8. Cấu trúc của luận văn
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Đây là một nguyên tắc rất quan trọng khi đề xuất biện pháp quản lý mới. Nguyên tắc này đòi hỏi nhà nghiên cứu khi đề xuất biện pháp mới phải kế thừa các biện pháp đã và đang thực hiện, có thể là tồn bộ biện pháp, có thể là những điểm hay và tối ưu của mỗi biện pháp, tránh thay thế toàn bộ biện pháp cũ và tạo ra hệ thống mới hồn tồn mà khơng dựa trên thực tiễn, thực trạng biện pháp cũ đã có.
Trước những yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam sau 2015, quản lý hoạt động BDGV cũng cần phải có những sự thay đổi cho phù hợp. Muốn vậy, những thay đổi phải là sự kế thừa những thành tựu đã đạt được và bổ sung những yếu tố mới phù hợp với thực tế giáo dục mà mỗi người giáo viên đang phải đảm nhiệm.
Các biện pháp quản lý hoạt động BDGV được đề xuất mang tính kế thừa sẽ theo định hướng: Đảm bảo đầy đủ các yếu tố cấu trúc của chu trình bồi dưỡng; Đảm bảo tính liên tục trong tổ chức và kế hoạch bồi dưỡng, không tạo ra những thay đổi làm ảnh hưởng đến tiến trình chung trong quản lý dạy học; Các biện pháp đề ra phải đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Khả năng thực hiện được trên cơ sở khai thác, tận dụng được các nguồn lực sẵn có, phát triển đội ngũ giáo viên kế thừa được những khả năng sẵn có của họ cũng như của Nhà nước, của các ngành, các cấp, của nhân dân một cách tối ưu. Tạo ra những sự đột phá dựa trên nền tảng, trên những mặt mạnh đang có để phát triển bền vững.