTP

 Phù hợp với định hƣớng và kế hoạch kinh doanh của toàn hệ thống VietinBank;

 Linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trƣờng;

 Phù hợp với rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản của từng sản phẩm, dịch vụ, đặc điểm từng đối tƣợng khách hàng, từng loại tiền tệ;

 Đảm bảo đánh giá hợp lý đóng góp của các mảng nghiệp vụ liên quan, tạo động lực thúc đẩy hoặc kiểm soát chặt chẽ đối với từng sản phẩm, khách hàng, phù hợp với định hƣớng và kế hoạch kinh doanh của toàn hệ thống VietinBank.

Lãi suất mua vốn và bán vốn FTP

Lãi suất bán vốn: là lãi suất do trung tâm vốn công bố cho từng thời kỳ đối với

việc “bán vốn” cho các đơn vị kinh doanh.

Lãi suất mua vốn: là lãi suất do trung tâm vốn công bố cho từng thời kỳ đối với

việc “mua vốn” cho các đơn vị kinh doanh.

Cơ sở xây dựng lãi suất mua bán vốn:

 Tình hình lãi suất trên thị trƣờng

 Lãi suất huy động và cho vay tham chiếu do trung tâm vốn quy định trong từng thời kỳ.

 Chênh lệch lợi nhuận của hoạt động huy động vốn, cho vay do trung tâm vốn quyết định trong từng thời kỳ.

 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh khoản, chi phí bảo hiểm tiền gửi,…

Hình 2.7: Mô hình nguyên tắc xây dựng lãi suất mua bán vốn

Giá mua vốn và bán vốn FTP

Giá chuyển vốn đƣợc xác định căn cứ theo mặt bằng lãi suất thị trƣờng đƣợc điều chỉnh theo mức độ rủi ro của HĐKD đảm bảo tỷ lệ thu nhập cận biên nhất định cho ĐVKD. Công thức tính giá FTP sau chỉ đƣợc sử dụng tại hội sở chính. Thông thƣờng, các chi nhánh chỉ quan tâm đến giá FTP do HSC đã tính toán và công bố.

Giá bán vốn: là giá mà trung tâm vốn thu từ các ĐVKD từ việc sử dụng vốn.

Giá bán vốn gồm 03 cấu phần là lãi suất bán vốn, phí thanh khoản và phần điều chỉnh giá bán vốn (nếu có), đƣợc thể hiện dƣới dạng tỉ lệ %/năm (tính trên số dƣ gốc).

 Đối với các khoản cho vay lãi suất cố định

Giá bán vốn = Lãi suất bán vốn tương ứng với thời hạn cho vay

 Đối với các khoản cho vay lãi suất thả nổi

Giá bán vốn = Lãi suất bán vốn + Phí thanh khoản

Giá mua vốn: là giá mà trung tâm vốn trả cho các đơn vị kinh doanh do đã thực

hiện nghiệp vụ huy động vốn. Giá mua vốn gồm 03 cấu phần là lãi suất mua vốn, phần bù thanh khoản và phần điều chỉnh giá mua vốn (nếu có), đƣợc thể hiện dƣới dạng tỉ lệ %/năm (tính trên số dƣ gốc của giao dịch).

 Đối với các khoản huy động vốn lãi suất cố định

Giá mua vốn = Lãi suất mua vốn tương ứng với kỳ hạn huy động vốn

 Đối với các khoản huy động vốn lãi suất thả nổi

Giá mua vốn = Lãi suất mua vốn + Phần bù thanh khoản

Giá chuyển vốn nội bộ FTP là lãi suất do trung tâm vốn công bố cho từng thời kỳ đối với việc mua vốn hoặc bán vốn giữa trung tâm vốn với các ĐVKD. Việc xác định giá chuyển vốn không phụ thuộc vào mục đích sử dụng hoặc nguồn gốc vốn.

