Bên cạnh những ƣu điểm và thành tựu đã đạt đƣợc nhƣ đã phân tích ở trên, khi triển khai áp dụng trên toàn hệ thống NHTMCP Công Thƣơng Việt Nam, công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ khớp kỳ hạn FTP cũng đã phát sinh một số nhƣợc điểm, hạn chế nhất định nhƣ sau:
Hệ thống không đủ mã sản phẩm cho các khoản tiền gủi có kỳ hạn lẻ ngày
Hiện nay, nhu cầu của khách hàng rất đa dạng. Tuy nhiên, do đặc điểm của module tiền gửi, mỗi kỳ hạn tƣơng ứng với một sản phẩm, vì vậy việc mở mã sản phẩm theo các kỳ hạn phát sinh sẽ làm ảnh hƣởng tới khả năng chịu tải của hệ thống và rủi ro trong quá trình tác nghiệp. Hệ thống không có đủ mã sản phẩm cho các kỳ hạn lẻ ngày đáp ứng hết nhu cầu của khách hàng. Trong một số trƣờng hợp, chi nhánh phải thực hiện hạch toán vào tài khoản trung gian khi khách hàng gửi tiền hoặc chọn sản phẩm có kỳ hạn không đúng với hợp đồng và tính toán thủ công lãi dự trả. Từ đó dẫn đến hệ quả cơ sở dữ liệu không phản ánh chính xác thông tin giao dịch và dẫn tới thông tin thể hiện trên các báo cáo quản trị nhƣ báo cáo rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, báo cáo lợi nhuận khách hàng…không phản ánh chính xác thực trạng toàn hàng.
Mặc dù, hội sở chính đã có hƣớng dẫn hạch toán cho các khoản tiền gửi có kỳ hạn lẻ ngày, tuy nhiên để thực hiện chi nhánh phải mất nhiều thời gian xử lý và phản ánh không chính xác, kịp thời kết quả kinh doanh của chi nhánh. Đồng thời, sản phẩm này chỉ áp dụng đối với các khoản tiền gửi của định chế tài chính và khách hàng doanh nghiệp đã đƣợc tổng giám đốc phê duyệt mà không áp dụng đối với nhóm khách hàng cá nhân.
Ví dụ: Một khách hàng ĐCTC có nhu cầu gửi 10 tỷ đồng kỳ hạn 25 ngày tại chi nhánh A. Chi nhánh đồng ý trả cho khách hàng lãi suất 14%/năm. Giá mua vốn FTP là 16,90%/năm. Theo quy trình, chi nhánh phải làm tờ trình xin ý kiến về việc nhận khoản tiền gửi trên. Khi nhận đƣợc công văn phê duyệt của tổng giám đốc, chi nhánh
trong hệ thống Incas bằng cách chọn sản phẩm có kỳ hạn tuần lớn hơn và gần nhất là 4 tuần (28 ngày). Sau khi hạch toán, chi nhánh phải gửi các thông tin về khoản tiền gửi trên về phòng KH&HT ALCO để điều chỉnh thủ công. Hệ thống FTP tính giá mua vốn cho kỳ hạn 28 ngày dựa trên lãi suất mua vốn FTP của các kỳ hạn gần nhất.
Khi đến hạn hợp đồng, tức là 25 ngày kể từ ngày khách hàng gửi tiền, thu nhập lãi ròng của chi nhánh sẽ bằng: 10 tỷ đồng *(16.90% - 14%)/360*25. Tuy nhiên, chi nhánh phải kiểm tra lại các báo cáo xuất ra từ hệ thống FTP để chắc chắn không có sự sai sót trong việc điều chỉnh thủ công của cán bộ tại trụ sở chính.
Tình trạng điều chỉnh thu nhập và chi phí FTP thủ công cho chi nhánh
Tùy theo bản chất của từng giao dịch, chi nhánh có thể trình tổng giám đốc để điều chỉnh giá mua bán vốn FTP, thu nhập chi phí FTP cho từng trƣờng hợp cụ thể. Nếu tổng giám đốc phê duyệt, trụ sở chính sẽ điều chỉnh thủ công cho chi nhánh. Tuy nhiên, việc điều chỉnh thủ công này sẽ mất nhiều thời gian xử lý và phản ánh không chính xác, kịp thời kết quả kinh doanh của chi nhánh.
