Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng tin học cho giáo viên phổ thông tại trung tâm ngoại ngữ tin học tỉnh phú thọ​ (Trang 29)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động bồi dưỡng

1.3.1. Cơ chế chính sách

- Việc đầu tư tài chính, phân bố ngân sách của Nhà nước phục vụ cho Giáo dục - Đào tạo nói chung và đào tạo bồi dưỡng nói riêng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng bồi dưỡng giáo viên; sự quan tâm của Nhà nước về chế độ chính sách, lương, thưởng, phụ cấp, ưu đãi đối với giảng viên, giáo viên, là yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ nhà giáo, chất lượng giảng viên chuyên gia bồi dưỡng.

- Việc tăng cường cơ sở vật chất - thiết bị dạy học hiện đại hóa chất cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đầu tư các thiết bị hiện đại góp phần làm tăng hiệu quả của giáo dục.

1.3.2. Nhà quản lý

- Để quản lý tốt hoạt động của hoạt động bồi dưỡng, Phó hiệu trưởng phải có trình độ chun mơn quản lý cao và có uy tín với đồng nghiệp: nắm vững lý luận dạy học, phương pháp dạy học, có khả năng phân tích đánh giá năng lực hoạt động sư phạm của giáo viên, đi đầu trong đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm - tra đánh giá và chỉ đạo sát sao hoạt động dạy học; Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng có phẩm chất đạo đức, tác phong làm việc, khả năng tập hợp, thuyết phục,... là những yếu tố cần thiết, có ảnh hướng lớn đến việc nâng cao hiệu quả quản lý tổ chuyên môn của nhà quản lý.

- Hiệu phó phụ trách chuyên môn đào tạo bồi dưỡng phải là người có trình độ chun mơn vững vàng, là giáo viên cốt cán có nhiều thành tích trong hoạt động giáo dục; là người có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, tác phong công việc mẫn cán,... là những yếu tố có ảnh hướng đến việc quản lý hoạt động đào tạo bồi dưỡng.

1.3.3. Đội ngũ giáo viên

- Số lượng và chất lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên là một trong những yếu tố quan trọng và có ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu trưởng.

- Sự phối hợp, hợp tác đồng thuận giữa các thành viên và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường cũng là yếu tố quan trọng trong quản lý.

- Cho đến thời điểm hiện tại giáo viên được đào tạo dạy học theo hướng tiếp cận nội dung phương pháp cũ. Chưa được đào tạo bồi dưỡng về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo tiếp cận năng lực thực hành

- Giáo viên cịn gặp nhiều khó khăn vì nội dung dạy học vẫn là sách giáo khoa, sách giáo viên viết cho phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cũ,

nay họ phải tự đổi mới các dạy, hình thức dạy học theo phương pháp dạy học mới cũng là một trong những khó khăn khi triển khai.

1.3.4. Học viên

- Số lượng, chất lượng học viên đầu vào để đào tạo bồi dưỡng không đồng đều, cả về tuổi đời, tuổi nghề, trình độ chun mơn, học viên rất đã dạng bởi vậy việc bồi dưỡng phải sử dụng phương pháp tiếp cận từng đối tượng học viên là khó khăn và phức tạp

- Số lượng học viên trong mỗi lớp tập huấn bồi dưỡng còn quá cao nên các tiếp cận đến từng học viên gặp rất nhiều khó khăn.

1.3.5. Mơi trường

- CSVC, thiết bị dạy học có ảnh hưởng tới việc quản lý nhà trường và quản lý hoạt động chun mơn. Điều kiện có sở vật chất, thiết bị dạy học ảnh hưởng đến đến hoạt động dạy học vì điều kiện của nhà trường

- Với các lớp học bồi dưỡng chú trọng đến yếu tố thực hành thì việc đầu tư cơ sở vật chất cho từng học viên tham gia rất quan trọng và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng đào tạo bồi dưỡng.

