Thực trạng hoạt động bồi dưỡng tin học cho giáo viên phổ thông tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng tin học cho giáo viên phổ thông tại trung tâm ngoại ngữ tin học tỉnh phú thọ​ (Trang 40 - 45)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2. Thực trạng bồi dưỡng tin học cho giáo viên phổ thông tại Trung tâm

2.2.3. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng tin học cho giáo viên phổ thông tạ

2.2.3. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng tin học cho giáo viên phổ thông tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học tỉnh Phú Thọ Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học tỉnh Phú Thọ

Để hiểu rõ hơn thực trạng bồi dưỡng tin học cho giáo viên phổ thông tại trung tâm Ngoại ngữ - Tin học tỉnh Phú Thọ, tác giả đã tiến hành khảo sát trên 122 khách thể. Trong đó: 10 CBQL, 12 GV của Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học và 100 học viên là giáo viên của các trường THPT trên địa bàn tỉnh, kết quả khảo sát được tổng hợp dưới bảng sau:

2.2.3.1. Thực trạng nội dung bồi dưỡng Tin học cho GV phổ thông tại Trung tâm NN-TH Phú Thọ

Bảng 2.3. Thực trạng nội dung bồi dưỡng Tin học cho GV phổ thông

TT Thực trạng nội dung bồi dưỡng Tin

học cho GV phổ thông

Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả

TX (3đ) ĐK (2đ) KBG (1đ) X 1 Thứ bậc HQ (3đ) BT (2đ) KHQ (1đ) X 2 Thứ bậc 1 Tìm kiếm, khai thác, xử lý thông tin

phục vụ bài giảng 35 76 11 2.20 3 36 66 20 2.13 3 2 Sử dụng một số phần mềm dạy học 80 42 0 2.66 2 67 33 22 2.37 1 3 Thiết kế giáo án điện tử 90 32 0 2.73 1 64 30 28 2.30 2 4 Dạy học với công nghệ thông tin 37 71 14 2.19 4 32 72 18 2.11 4 5

Nội dung khác (Tham gia diễn đàn, thảo luận trực tuyến, tham gia học trực tuyến….)

40 47 35 2.04 5 37 48 37 2.00 5

Nhận xét:

Từ số liệu ở bảng trên, ta thấy các nội dung bồi dưỡng Tin học cho giáo viên phổ thông ở Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học tỉnh Phú Thọ đang được thực hiện ở mức khá thường xuyên, điều này thể hiện điểm trung bình chung ở mức độ thực hiện cóX đạt từ 2.04 đến 2.73. Tuy nhiên, hiệu quả bồi dưỡng lại chưa tương xứng, với điểm đánh giá trung bình trung X đạt từ 2.00 đến 2.37. Cụ thể như sau:

Ở mức độ thực hiện: có giá trị trung bình X đạt từ 2.04 đến 2.73. Trong đó, nội dung “Thiết kế giáo án điện tử” được đánh giá là thực hiện thường xuyên nhất (X = 2.73); nội dung “Nội dung khác (Tham gia diễn đàn, thảo luận trực tuyến, tham gia học trực tuyến….)” được đánh giá là thực hiện ít thường xuyên nhất (X = 2.73). Sở dĩ có thực trạng trên là do, thực trạng năng lực thiết kế giáo án điện tử của giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Phú Thọ còn nhiều hạn chế. Do đó, nội dung bồi dưỡng về thiết kế giáo án điện tử thường được chú trọng và bồi dưỡng thường xuyên. Một số nội dung như:

hướng dẫn Gv tham gia các diễn đàn trên internet, thảo luận trực tuyến, học trực tuyến… được xác định là những nội dung chưa thực sự cần thiết với GV phổ thơng trong thời điểm hiện nay, nên ít thường xuyên được bồi dưỡng.

