Nâng cao hiệu quả mô hình 3 bộ phận và chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh quận 7 (Trang 90 - 92)

- Tách bạch hoạt động của 3 bộ phận:

 Bộ phận FO chuyên tìm kiếm khách hàng, đánh giá sơ bộ và đề xuất cấp tín dụng, là bộ phận tiếp xúc và thu thập thông tin, chứng từ từ khách hàng. Bộ phận FO có trách nhiệm đôn đốc quá trình thu hồi nợ.

 Bộ phận MO chuyên thẩm định rủi ro và đề xuất các biện pháp quản lý rủi ro thông qua đề xuất của bộ phận FO. Bộ phận MO có trách nhiệm định kỳ đánh giá khách hàng dựa trên các báo cáo, chứng từ từ bộ phận FO và thực tế hoạt động của khách hàng.

 Bộ phận BO chuyên soạn thảo các văn bản, chứng từ liên quan đến cấp tín dụng, giải ngân, quản lý hồ sơ và quản lý nợ. Bộ phận BO có trách nhiệm lên lịch trả nợ hàng tháng gửi khách hàng và bộ phận FO để cùng theo dõi thu hồi nợ.

- Kết hợp chặt chẽ hoạt động của các bộ phận: Ngoài hoạt động độc lập, các bộ phận cần phải hỗ trợ nhau trong quá trình quản lý thông tin tín dụng để cập nhật một cách chính xác về khách hàng nhằm đưa ra các phân tích, nhận định, cảnh báo đúng đắn và kịp thời về tình hình khách hàng.

3.3.1.4. Đổi mới chính sách quản lý và điều hành tín dụng

Phần lớn các rủi ro tín dụng xảy ra là do không chấp hành tốt quy trình quản lý tín dụng. Quy trình nghiệp vụ cho vay bắt đầu từ khi CBTD tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi cán bộ kế toán tất toán, thanh lý hợp đồng. Quy trình tín dụng được phân làm 3 khâu: thẩm định trước khi cho vay; kiểm tra giám sát trong khi cho vay; kiểm tra, giám sát, thu hồi nợ sau khi cho vay. Do đó, trong mỗi giai đoạn, cần phải xây dựng và tổ chức thực hiện chặt chẽ, tránh bỏ sót, làm tắt ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Một quy trình chuẩn phải tuân theo các bước như phân tích ở chương 1. Sau đây là một số các giải pháp tổ chức thực hiện – một bước quan trọng của 3 giai đoạn tín dụng:

Đổi mới và tăng cường công tác thu thập và xử lý thông tin tín dụng

Một là: Tổ chức và sử dụng hiệu quả nguồn thông tin từ NHNN

Bên cạnh việc cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác cho trung tâm thông tin tín dụng, cần tổ chức và khai thác có hiệu quả nguồn thông tin từ CIC của NHNN để phục vụ cho công tác tín dụng. Vì hiện nay, trung tâm thông tin tín dụng đã có những thống kê cụ thể hơn về số lần các ngân hàng tra CIC về khách hàng, tình trạng dư nợ và tài sản đảm bảo tại các ngân hàng, …Cần xem xét kỹ thông tin về khách hàng rồi mới đặt quan hệ tín dụng, đặc biệt lưu ý đến các cảnh báo tín dụng.

Hai là: CBTD phải xây dựng thông tin khách hàng

CBTD là người trực thường xuyên tiếp cận, nắm bắt thông tin về khách hàng từ khâu nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng đến khâu điều tra, thẩm định phương án đến nắm bắt các thông tin về việc sử dụng vốn, nguồn tiền của khách hàng. Phương pháp thu thập thông tin mà các CBTD sử dụng khá hiệu quả là phỏng vấn trực tiếp, kiểm tra tại chỗ hoạt động kinh doanh của khách hàng. Mặc khác phải khai thác tốt các nguồn thông tin hỗ trợ từ các báo cáo phân tích của Hội

sở, các thông tin truyền thông, internet, báo chí,…và thông tin nội bộ từ các ngân hàng khác,…Tuy nhiên, cần chọn lọc các nguồn thông tin thu thập, tiến hành đối chiếu các nguồn thông tin với nhau để khẳng định tính minh bạch của thông tin.

Bốn là: Thường xuyên phân tích các báo cáo tài chính, các số liệu cung cấp

từ khách hàng

Thông qua các báo cáo định kỳ hoặc đột xuất mà khách hàng gửi theo quy định của ngân hàng hoặc các CBTD kiểm tra tình hình kinh doanh của khách hàng, CBTD lấy số liệu phản ánh thực tế hoạt động của khách hàng, phát hiện những sai sót, bất thường để có những hướng xử lý phù hợp.

Năm là: Thiết lập và quản lý tốt hồ sơ tín dụng

Định hướng phát triển của ngân hàng trong thời gian tới là hướng đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển ngân hàng bán lẻ, phục vụ các khách hàng cá nhân nên số lượng khách hàng sẽ có xu hướng tăng nhanh. Do đó, bộ phận quản lý nợ phải làm tốt công tác quản lý, sắp xếp hồ sơ tín dụng một cách khoa học, đầy đủ,…. Hồ sơ tín dụng là nguồn tài liệu quan trọng đối với công tác giám sát, tuân thủ các quy định cho vay. Là nguồn quan trọng cung cấp thông tin cho ngân hàng để tiến hành kiểm tra định kỳ. Ngoài ra, hồ sơ tín dụng là căn cứ pháp lý quan trọng trong trường hợp có tranh chấp, kiện tụng xảy ra, quyết định sự thắng bại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh quận 7 (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)