- Môi trường xã hội: xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, tổ chức phong trào thi đua hai tốt, xây dựng văn hóa nhà trường; tạo mối quan hệ giữa nhà trường với địa phương, nhà trường với cha mẹ học sinh và nhà trường với ngành giáo dục là những yếu tố đặc biệt quan trọng có ảnh hưởng tới việc quản lý của nhà trường.

Kết luận chương 1

Tổng quan các cơng trình nghiên cứu ở trong và ngồi nước có liên quan đến đề tài luận văn cho thấy: lý luận về công tác QL và QL hoạt động bồi dưỡng giáo viên đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm, đặc biệt đã có một số luận văn, luận án nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề quản lý bồi dưỡng giáo viên nói chung, rất ít cơng trình nghiên cứu về hoạt động bồi dưỡng tin học cho giáo viên phổ thông và quản lý hoạt động bồi dưỡng tin học cho giáo viên phổ thông ở các Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học. Đặc biệt, ở nước ta chưa có cơng trình nghiên cứu độc lập nào về quản lý hoạt động bồi dưỡng tin học cho giáo viên phổ thông tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học Phú Thọ.

Bồi dưỡng giáo viên là quá trình bổ sung kiến thức, kỹ năng (những nội dung liên quan đến nghê nghiệp) để nâng cao trình độ trong một lĩnh vực hoạt động chuyên môn nhất định, giúp giáo viên có cơ hội củng cố, mở mang hoặc nâng cao hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo chun mơn nghiệp vụ có sẵn nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công việc đang làm.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng tin học cho giáo viên phổ thông là sự tác động có hướng đích, có tổ chức, có kế hoạch... của nhà quản lý đối với đội ngũ giáo viên phổ thông nhằm bổ sung những kiến thức về khoa học, công nghệ - thơng tin cịn thiếu hoặc đã lạc hậu, cập nhật thêm nhật thêm những kiến thức mới để nâng cao trình độ sử dụng, khai thác công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên phổ thông, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

BỒI DƯỠNG TIN HỌC CHO GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG TẠI TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ - TIN HỌC TỈNH PHÚ THỌ 2.1. Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu

2.1.1. Vài nét về Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học Tỉnh Phú Thọ

2.1.1.2. Lịch sử hình thành

Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học tỉnh Phú Thọ là đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, được thành lập theo Quyết định số 1052/QĐ-UB, ngày 04/6/1996 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ; có chức năng, nhiệm vụ: Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Tin học và Ngoại ngữ trong ngành, cùng với Sở Giáo dục - Đào tạo thực thi các phần mềm Tin học trên máy vi tính, đáp ứng yêu cầu học tập tin học, ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh.

Ngay từ khi mới thành lập, bắt đầu từ việc tìm ra hướng đi đúng đắn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và nhu cầu học tập của nhân dân, với phương châm đa dạng hóa các loại hình đào tạo song song với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả sau đào tạo, Trung tâm đã góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển chung của Ngành GD - ĐT tỉnh Phú Thọ, đáp ứng được yêu cầu nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, đóng góp một phần vào cơng cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

Cho đến nay, Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học đã trải qua chặng đường hơn 20 năm xây dựng và phát triển. Được đánh giá là cơ sở giáo dục đầu ngành trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tin học và ngoại ngữ cho ngành Giáo dục & Đào tạo Phú Thọ. Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học được UBND tỉnh giao nhiệm vụ: Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng tin học cho các đối tượng có nhu cầu, đặc biệt là đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học cho đội ngũ giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh; Tổ chức thực hiện các chương

trình giáo dục như: Chương trình mục tiêu quốc gia đào tạo ngoại ngữ, tin học cho giáo viên các tỉnh miền núi. Chương trình tin học, tin học trình độ A, B, C. Chương trình giáo dục thường xun ứng dụng cơng nghệ thông tin. Tổ chức các lớp bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ tin học, tin học và cơng nghệ thông tin cho cơ sở giáo dục khác trên địa bàn khi có nhu cầu..... Thực hiện các cơng việc khác có liên quan đến Tin học như biên dịch, phiên dịch hoặc liên quan đến tin học như lập trình, cài đặt phần mềm (như: các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong Quản lý giáo dục). Tổ chức kiểm tra, cấp chứng chỉ cho các học viên của Trung tâm khi đã hồn thành chương trình theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Liên kết với các trung tâm, các cơ sở Ngoại ngữ - Tin học khác tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ Tin học, tin học, công nghệ thông tin. Nghiên cứu, tổng kết, rút kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động của Trung tâm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ, công nghệ thông tin.

