Phát triển mạng lưới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh quận 7 (Trang 93 - 96)

- Phát triển mạng lưới

Khu vực Quận 7 ngày nay đã phát triển nhiều so với thời điểm các năm trước, số lượng chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, chi nhánh Quận 7 cũng đã có 3 phòng giao dịch và chi nhánh trên cùng địa

bàn. Do đó để tạo sự thuận tiện trong giao dịch khi mở rộng phạm vi khách hàng tất yếu chi nhánh phải tăng thêm số lượng phòng giao dịch. Tuy nhiên, khi mở rộng thêm phòng giao dịch cần lưu ý đến các điểm sau: vị trí của các phòng giao dịch phải là trung tâm kinh tế vùng, địa phương, không quá gần các phòng giao dịch và chi nhánh cùng hệ thống Eximbank để tránh cạnh tranh nội bộ; số lượng nhân viên phù hợp với quy mô phòng giao dịch (có thể phân theo dư nợ, huy động); tránh mở rộng tràn lan các phòng giao dịch, vượt quá tầm quản lý của chi nhánh.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Yếu tố con người là quan trọng nhất khi xem xét đến bất kỳ một hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của NHTM và từ đó tác động đến hiệu quả quản trị tín dụng.

Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Eximbank Quận 7 như sau:

 Đối với cấp quản trị:

Nhà quản trị bao giờ cũng cần thực hiện tốt 4 chức năng cơ quản đó là: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Các nhà quản trị là đầu tàu định hướng cho mọi hoạt động của chi nhánh do đó để đạt được hiệu quả quản trị, yêu cầu tuân thủ phải được thực thi một cách nghiêm túc ngay từ cấp lãnh đạo.

Thực tế cho thấy, để thu hút khách hàng ngoài các biện pháp nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tiện ích,... thì phần lớn khách hàng do các cấp lãnh đạo giới thiệu. Do đó, có thể dẫn đến việc “vận dụng” các chính sách, lượt bớt các bước trong quy trình, khách hàng làm khó lại cán bộ tín dụng do mối quan hệ với lãnh đạo...đó cũng là nguyên nhân làm gia tăng rủi ro, gây thiệt hại cho ngân hàng nên cần có biện pháp giám sát chặt chẽ và xử lý thật nghiêm.

Vấn đề cốt lõi ở đây là ý thức chấp hành chính sách. Có thể nói dù ở bất kỳ cương vị nào cũng không được quyền thay đổi hoặc tùy tiện trong việc thực thi chính sách đã đề ra.

Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả quản trị tín dụng còn đòi hỏi mọi thành viên trong hệ thống phải nắm vững chính sách, định hướng và quy trình để thực thi và phối hợp nhanh chóng, hiệu quả theo yêu cầu đề ra. Do vậy nhà quản trị ngoài việc hoạch định phải tổ chức tốt việc truyền đạt, huấn luyện cho các nhân viên thừa hành để mọi thành viên hiểu một cách đầy đủ, chính xác những quy định, mục đích yêu cầu trong chính sách.

 Đối với nhân viên nghiệp vụ:

+ Tuyển chọn nhân viên có năng lực, phù hợp với công việc:

Về năng lực công tác: Đòi hỏi những cán bộ có liên quan đến hoạt động cho vay phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, am hiểu thị trường, pháp luật, có khả năng phân tích, thẩm định từng ngành nghề và từng đối tượng khách hàng; nắm vững và thực hiện đúng các quy định, quy chế, không ngừng học tập rèn luyện để nâng cao năng lực.

Về đạo đức, ý thức trách nhiệm: Nghề “cho vay” là một trong những nghề khá vất vả và có rất nhiều cám dỗ, nếu cán bộ không giữ vững lập trường, tu dưỡng đạo đức thì rất dễ sa ngã, lệch lạc trong thẩm định, đó là một trong những nguyên nhân gây rủi ro cao đến hoạt động tín dụng. Do đó đòi hỏi cán bộ phải có đạo đức, ý thức trách nhiệm trong công việc, kiên quyết xử lý đối với các trường hợp liên quan đến tiêu cực, không trung thực.

+ Chú trọng nâng cao công tác tập huấn, đào tạo: Các lớp đào tạo cần được tổ chức thường xuyên, tài liệu giảng dạy cần cập nhật liên tục, có sự liên hệ đến hoạt động thực tế. Đội ngũ giảng dạy phải là những người có kinh nghiệm, từng đảm nhận các công việc tại vị trí tương tự và những chuyên gia trong cùng lĩnh vực. Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, đóng góp ý kiến để rút kinh nghiệm và nâng cao chất lượng nghiệp vụ

+ Bố trí hợp lý, có chế độ đãi ngộ phù hợp: Hiện nay cho thấy số lượng khách hàng bình quân cán bộ quản lý ngày càng tăng, cường độ làm việc khác căng thẳng, chỉ tiêu đề ra ngày càng cao, việc làm ngoài giờ là thường xuyên. Và điều này đã dẫn đến những hạn chế trong tiếp xúc khách hàng, kiểm tra, kiểm soát

các khoản cho vay. Để đảm bảo an toàn tín dụng cần lượng hóa khối lượng công việc một cách cụ thể, đo lường năng suất làm việc của nhân viên, từ đó bố trí nhân sự phù hợp, tránh tình trạng làm việc quá mức, gây chán nản, mất đi động lực làm việc của nhân viên. Thực hiện chế độ tiền lương đối với các vị trí khác nhau, tùy tính chất công việc, có chế độ đãi ngộ đối với người tài, tránh tình trạng chảy máu chất xám.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh quận 7 (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)