2.3.5. Tính toán thu nhập và chi phí FTP

2.3.5.1. Đối với tài sản có

 Lãi cận biên ròng (NIM) trên một giao dịch/loại tài sản có của ĐVKD đƣợc xác định theo công thức:

NIM = Lãi suất đầu ra của ĐVKD – Giá bán vốn FTP

NIM đƣợc tính theo đơn vị %/năm. Trong đó: Lãi suất đầu ra của ĐVKD là lãi suất mà ĐVKD thu của khách hàng từ tài sản có.

 Thu nhập ròng từ lãi (NII) hàng ngày trên một giao dịch/loại tài sản có của ĐVKD đƣợc xác định theo công thức:

NII hàng ngày = (NIM x Số dư gốc tài sản có)/360

 Thu nhập ròng từ lãi (NII) trong ngày của một giao dịch/loại tài sản có của ĐVKD đƣợc xác định theo công thức:

NII trong ngày= NII hàng ngày - Chi phí FTP điều chỉnh (nếu có)

 Chi phí FTP ĐVKD hàng ngày của một giao dịch/loại tài sản có đƣợc tính theo công thức:

Chi phí FTP ĐVKD hàng ngày = số dư gốc tài sản có x (Giá bán vốn FTP/360)

 Chi phí FTP ĐVKD trong ngày của một giao dịch/loại tài sản có đƣợc tính theo công thức:

Chi phí FTP ĐVKD trong ngày= Chi phí FTP ĐVKD hàng ngày+ Chi phí FTP ĐVKD điều chỉnh (nếu có)

 Chi phí FTP đơn vị kinh doanh cộng dồn là tổng của các chi phí FTP đơn vị kinh doanh trong ngày kể từ ngày phát sinh giao dịch đến ngày hiện tại

2.3.5.2. Đối với tài sản nợ

 Lãi cận biên ròng (NIM) trên một giao dịch/loại tài sản nợ của ĐVKD đƣợc xác định theo công thức:

NIM = Giá mua vốn FTP - Lãi suất đầu vào của ĐVKD

NIM đƣợc tính theo đơn vị%/năm. Trong đó: Lãi suất đầu vào của đơn vị kinh doanh là lãi suất mà ĐVKD phải trả cho khách hàng để huy động đƣợc tài sản nợ đó.

 Thu nhập ròng từ lãi (NII) hàng ngày trên một giao dịch/loại tài sản nợ của ĐVKD đƣợc xác định theo công thức:

NII hàng ngày= (NIM x Số dư gốc tài sản nợ)/360

 Thu nhập ròng từ lãi (NII) trong ngày trên một giao dịch/loại tài sản nợ của ĐVKD đƣợc xác định theo công thức:

NII trong ngày= NII hàng ngày + thu nhập FTP điều chỉnh (nếu có)

 Thu nhập FTP ĐVKD hàng ngày của một giao dịch/loại tài sản nợ đƣợc tính theo công thức:

Thu nhập FTP ĐVKD hàng ngày = số dư gốc tài sản nợ x (Giá mua vốn FTP/360)

 Thu nhập FTP ĐVKD trong ngày của một giao dịch/loại tài sản nợ đƣợc tính theo công thức:

Thu nhập FTP ĐVKD trong ngày= Thu nhập FTP ĐVKD hàng ngày+ Thu nhập FTP ĐVKD điều chỉnh (nếu có)

 Thu nhập FTP ĐVKD cộng dồn là tổng của các thu nhập FTP ĐVKD trong ngày kể từ ngày phát sinh giao dịch đến ngày hiện tại

2.3.5.3. Tổng chi phí và thu nhập FTP của đơn vị kinh doanh trong ngày

Tổng chi phí FTP ĐVKD tại ngày hiện tại là tổng các chi phí FTP ĐVKD trong ngày của toàn bộ các tài sản có và chí phí của ĐVKD (bao gồm tất cả các điều chỉnh chi phí FTP ĐVKD, nếu có) tại ngày hiện tại.

Tổng thu nhập FTP ĐVKD tại ngày hiện tại là tổng các thu nhập FTP ĐVKD trong ngày của toàn bộ các tài sản nợ và thu nhập của ĐVKD (bao gồm tất cả các điều chỉnh thu nhập FTP ĐVKD, nếu có) tại ngày hiện tại.

2.4.ĐÁNH GIÁ CÔNG CỤ ĐỊNH GIÁ ĐIỀU CHUYỂN VỐN NỘI BỘ FTP TẠI VIETINBANK VIETINBANK

2.4.1. So sánh lợi nhuận của chi nhánh giữa công cụ tính lãi điều hòa một giá và công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP

Sau đây là một số ví dụ để so sánh lợi nhuận của chi nhánh nhận đƣợc khi áp dụng công cụ tính lãi điều hòa một giá và công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ khớp kỳ hạn FTP.

Ví dụ 1: Chi nhánh A có 1 giao dịch huy động vốn VND, kỳ hạn 3 tháng, lãi suất cố

định trả cho khách hàng cá nhân 14%/năm, số tiền huy động là 10 tỷ đồng; 1 giao dịch cho vay VND, kỳ hạn 24 tháng, tần suất điều chỉnh lãi suất 3 tháng/lần, lãi suất đầu ra áp cho khách hàng là 18%/năm, số tiền cho vay là 10 tỷ VND.

 Áp dụng công cụ tính lãi điều hòa một giá

Do chi nhánh tự cân đối đƣợc nguồn (số tiền cho vay = tiền gửi), lợi nhuận 1 ngày của chi nhánh từ 2 giao dịch bằng: 10 tỷ vnd * (18% - 14%)/360 = 1.111.111 vnd. Lợi nhuận này có đƣợc là do chi nhánh khớp số dƣ đầu ra đầu vào nhƣng đẩy rủi ro không khớp kỳ hạn vê hội sở chính.

Giả sử giao dịch tiền gửi đƣợc HSC mua vốn lãi suất cố định là 16,60%/năm. Lợi nhuận 1 ngày của giao dịch là: 10 tỷ vnd * (16,60% - 14%)/360 = 722.222 vnd.

Giao dịch cho vay đƣợc hội sở chính bán vốn với biểu lãi suất + phần bù thanh khoản là 16,61%/năm + 0,36%/năm = 16,97%/năm. Lợi nhuận 1 ngày của giao dịch là: 10 tỷ vnd * (18% - 16,97%)/360 = 286.111 vnd.

Tổng lợi nhuận của chi nhánh bằng 722.222vnd + 286.111vnd = 1.008.333 vnd. Lợi nhuận này không thay đổi trong suốt 3 tháng kể từ ngày phát sinh của khoản tiền gửi và khoản cho vay.

Độ lệch lợi nhuận giữa 2 công cụ là -102.778 vnd. Chênh lệch này là do HSC phải quản lý độ lệch về kỳ hạn giữa giao dịch huy động vào và cho vay của chi nhánh.

Ví dụ 2: Chi nhánh B có 1 giao dịch huy động vốn VND, kỳ hạn 3 tháng, lãi suất cố

định trả cho khách hàng cá nhân 14%/năm, số tiền huy động là 5 tỷ đồng; 1 giao dịch cho vay VND, kỳ hạn 24 tháng, tần suất điều chỉnh lãi suất 3 tháng/lần, lãi suất đầu ra áp cho khách hàng là 18%/năm, số tiền cho vay là 10 tỷ VND.

 Áp dụng công cụ tính lãi điều hòa một giá

Do chi nhánh phải nhận vốn 5 tỷ vnd từ hội sở chính nên lợi nhuận 1 ngày của chi nhánh từ 2 giao dịch bằng: 5 tỷ vnd * (18% - 14%)/360 + 5 tỷ vnd (18% - 17%)/360 = 694.444 vnd. (Lãi suất nhận vốn vnd từ hội sở chính là 17%/năm). Lợi nhuận có đƣợc là do chi nhánh đẩy rủi ro không khớp kỳ hạn vê hội sở chính.

 Áp dụng công cụ định giá điều chuyển vốn khớp kỳ hạn FTP

Giả sử giao dịch tiền gửi đƣợc HSC mua vốn lãi suất cố định là 16,60%/năm. Lợi nhuận 1 ngày của giao dịch là: 5 tỷ vnd * (16,60% - 14%)/360 = 361.111 vnd.