Một số trƣờng hợp đặc biệt, hội sở chính phải điều chỉnh thủ công giá mua bán vốn FTP, thu nhập chi phí FTP cho chi nhánh nhƣ: khoản tiển gửi/tiền vay của khách hàng đặc biệt đƣợc ƣu đãi lãi suất, khoản thƣởng/phạt FTP, đầu mối ngoại tệ…
Ví dụ 1: Chi nhánh TP.HCM là chi nhánh đầu mối về ngoại tệ khu vực phía nam. Theo quy định của ngân hàng Công Thƣơng, chi nhánh TP.HCM đƣợc tồn quỹ 2.5 triệu USD. Tuy nhiên, hàng ngày hệ thống FTP sẽ tự động tính chi phí đối với tổng số dƣ trên tài khoản tiền mặt tại quỹ mà không loại trừ hạn mức đƣợc tồn quỹ là 2.5 triệu USD. Vào cuối tháng, phòng kế hoạch và hỗ trợ ALCO sẽ tính toán thủ công chi phí phần vƣợt hạn mức tồn quỹ của từng ngày và điều chỉnh tăng thu nhập cho các chi nhánh đầu mối ngoại tệ. Nhƣ vậy, việc điều chỉnh này cũng không phản ánh chính xác kịp thời kết quả kinh doanh của chi nhánh và việc theo dõi tính toán thủ công của cán bộ phòng KH&HT ALCO cũng có thể gặp rủi ro tác nghiệp.
Ví dụ 2: Đối với các khoản vay lãi suất ƣu đãi riêng dành cho khách hàng đặc biệt, sau khi trình tổng giám đốc và nhận đƣợc công văn phê duyệt, cán bộ tín dụng phải theo dõi chênh lệch giá bán vốn FTP thực tế hệ thống theo dõi và giá bán vốn FTP mà hội sở chính cam kết theo công văn phê duyệt để làm tờ trình xin điều chỉnh tăng thu nhập. Nhƣ vậy, việc điều chỉnh thủ công này không phản ánh kịp thời hiệu quả kinh doanh của chi nhánh, đồng thời việc theo dõi và tính toán thủ công của cán bộ tín dụng cũng có thể gặp sai sót.
Chưa đánh giá được chính xác hiệu quả kinh doanh của các chi nhánh do vẫn đang áp dụng công cụ tính lãi điều hòa một giá cho một số mảng hoạt động.
Giai đoạn 1 chỉ tiến hành mua bán vốn khớp giao dịch cho hai mảng huy động vốn và cho vay. Trong thời gian tới, VietinBank sẽ tiếp tục nghiên cứu để mở rộng, nâng cấp hệ thống trong giai đoạn 2 - mua bán vốn theo từng giao dịch tới các mảng hoạt động khác trên bảng cân đối kế toán, bao gồm đầu tƣ, kinh doanh ngoại tệ, tài trợ thƣơng mại...
Việc áp dụng công cụ tính lãi điều hòa một giá cho một số mảng hoạt động còn lại ở VietinBank hiện nay khiến cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các chi nhánh chƣa thật sự chính xác.
Các chi nhánh vẫn bị ràng buộc bởi hạn mức tồn quỹ
Hội sở chính sẽ quy định hạn mức tồn quỹ hàng ngày cho từng chi nhánh. Trƣờng hợp chi nhánh để lƣợng tiền mặt tồn quỹ vƣợt mức quy định sẽ bị tính chi phí trên số dƣ vƣợt hạn mức. Đây là một khó khăn và bất lợi cho chi nhánh. Vì chi nhánh phải luôn đảm bảo lƣợng tiền mặt cần thiết để thỏa mãn nhu cầu thanh khoản của khách hàng và việc nộp hay rút tiền mặt tại NHNN cũng phải mất rất nhiều thời gian. Có nhiều trƣờng hợp khách hàng rút tiền mặt tại chi nhánh phải đợi khá lâu vì phải chờ chi nhánh rút tiền mặt tại NHNN. Ngoài ra, có trƣờng hợp khách hàng có nhu cầu nộp số tiền lớn nhƣng đã quá giờ làm việc, chi nhánh buộc phải nhận nhƣng chi nhánh sẽ
sợ bị phạt vƣợt hạn mức. Điều này ảnh hƣởng đến uy tín, chất lƣợng và khả năng phục vụ khách hàng của ngân hàng.
Ngoài ra, hệ thống FTP sẽ tính chi phí cho tổng số dƣ trên tài khoản tiền mặt tại quỹ mà không loại trừ phần hạn mức đƣợc phép tồn quỹ. Cán bộ phòng KH&HT ALCO sẽ tính toán và điều chỉnh thủ công thu nhập cho từng chi nhánh vào cuối tháng. Đồng thời, cán bộ tại chi nhánh phải theo dõi các tài khoản trung gian hàng ngày để đối chiếu với hội sở chính. Nhƣ vậy, việc điều chỉnh này cũng không phản ánh chính xác kịp thời kết quả kinh doanh của chi nhánh.