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy

Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học tỉnh Phú Thọ gồm có 1 giám đốc, 2 phó giám đốc và các phịng chun mơn: Phịng Hành chính, phịng Đạo tạo, tổ giáo viên tin học và tổ giáo viên ngoại ngữ với tổng số 27 cán bộ, giáo viên.

Về chất lượng: Trình độ chun mơn: Trình độ Thạc sỹ: 06; trình độ Đại học: 18; trình độ Cao đẳng và Trung cấp: 02.

Trình độ lý luận chính trị: 100% cán bộ, giáo viên có trình độ lý luận trung cấp trở lên, trong đó có 1 cán bộ có trình độ cao cấp lý luận chính trị.

2.1.2. Tổ Tin học, Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học Tỉnh Phú Thọ

* Đội ngũ GV Tin học

Trước năm 2001, Tin học chung với Tin học Ngoại ngữ (gọi tắt là Tổ chuyên môn) gồm 19 giáo viên, được chia thành 2 phân môn: Tin học và Ngoại ngữ.

Từ năm 2001, cùng với sự phát triển mở rộng quy mô đào tạo của Trung tâm, hai phân môn này được tách ra và thành hai tổ: Tổ Tin học và Tổ Ngoại

ngữ. Hoạt động bồi dưỡng của Tổ Tin học từng bước phát triển và tiến bộ cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh những giáo viên có trình độ và năng lực chuyên môn vững vàng, giàu kinh nghiệm là đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình, năng động, sáng tạo. Hiện nay, Tổ Tin học của Trung tâm gồm có 12 GV biên chế (trong đó có 02 GV là nữ), độ tuổi từ 28 đến 40. Chất lượng đội ngũ GV Tin học đạt tỷ lệ chuẩn và trên chuẩn về trình độ. Cụ thể: có 03 giáo viên có trình độ Thạc sỹ, 1 giáo viên đang là học viên Cao học và hầu hết các giáo viên hàng năm đều được đi tập huấn phương pháp bồi dưỡng tin học. Điều này đã tạo nên sự chuyển biến về chất lượng bồi dưỡng tin học của Trung tâm.

Về kinh nghiệm công tác, trong tổ Tin học, người có thâm niên bồi dưỡng nhiều nhất là 15 năm, người có thâm niên cơng tác ít nhất là 7 năm. Thực trạng về đội ngũ giáo viên Tin học của Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học tỉnh Phú Thọ được thể hiện rõ hơn trong bảng sau:

Bảng 2.1: Thực trạng đội ngũ giáo viên Tin học

Giới tính Số lượng % Nữ 2 16,7 Nam 10 83,3 Độ tuổi Dưới 30 1 8,3 Từ 30 đến 40 11 91,7 Trên 40 0 0

Thâm niên công tác

Dưới 5 năm 0 0

Từ 5 năm đến 10 năm 2 16,7

Trên 10 năm 10 83,3

Trình độ Thạc sỹ 3 25,0

Cử nhân 9 75,0

Theo số liệu bảng 2.1 chúng ta thấy 83,3% giáo viên trong bộ môn là nam và ở độ tuổi còn trẻ. Việc quản lý và phân công lao động , kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn ở tầm vĩ mô khá ổn định trước mắt cũng như phát triển trong tương lai.

Về trình độ, bộ mơn có 3 Thạc sỹ, 1 giáo viên đang là học viên Cao học và theo kế hoạch của Trung tâm chỉ vài năm tới sẽ có 100% số giáo viên Tin học có trình độ Thạc sỹ.

