8. Cấu trúc của luận văn
2.5. Đánh giá kết quả quản lý hoạt động bồi dưỡng tin học cho giáo viên phổ
phổ thông tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học Phú Thọ
2.5.1. Thành tựu và nguyên nhân trong quản lý hoạt động bồi dưỡng tin học cho giáo viên phổ thông tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học Phú Thọ cho giáo viên phổ thông tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học Phú Thọ
Qua nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng tin học cho giáo viên phổ thông tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học Phú Thọ, tác giả nhận thấy công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng tin học cho giáo viên phổ thông tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học Phú Thọ đã đạt được một số thành tựu cơ bản như:
Đội ngũ CBQL và GV đã có nhận thức tương đối tốt về vị trí, vai trị của cơng tác bồi dưỡng tin học đối với giáo viên phổ thơng. Thấy được những lợi ích của việc ứng dụng CNTT vào q trình dạy và học trong giai đoạn hiện nay.
Phó Giám đốc Trung tâm cùng với tổ trưởng tổ Tin học đã chỉ đạo tập thể cán bộ, giáo viên trong Trung tâm tổ chức được nhiều nội dung bồi dưỡng tin học thiết thực cho giáo viên phổ thơng với nhiều phương pháp và hình thức tổ chức khá đa dạng.
Bước đầu đã xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng, đặc biệt là xác định được nhiệm vụ, mục tiêu bồi dưỡng tin học cho giáo viên phổ thông.
Công tác tổ chức, chỉ đạo về cơ bản đã được quan tâm sát sao. Đặc biệt là việc tổ chức triển khai quy chế bồi dưỡng tin học và phân công nhân sự tổ chức hoạt động bồi dưỡng tin học cho giáo viên phổ thông.
Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng tin học cho giáo viên phổ thông bước đầu đã cho thấy những kết quả rất đáng khích lệ. Đã xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá khá chi tiết và cụ thể; việc tổ chức và chỉ đạo xác định các tiêu chí, cơng cụ đánh giá cũng được triển khai khá bài bản.
Công tác quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng tin học và tạo động lực cho đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học tỉnh Phú Thọ bước đầu đã được quan tâm. Đặc biệt, công tác kiểm tra, đánh giá các điều kiện phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng tin học được thực hiện khá thường xuyên; ngoài ra, bước đầu Trung tâm đã xây dựng quy chế sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất…
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những thành tựu trong quản lý hoạt động bồi dưỡng tin học cho giáo viên phổ thông tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học Phú Thọ đó là:
Sự quan tâm từ phía Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ cũng như sự chỉ đạo sát sao từ phía Ban Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học dưới sự trực tiếp điều hành của Phó giám đốc phụ trách
Nhận thức đúng đắn của Ban giám đốc Trung tâm và đội ngũ giáo viên về ý nghĩa, vai trò của công tác bồi dưỡng tin học cho đội ngũ giáo viên phổ thông.
Năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên ở Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học tỉnh Phú Thọ ngày càng được chuẩn hóa và nâng cao.
Tinh thần trách nhiệm, sự nhiệt tình của Ban giám đốc Trung tâm và đội ngũ giáo viên giảng dạy đang công tác tại Trung tâm.
2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân trong quản lý hoạt động bồi dưỡng tin học cho giáo viên phổ thông tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học Phú Thọ
Tuy đã đạt được một số thành tựu rất đáng ghi nhận nhưng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng tin học cho giáo viên phổ thông tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học Phú Thọ vẫn còn những hạn chế, bất cập. Cụ thể:
Vẫn cịn một bộ phận khơng nhỏ CBQL, GV và học viên chưa có nhận thức đúng đắn về vai trị, ý nghĩa của công tác bồi dưỡng tin học cho giáo viên phổ thông.
Công tác lập kế hoạch vẫn còn những hạn chế nhất định, đôi khi cịn thiếu tính linh hoạt. Việc xác định các biện pháp triển khai thực hiện bồi dưỡng tin học cho giáo viên phổ thơng cịn lúng túng. Hay như việc lấy ý kiến đóng góp của tập thể để chỉnh sửa và hoàn thiện kế hoạch chưa được quan tâm đúng mức.
Cơ chế phối hợp tổ chức hoạt động bồi dưỡng tin học cho giáo viên phổ thông tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học Phú Thọ của các đơn vị, cá nhân còn hạn chế, chưa tạo được sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận, quản lý chồng chéo… nên hiệu quả chưa cao.
Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng tin học cho giáo viên phổ thông tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học Phú Thọ còn thiếu đồng bộ. Đặc biệt là hỗ trợ hoặc phân công đơn vị, cá nhân hỗ trợ tổ chức các nội dung, hoạt động bồi dưỡng cho GV và chỉ đạo và tổ chức những buồi sinh hoạt chun mơn/chun đề tại Trung tâm cịn chưa được sát sao.
Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng tin học cho giáo viên phổ thông tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học Phú Thọ vẫn còn nhiều vấn đề cần được giải quyết như: việc tổ chức và chỉ đạo so sánh các kết quả bồi dưỡng với mục tiêu bồi dưỡng và đánh giá cơng bằng và có khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân, tập thể có thành tích cao.