Ví dụ: Chi nhánh TP.HCM có mức tồn quỹ đối với VND là 30 tỷ đồng. Chi nhánh TP.HCM có 10 phòng giao dịch, 1 quỹ tiết kiệm, 10 quầy thanh toán tại phòng kế toán giao dịch. Chi nhánh phải luôn đảm bảo việc ứng quỹ đầu ngày của các điểm giao dịch trên vào sáng sớm ngày làm việc tiếp theo để thực hiện giao dịch với khách hàng. Trƣờng hợp, khách hàng có nhu cầu nộp số tiền lớn nhƣng chi nhánh không kịp nộp tiền mặt về tài khoản tại NHNN, hoặc trƣờng hợp khách hàng báo rút số tiền lớn vào sáng sớm ngày làm việc tiếp theo nhƣng chi nhánh không kịp rút tiền mặt tại NHNN, buộc chi nhánh phải chuẩn bị tiền mặt trƣớc để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Nhƣ vậy, số tiền mặt tồn quỹ tại chi nhánh sẽ vƣợt hạn mức quy định. Chi nhánh sẽ bị tính chi phí cho khoản vƣợt hạn mức trên. Đây là một khó khăn cho chi nhánh khi luôn phải đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản của khách hàng nhƣng đồng thời phải đảm bảo không vƣợt hạn mức tồn quỹ quy định.
Lỗi trong công tác chuẩn hóa dữ liệu
Hệ thống điều chuyển vốn nội bộ FTP lấy nguồn dữ liệu vào từ corebanking và các hệ thống khác của VietinBank. Do vậy nếu dữ liệu nhập sai so với hồ sơ giấy thì hệ thống tự động sẽ áp giá sai và sẽ không đánh giá đúng lãi (lỗ) của các ĐVKD.
Hệ thống FTP làm đầu vào cho các hệ thống khác nhƣ quản trị tài sản nợ - tài sản có, đánh giá phân tích lợi nhuận chi nhánh. Do đó, nếu dữ liệu sai cũng sẽ dẫn đến
Ví dụ: trƣờng hợp cán bộ tín dụng gắn sai mã lãi suất đối với tài khoản vay của khách hàng làm cho chƣơng trình tính giá bán vốn FTP sai. Những trƣờng hợp này rất khó phát hiện vì không có bộ phận kiểm tra lại. Đối với những trƣờng hợp hệ thống tính giá bán vốn FTP có lợi cho chi nhánh so với thực tế, cán bộ tín dụng sẽ bỏ qua và không làm tờ trình điều chỉnh giảm thu nhập. Do đó không đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh của chi nhánh.
Chi phí ứng dụng cao
Để áp dụng công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ khớp kỳ hạn FTP, công cụ này phải đƣợc triển khai đồng bộ đến tất cả các chi nhánh ngân hàng trên toàn quốc. Đối với các ngân hàng có mạng lƣới chi nhánh rộng nhƣ VietinBank, việc đầu tƣ cho phát triển công nghệ ứng dụng công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ khớp kỳ hạn FTP đòi hỏi phải có tiềm lực vốn rất lớn.
Hạn chế cán bộ truy cập hệ thống FTP
Hiện nay, hệ thống FTP chỉ cấp mã truy cập cho một số cán bộ lãnh đạo tại mỗi chi nhánh. Do mới bƣớc đầu triển khai nên nếu truy cập rộng rãi hệ thống sẽ không chịu tải đƣợc. Đồng thời, việc hạn chế cán bộ truy cập hệ thống FTP sẽ gây khó khăn cho cán bộ nghiệp vụ khi cần vấn tin, kiểm tra lãi suất mua bán vốn hay dự tính giá mua bán vốn cho cho các khoản tiền gửi, tiền vay.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chƣơng 2 của luận văn tiến hành phân tích đánh giá thực trạng áp dụng công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP tại VietinBank, cụ thể là:
Thứ nhất, giới thiệu tổng quan về VietinBank nhƣ: quá trình hình thành và phát triển, mô hình cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý, hệ thống quản lý tài sản.
Thứ hai, giới thiệu các công cụ điều chuyển vốn nội bộ tại VietinBank qua các thời kỳ, so sánh hai cơ chế quản lý vốn cũ và cơ chế quản lý vốn tập trung, so sánh công cụ tính lãi điều hòa một giá cũ và công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP tại VietinBank.
Thứ ba, phân tích mô hình vận hành hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP bao gồm mô hình vận hành hệ thống FTP tại hội sở chính và tại chi nhánh, hệ thống báo cáo FTP, mô hình định giá FTP, tính toán thu nhập và chi phí FTP.
Thứ tư, nghiên cứu phân tích thực trạng áp dụng công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP tại VietinBank. Từ đó thấy đƣợc mặt ƣu điểm, hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế.
Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế rút ra từ phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP tại VietinBank là cơ sở khoa học thực tiễn cho hệ thống giải pháp ở chƣơng 3 của luận văn.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG CỤ ĐỊNH GIÁ ĐIỀU CHUYỂN VỐN NỘI BỘ FTP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM