8. Cấu trúc của luận văn
2.2. Thực trạng bồi dưỡng tin học cho giáo viên phổ thông tại Trung tâm
2.2.1. Khái quát về giáo dục phổ thông
Trong những năm qua, GD&ĐT của tỉnh đã có sự phát triển mạnh mẽ về quy mô; mạng lưới trường, lớp tiếp tục được rà soát điều chỉnh đảm bảo sự phát triển ổn định và đa dạng. Hiện nay mỗi xã, phường, thị trấn đều có ít nhất một trường mầm non, tiểu học; hầu hết đều có trường THCS; mỗi huyện, thành, thị đều có ít nhất 02 trường THPT trở lên; 100% số xã, phường, thị trấn đều có trung tâm học tập cộng đồng. Quy mơ, mạng lưới trường, lớp về cơ bản đã tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em đến trường, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Năm học học 2013-2014, tồn tỉnh có 306 trường tiểu học và trường có cấp tiểu học (299 trường tiểu học công lập, 05 trường tiểu học và THCS, 01 trường ngồi cơng lập có 03 cấp học, 01 trung tâm bảo trợ trẻ em mồ côi tàn tật); 257 trường THCS và trường có cấp THCS (247 trường THCS, 05 trường tiểu học và THCS, 04 trường phổ thơng dân tộc Nội trú huyện, 01 trường ngồi cơng lập có 03 cấp học); 47 trường THPT (35 trường cơng lập, 12 trường ngồi công lập); 14 trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp (10 trung tâm giáo dục thường xuyên), 08 trung tâm kỹ thuật tổng hợp -hướng nghiệp và trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp (04 trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp); 01 trung tâm ngoại ngữ - tin học; 277/277 xã, phường, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng.
Quy mô và tỷ lệ huy động học sinh đến trường tiếp tục được duy trì và phát triển, số cháu hiện đang theo học tiểu học là: 92.197, đạt tỷ lệ huy động 99,9% trẻ em từ 6-10 tuổi; số học sinh THCS là: 78.069, đạt tỷ lệ huy động 97,2% số trẻ từ 11-14 tuổi; số học sinh THPT và BTTHPT là: 44.252 chiếm 84,1% thanh, thiếu niên từ 15-17 tuổi. Quy mô học sinh, sinh viên của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp,...tiếp tục tăng cùng với sự
đa dạng hố các loại hình và ngành nghề đào tạo, trên cơ sở gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động đã từng bước phục vụ tốt hơn yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh.
Chất lượng giáo dục toàn diện đã có những chuyển biến bước đầu theo mục tiêu đào tạo (đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng sống, hiểu biết về nghề nghiệp,...). Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học của các cơ sở giáo dục dược tăng cường đáp ứng yêu cầu tối thiểu theo quy định; công bằng trong giáo dục được đảm bảo; công tác phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở được củng cố, duy trì, tạo điều kiện để tiếp tục triển khai thực hiện công tác phổ cập giáo dục trung học giai đoạn 2006-2010 định hướng đến năm 2015.
Giáo dục THPT đã tham gia tích cực và hiệu quả các hoạt động chính trị, văn hố, xã hội ở địa phương, đóng góp quan trọng trong việc tạo nguồn cho đào tạo lực lượng lao động có trình độ cao và các loại hình lao động phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Tuy nhiên, trước yêu cầu về phát triển quy mô, nâng cao chất lượng, thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng trong điều kiện là một tỉnh miền núi nghèo, thu nhập và đời sống người dân còn thấp, điều kiện huy động các nguồn lực cịn nhiều hạn chế do đó chưa có điều kiện đầu tư cho phịng học bộ mơn, thư viện, thí nghiệm, nhà điều hành, sân chơi bãi tập,...để xây dựng trường chuẩn quốc gia, trường điểm, trường chất lượng cao,...