Giao dịch cho vay đƣợc hội sở chính bán vốn với biểu lãi suất + phần bù thanh khoản là 16,61%/năm + 0,36%/năm = 16,97%/năm. Lợi nhuận 1 ngày của giao dịch là:

Tổng lợi nhuận của chi nhánh bằng 361.111 vnd + 286.111 vnd = 647.222 vnd. Lợi nhuận này không thay đổi trong suốt 3 tháng kể từ ngày phát sinh của khoản tiền gửi và khoản cho vay.

Độ lệch lợi nhuận giữa 2 công cụ là -47.222 vnd. Chênh lệch này là do HSC phải quản lý độ lệch về kỳ hạn giữa giao dịch huy động vào và cho vay của chi nhánh.

Ví dụ 3: Chi nhánh C có 1 giao dịch huy động vốn VND, kỳ hạn 3 tháng, lãi suất cố

định trả cho khách hàng cá nhân 14%/năm, số tiền huy động là 10 tỷ đồng; 1 giao dịch cho vay VND, kỳ hạn 24 tháng, tần suất điều chỉnh lãi suất 3 tháng/lần, lãi suất đầu ra áp cho khách hàng là 18%/năm, số tiền cho vay là 5 tỷ VND.

 Áp dụng công cụ tính lãi điều hòa một giá

Do chi nhánh sẽ cho vay 5 tỷ vnd và gửi vốn 5 tỷ vnd về HSC nên lợi nhuận 1 ngày của chi nhánh là: 5 tỷ vnd * (18% - 14%)/360 + 5 tỷ vnd * (16,5% - 14%)/360 = 902.778 vnd. (Lãi suất gửi vốn vnd cho hội sở chính là 16,5%/năm). Lợi nhuận này có đƣợc là do chi nhánh đẩy rủi ro không khớp kỳ hạn vê hội sở chính.

 Áp dụng công cụ định giá điều chuyển vốn khớp kỳ hạn FTP

Giả sử giao dịch tiền gửi đƣợc HSC mua vốn lãi suất cố định là 16,60%/năm. Lợi nhuận 1 ngày của giao dịch là: 10 tỷ vnd * (16,60% - 14%)/360 = 722.222 vnd.

Giao dịch cho vay đƣợc trụ sở chính bán vốn với biểu lãi suất + phần bù thanh khoản là 16,61%/năm + 0,36%/năm = 16,97%/năm. Lợi nhuận 1 ngày của giao dịch là: 5 tỷ vnd * (18% - 16,97%)/360 = 143.055 vnd.

Tổng lợi nhuận của chi nhánh bằng 722.222 vnd + 143.055 vnd = 865.277 vnd. Lợi nhuận này không thay đổi trong suốt 3 tháng kể từ ngày phát sinh của khoản tiền gửi và khoản cho vay.

Kết luận: Nhƣ vậy, mức độ chênh lệch lợi nhuận giữa công cụ tính lãi điều hòa một giá và công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP chính là phần rủi ro thanh khoản mà hội sở chính phải quản lý khi chi nhánh để sụt giảm nguồn vốn (do chủ yếu là vốn ngắn hạn) nhƣng phần cho vay là trung dài hạn (chiếm tỷ trọng cao trong danh mục tín dụng). Để bù đắp sự sụt giảm lợi nhuận này, các chi nhánh phải tích cực tăng thêm nguồn vốn và cho vay theo định hƣớng tăng trƣởng của VietinBank.

2.4.2. Thành tựu và nguyên nhân của những thành tựu

Sau hơn một năm nghiên cứu và xây dựng, công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ khớp kỳ hạn FTP đã chính thức triển khai trên toàn hệ thống VietinBank từ đầu tháng 4 năm 2011. Giai đoạn 1 sẽ tiến hành mua bán vốn khớp giao dịch cho hai mảng huy động vốn và cho vay. Có thể nói, công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ khớp kỳ hạn FTP đi vào vận hành đã hỗ trợ có hiệu quả và tăng cƣờng công tác quản trị, điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)