Việc tạo động lực cho đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học tỉnh Phú Thọ còn chưa được quan tâm một cách thỏa đáng…
Những hạn chế trên xuất phát từ một số nguyên nhân cơ bản sau đây: Trình độ tin học của giáo viên phổ thơng cịn thấp và chưa đồng đều, nên việc bố trí, sắp xếp lớp học phù hợp gặp nhiều khó khăn.
Chế độ chính sách, đãi ngộ cho GV cịn chưa thỏa đáng, nên đời sống của một số GV gặp nhiều khó khăn.
Nguồn ngân sách cho việc bồi dưỡng tin học cho giáo viên phổ thơng cịn khá hạn hẹp, dẫn tới cơ sở vật chất còn thiếu, đặc biệt là những thiết bị công nghệ mới nhằm phục vụ công tác bồi dưỡng tin học cho giáo viên còn thiếu và lạc hậu.
Sự phối hợp giữa các đơn vị, bộ phận còn chưa chặt chẽ, chưa tạo ra cơ chế phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị, bộ phận trong việc quản lý hoạt động bồi dưỡng tin học cho giáo viên phổ thông.
Số lượng học viên trong một lớp bồi dưỡng quá đơng, từ đó gây khó khăn cho cơng tác bồi dưỡng nói chung và cơng tác quản lý bồi dưỡng tin học cho giáo viên phổ thơng nói riêng.
Kết luận chương 2
Các nội dung bồi dưỡng, phương pháp và hình thức bồi dưỡng tin học cho giáo viên phổ thông tại trung tâm Ngoại ngữ - Tin học Phú Thọ là khá đa dạng. Tuy nhiên, mức độ thực hiện các nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng mới ở mức trung bình đến trung bình khá, mức độ hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng mới chỉ đạt mức trung bình.
Bước đầu đã xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng, đặc biệt là xác định được nhiệm vụ, mục tiêu bồi dưỡng tin học cho giáo viên phổ thông. Công tác tổ chức triển khai quy chế bồi dưỡng tin học và phân công nhân sự tổ chức hoạt động bồi dưỡng tin học cho giáo viên phổ thông đã được quan tâm chỉ đạo sát sao. Về cơ bản đã xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá khá chi tiết và cụ thể; việc tổ chức và chỉ đạo xác định các tiêu chí, cơng cụ đánh giá cũng được triển khai khá bài bản. Công tác kiểm tra, đánh giá các điều kiện phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng tin học được thực hiện khá thường xuyên; ngoài ra, bước đầu Trung tâm đã xây dựng quy chế sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất…
Tuy nhiên, cơng tác lập kế hoạch vẫn cịn những hạn chế nhất định, đôi khi cịn thiếu tính linh hoạt. Cơ chế phối hợp tổ chức hoạt động bồi dưỡng tin học của các đơn vị, cá nhân còn hạn chế, chưa tạo được sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận, quản lý chồng chéo. Việc hỗ trợ hoặc phân công đơn vị, cá nhân hỗ trợ tổ chức các nội dung, hoạt động bồi dưỡng cho GV và chỉ đạo và tổ chức những buồi sinh hoạt chun mơn/chun đề tại Trung tâm cịn chưa được sát sao. Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng tin học cho giáo viên phổ thơng vẫn cịn nhiều vấn đề cần được giải quyết như: việc tổ chức và chỉ đạo so sánh các kết quả bồi dưỡng với mục tiêu bồi dưỡng và đánh giá cơng bằng và có khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân, tập thể có thành tích cao. Việc tạo động lực cho đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học tỉnh Phú Thọ còn chưa được quan tâm một cách thỏa đáng…
Chương 3
BIỆN PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG TIN HỌC CHO GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG
TẠI TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ - TIN HỌC 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
3.1.1. Đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Điều cốt yếu khi đưa ra các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng tin học cho giáo viên phổ thông tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học tỉnh Phú Thọ khơng chỉ nhằm nâng cao trình độ tin học cho đội ngũ này mà còn nhằm mục đích nâng cao chất lượng đội ngũ, nâng cao tay nghề của nhà giáo, phát triển năng lực của mỗi giáo viên theo sở trường, thế mạnh của họ để đạt mục tiêu cuối cùng là chất lượng dạy và học đáp ứng với nhu cầu của xã hội, của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay và mai sau. Vì vậy, các biện pháp đưa ra phải tính đến xu thế và các yêu cầu đặt ra của đổi mới giáo dục hiện nay nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu đó. Các biện pháp phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo tính nhất quán từ điều tra số liệu cơ bản, phân tích thực trạng, xác định nhu cầu về số lượng và cơ cấu… được thống nhất trong mục tiêu là nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên phổ thơng nói chung và nâng cao trình độ tin học cho giáo viên nói riêng, lấy sức mạnh của đội ngũ giáo viên làm đòn bầy chất lượng giáo dục tồn diện. Do đó, khi đưa ra các biện pháp phải có căn cứ khoa học, phải đúng và phải trúng với các vấn đề mà yêu cầu đổi mới đang cần hiện nay.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Đây là một nguyên tắc rất quan trọng khi đề xuất biện pháp quản lý mới. Nguyên tắc này đòi hỏi nhà nghiên cứu khi đề xuất biện pháp mới phải kế thừa các biện pháp đã và đang thực hiện, có thể là tồn bộ biện pháp, có thể là những điểm hay và tối ưu của mỗi biện pháp, tránh thay thế toàn bộ biện pháp cũ và tạo ra hệ thống mới hồn tồn mà khơng dựa trên thực tiễn, thực trạng biện pháp cũ đã có.