Ở mức độ hiệu quả: giá trị trung bình X đạt từ 2.00 đến 2.37. Trong đó, nội dung “Sử dụng một số phần mềm dạy học”được đánh giá là thực hiện hiệu quả nhất (X = 2.37); các nội dung như: Tham gia diễn đàn, thảo luận trực tuyến, tham gia học trực tuyến…. được đánh giá là thực hiện ít hiệu quả nhất. Điều này cũng khá bất cập, bởi vì nhu cầu bồi dưỡng về tham gia các diễn đàn, thảo luận trực tuyến, tham gia học trực tuyến… của giáo viên phổ thơng ngày càng có xu hướng gia tăng, nhất là trong thời kỳ khoa học công nghệ phát triển nhanh như hiện nay. Do vậy, Trung tâm cũng cần nghiên cứu, bổ sung và đưa vào chương trình bồi dưỡng cho giáo viên để phục vụ cho công tác đổi mới dạy học trong thời gian tới.

2.2.3.2. Thực trạng phương pháp bồi dưỡng Tin học cho GV phổ thông tại Trung tâm NN-TH Phú Thọ

Bảng 2.4. Thực trạng phương pháp bồi dưỡng Tin học cho GV phổ thông

TT

Thực trạng phương pháp bồi dưỡng Tin học cho GV phổ

thông

Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả

TX (3đ) ĐK (2đ) KBG (1đ) X 1 Thứ bậc HQ (3đ) BT (2đ) KHQ (1đ) X 2 Thứ bậc 1 Phương pháp thuyết trình 76 46 0 2.62 3 36 56 30 2.05 5 2 Phương pháp thảo luận nhóm 60 62 0 2.66 2 57 43 22 2.28 2 3 Phương pháp đối thoại 52 70 0 2.49 4 44 50 28 2.13 3 4 Phương pháp thực hành 103 19 0 2.84 1 89 25 8 2.66 1 5 Phương pháp tự bồi dưỡng của

học viên 40 64 18 2.18 6 18 55 49 1.75 7

6 Phương pháp bồi dưỡng nhóm

nhỏ qua tổ nhóm chuyên môn. 53 48 21 2.26 5 37 59 26 2.09 4 7 Phương pháp khác (dự án, nghiên

Nhận xét:

Một cách khái quát có thể thấy, các phương pháp bồi dưỡng tin học cho giáo viên phổ thông tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học Phú Thọ là khá đa dạng, các phương pháp bồi dưỡng được sử dụng một cách khá thường xuyên. Tuy nhiên, mức độ sử dụng các phương pháp bồi dưỡng là không đồng đều và mức độ hiệu quả của các phương pháp là khác nhau.

Ở mức độ thực hiện, các biện pháp bồi dưỡng được đánh giá thực hiện khá thường xuyên. Tuy nhiên, giữa các phương pháp bồi dưỡng lại có mức độ sử dụng chênh lệch khá lớn (giá trị trung bình đạt từ 1.96 đến 2.84). Trong đó, “Phương pháp thực hành” và “Phương pháp thảo luận nhóm”là hai phương pháp được đánh giá thực hiện thường xuyên nhất (giá trị trung bình lần lượt là 2.84 và 2.66). Các phương pháp bồi dưỡng như: bồi dưỡng theo dự án, nghiên cứu mơ hình… là những biện pháp được đánh giá là thực hiện ít thường xuyên nhất (giá trị trung bình là 1.96). Có thực trạng này là do, đặc thù của bồi dưỡng tin học, phải thao tác và thực hành trên máy là chủ yếu, do đó, những phương pháp bồi dưỡng như thực hành, trải nghiệm, thảo luận… được đánh giá là sử dụng thường xuyên.

Ở mức độ hiệu quả, các phương pháp bồi dưỡng khác nhau, được đánh giá có mức độ hiệu quả là khác nhau (giá trị trung bình đạt từ 1.75 đến 2.66). Có thể thấy, sự chênh lệch về mức độ hiệu quả của các phương pháp bồi dưỡng tin học tại Trung tâm NN-TH Phú Thọ là tương đối lớn. Theo đó, những phương pháp bồi dưỡng được đánh giá có hiệu quả cao là những phương pháp giúp cho người học có thể trực tiếp thao tác, sử dụng và ứng dụng CNTT phục vụ cho công tác giảng dạy trong nhà trường như: thực hành (X =2.66), thảo luận nhóm (X = 2.28). Ngược lại, các phương pháp bồi dưỡng theo dự án, nghiên cứu mơ hình…, đặc biệt là phương pháp tự bồi dưỡng của học viên được đánh giá có hiệu quả chưa cao (X = 1.75). Một phần do điều kiện, hoàn cảnh của GV phổ thơng cịn gặp nhiều khó khăn, do đó mà cơng tác tự bồi dưỡng chưa được chú trọng. Nguyên nhân nữa có thể xuất phát từ ý thức tự học, tự bồi dưỡng của GV phổ thơng cịn nhiều hạn chế, nên hiệu quả tự học chưa được đánh giá cao.

2.2.3.3. Thực trạng hình thức bồi dưỡng Tin học cho GV phổ thông tại Trung tâm NN-TH Phú Thọ

Bảng 2.5. Thực trạng hình thức bồi dưỡng Tin học cho GV phổ thông

TT Thực trạng hình thức bồi dưỡng Tin học cho GV phổ thông

Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả

TX (3đ) ĐK (2đ) KBG (1đ) X 1 Thứ bậc HQ (3đ) BT (2đ) KHQ (1đ) X 2 Thứ bậc 1 Bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng

thường xuyên theo chu kỳ 66 45 11 2.45 3 64 30 28 2.30 3 2 Bồi dưỡng để dạy theo chương trình

và sách giáo khoa mới 70 42 10 2.49 2 67 32 23 2.36 1 3 Bồi dưỡng tập trung, định kỳ 77 35 10 2.55 1 65 35 22 2.35 2 4 Bồi dưỡng từ xa 40 45 37 2.02 4 37 48 37 2.00 5 5 Hình thức bồi dưỡng khác (bồi

dưỡng theo dự án, theo chuyên đề…) 38 49 35 2.02 4 34 70 18 2.13 4

Nhận xét:

Qua bảng 2.5 có thể thấy, hoạt động bồi dưỡng tin học cho giáo viên phổ thông tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học Phú Thọ được diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Ở mức độ thực hiện, giá trị trung bình đạt từ 2.02 đến 2.55. Trong đó, hình thức “bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ”được sử dụng thường xuyên nhất (X = 2.55), hình thức “bồi dưỡng theo dự án, theo chuyên đề…” được đánh giá là thực hiện ít thường xuyên nhất (X = 2.02). Ở mức độ hiệu quả, giá trị trung bình đạt từ 2.00 đến 2.36. Trong đó hình thức “Bồi dưỡng để dạy theo chương trình và sách giáo khoa mới” được đánh giá là thực hiện có hiệu quả nhất (X = 2.36); hình thức “bồi dưỡng từ xa”và “bồi dưỡng theo dự án, theo chuyên đề…” được đánh giá là thực hiện ít hiệu quả nhất (X lần lượt là 2.00 và 2.13). Thực trạng trên cho thấy, Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học chưa khai thác hết thế mạnh của các hình thức bồi dưỡng, đặc biệt là hình thức bồi dưỡng từ xa. Khi mà hiện nay khoa học công nghệ phát triển, đội ngũ GV phổ thơng lại có ít thời gian thì hình thức bồi dưỡng này cần phải được quan tâm sử

dụng nhiều hơn, khai thác tốt hơn tính ưu việt của KHCN trong bồi dưỡng GV phổ thơng nói chung và bồi dưỡng tin học cho GV phổ thơng nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng tin học cho giáo viên phổ thông tại trung tâm ngoại ngữ tin học tỉnh phú thọ​ (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)