Về cơng việc, như đã trình bày ở trên, Tổ Tin học đảm nhận việc dạy tin học cho tất cả các lớp bồi dưỡng tin học, cho nhiều đối tượng với các hệ đào tạo ngắn, trung và dài hạn. Với quy mô đào tạo của Trung tâm hiện nay có thể đáp ứng đào tạo, bồi dưỡng Tin học cho tất cả các đối tượng có nhu cầu; Tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đào tạo tin học cho giáo viên; Tổ chức các lớp bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ tin học cho các cơ sở giáo dục khác trên địa bàn tỉnh, (trong đó có chương trình dạy tin học cho giáo viên phổ thông tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học Phú Thọ). Thực hiện các cơng việc khác có liên quan đến tin học, tổ chức và chấm thi công chức, tổ chức kiểm tra, cấp chứng chỉ cho các học viên của Trung tâm khi đã hồn thành chương trình theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Liên kết với các Trung tâm, các cơ sở Ngoại ngữ - Tin học khác tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ Tin học cho học viên. Nghiên cứu khoa học và có nhiều đề tài đã được ứng dụng… Đó là một khối lượng cơng việc lớn đối với Tổ Tin học. Khó khăn trong thời điểm hiện tại mà các giáo viên trong Tin học đang phải đối mặt là cùng một lúc phải hoàn thành khối lượng lớn công việc bồi dưỡng bên cạnh việc học tập nâng cao trình độ, song các cán bộ, giáo viên trong tổ ln cố gắng hồn thành cơng việc của mình với tinh thần, trách nhiệm cao nhất. Bên cạnh những khó khăn, tổ Tin học cũng có những thuận lợi nhất định đó là: Hầu hết giáo viên trong tổ có trình độ và năng lực chun mơn vững vàng, giàu kinh nghiệm chun mơn trong nghề, Tin học cịn có những giáo viên trẻ năng động, sáng tạo nhiệt tình và có điều kiện tốt về thời gian và sức khỏe cho công việc.

2.2. Thực trạng bồi dưỡng tin học cho giáo viên phổ thông tại Trung tâm Ngoại ngữ Ngoại ngữ

2.2.1. Khái quát về giáo dục phổ thông

Trong những năm qua, GD&ĐT của tỉnh đã có sự phát triển mạnh mẽ về quy mơ; mạng lưới trường, lớp tiếp tục được rà soát điều chỉnh đảm bảo sự phát triển ổn định và đa dạng. Hiện nay mỗi xã, phường, thị trấn đều có ít nhất một trường mầm non, tiểu học; hầu hết đều có trường THCS; mỗi huyện, thành, thị đều có ít nhất 02 trường THPT trở lên; 100% số xã, phường, thị trấn đều có trung tâm học tập cộng đồng. Quy mơ, mạng lưới trường, lớp về cơ bản đã tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em đến trường, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Năm học học 2013-2014, tồn tỉnh có 306 trường tiểu học và trường có cấp tiểu học (299 trường tiểu học công lập, 05 trường tiểu học và THCS, 01 trường ngồi cơng lập có 03 cấp học, 01 trung tâm bảo trợ trẻ em mồ cơi tàn tật); 257 trường THCS và trường có cấp THCS (247 trường THCS, 05 trường tiểu học và THCS, 04 trường phổ thông dân tộc Nội trú huyện, 01 trường ngồi cơng lập có 03 cấp học); 47 trường THPT (35 trường cơng lập, 12 trường ngồi công lập); 14 trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp (10 trung tâm giáo dục thường xuyên), 08 trung tâm kỹ thuật tổng hợp -hướng nghiệp và trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp (04 trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp); 01 trung tâm ngoại ngữ - tin học; 277/277 xã, phường, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng.

Quy mơ và tỷ lệ huy động học sinh đến trường tiếp tục được duy trì và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng tin học cho giáo viên phổ thông tại trung tâm ngoại ngữ tin học tỉnh phú thọ​ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)