Trước những yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam sau 2015, quản lý hoạt động BDGV cũng cần phải có những sự thay đổi cho phù hợp. Muốn vậy, những thay đổi phải là sự kế thừa những thành tựu đã đạt được và bổ sung những yếu tố mới phù hợp với thực tế giáo dục mà mỗi người giáo viên đang phải đảm nhiệm.
Các biện pháp quản lý hoạt động BDGV được đề xuất mang tính kế thừa sẽ theo định hướng: Đảm bảo đầy đủ các yếu tố cấu trúc của chu trình bồi dưỡng; Đảm bảo tính liên tục trong tổ chức và kế hoạch bồi dưỡng, không tạo ra những thay đổi làm ảnh hưởng đến tiến trình chung trong quản lý dạy học; Các biện pháp đề ra phải đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Khả năng thực hiện được trên cơ sở khai thác, tận dụng được các nguồn lực sẵn có, phát triển đội ngũ giáo viên kế thừa được những khả năng sẵn có của họ cũng như của Nhà nước, của các ngành, các cấp, của nhân dân một cách tối ưu. Tạo ra những sự đột phá dựa trên nền tảng, trên những mặt mạnh đang có để phát triển bền vững.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý
Trong thời gian qua, chất lượng giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã có nhiều tiến bộ: Giáo dục mũi nhọn được duy trì; trình độ học vấn, chun mơn kỹ thuật của lực lượng lao động ngày một nâng cao, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, căn cứ vào các văn bản quy phạm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ và đặc biệt là căn cứ vào Quy hoạch phát triển Giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh, Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên trình Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Trong đó, tập trung thực hiện các chương trình bồi dưỡng cho cán bộ quản lý giáo dục các cấp, nhất là thực hiện chương trình bồi dưỡng nâng cao
trình độ tin học cho đội ngũ giáo viên phổ thông; tạo điều kiện cho giáo viên phổ thông và cán bộ quản lý học tập nâng cao trình độ, ưu tiên đào tạo trên chuẩn đối với những giảng viên tham gia chương trình bồi dưỡng này.
Bên cạnh đó, Trung tâm cũng khuyến khích và tăng cường trao đổi kinh nghiệm trong công tác giảng dạy quản lý hoạt động bồi dưỡng tin học cho giáo viên phổ thông với các đơn vị liên quan trên cơ sở có các quy chế phối hợp chặt chẽ, nhằm mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng hiệu quả nhất cho đội ngũ giáo viên tin học tại các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp
Ngày nay tin học đã được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực từ các ngành khoa học chính xác, khoa học cơ bản đến điều khiển tự động, thông tin liên lạc,... Ðặc biệt tin học được sử dụng nhiều trong công tác quản lý như quản lý sản xuất, quản lý con người, quản lý tài nguyên,... Tin học được xem là một trong những ngành mũi nhọn, chiếm vị trí hàng đầu trong chính sách kinh tế và khoa học kỹ thuật của các nước phát triển.
Thực tiễn cho thấy, trong suốt một thời gian dài, tin học chưa được đưa vào giảng dạy trong nhà trường, nhất là các trường phổ thông ở các vùng trung du miền núi như Phú Thọ. Do vậy, đội ngũ giáo viên cho bộ môn này hầu hết chưa được chú trọng đào tạo, bồi dưỡng.
Với tư cách là người quản lý tổ Tin học, trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học của tỉnh các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ cho giáo viên nói chung và nâng cao trình độ tin học cho đội ngũ giáo viên phổ thông nói riêng, bản thân tơi đã nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên tin học phổ thơng để từ đó đưa ra được các giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng đối với đội ngũ này.
3.1.5. Đảm bảo tính tồn diện
Các biện pháp quản lý phải đảm bảo tính tồn diện như: tính pháp lý, nguyên tắc tập trung dân chủ, phân cấp quản lí, đảm bảo hài hịa các lợi ích, đảm bảo mối liên hệ ngược.
Từ cấp sở đến cấp trường khi xây dựng kế hoạch và đề ra các biện pháp quản lí bồi dưỡng giáo viên cần so sánh, đối chiếu với các mối quan hệ xung quanh trong cả hệ thống chung để đảm bảo sự thống nhất tồn diện trong q trình vận động, từ đó mới tạo ra tính “trồi” (tính vượt trội theo lý thuyết hệ thống) trong quản lý.
Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên phải đảm bảo thực hiện được những tác động đồng bộ đến các yếu tố cấu trúc khác nhau. Từ tổ