Nguồn nhân lực: Khởi đầu ngày thành lập với 20 nhân sự, đến năm 2012,
Eximbank Quận 7 đã có hơn 100 nhân viên. Với đội ngũ lãnh đạo là những người có kinh nghiệm như: Giám đốc từng là Phó giám đốc của BIDV chi nhánh Gia Định với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng, quản lý rủi ro; Phó giám đốc thứ nhất có gần 20 năm làm việc tại Vietcombank và Sacombank, là người có kinh nghiệm trong quản lý vốn. Ban giám đốc đều có trình độ trên đại học. Về nhân viên tác nghiệp trực tiếp của Eximbank thì đa số là nhân sự trẻ; tỷ lệ nhân viên làm tín dụng có kinh nghiệm dưới 4 năm chiếm gần 80% nhân sự. Trong giai đoạn từ năm 2010 – 2011, bên cạnh lớp nghiệp vụ cơ bản thì chi nhánh thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ năng giao tiếp, lớp bán hàng…Tuy nhiên trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay, cơ cấu nhân sự cấp lãnh đạo có nhiều thay đổi như: Chia tách Phòng tín dụng thành Phòng khách hàng doanh nghiệp (P. KHDN) và
Phòng khách hàng cá nhân (P. KHCN), thay đổi lãnh đạo phòng, thay đổi Phó giám đốc và năm 2012, 2013 là thay đổi giám đốc 2 lần. Việc thay đổi lãnh đạo trực tiếp và lãnh đạo cấp cao trong chi nhánh với mật độ khá dày sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến công tác quản lý tín dụng.
Cơ sở vật chất : Hầu hết các điểm giao dịch của Eximbank đều được thuê và sửa chữa lại, không gian giao dịch không được rộng rãi, chưa xứng tầm với vị thế của ngân hàng. Trong những năm gần đây, Eximbank bắt đầu chú trọng tới cơ sở vật chất của hệ thống, nhiều chi nhánh được mở rộng, khang trang hơn, đồng phục của nhân viên cũng được đồng bộ toàn hệ thống nhằm tạo bản sắc riêng của Eximbank.
Khả năng về tài chính: Khi nói về khả năng tài chính người ta đề cập đến 2 khía cạnh: nguồn vốn và chất lượng tín dụng. Ở phần này luận văn chỉ trình bày vấn đề vốn, còn vấn đề tín dụng sẽ được nêu cụ thể ở mục 2.4.
Trước năm 2012, Eximbank thực hiện theo mô hình cho vay trên vốn huy động được, các chi nhánh tự thực hiện cân đối tỷ lệ cho vay và nguồn vốn sao cho đảm bảo khả năng thanh toán theo quy định (thông thường tỷ lệ cho vay không vượt quá 80% vốn huy động). Từ năm 2012, Eximbank thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung (FTP), trong đó toàn bộ vốn chi nhánh huy động được sẽ gửi về Hội sở, sau đó khi cho vay thì thực hiện vay lại Hội sở. Việc quản lý vốn tập trung có ưu điểm là các chi nhánh sẽ không phải lo lắng về khả năng thanh khoản, nhưng chênh lệch lãi suất sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động của chi nhánh (do gửi thấp – vay cao), tính chủ động của chi nhánh trong vay vốn cũng kém đi do sự phụ thuộc vào nguồn vốn vay Hội sở, đặc biệt đối với các khoản cho vay ngoại tệ. Như vậy trách nhiệm về quản lý vốn để đảm bảo thanh khoản của toàn hệ thống thuộc về Hội sở, chi nhánh chỉ cân đối đảm bảo tỷ lệ cho vay/vốn huy động và lựa chọn sản phẩm cho vay sao cho chênh lệch lãi suất cho vay – lãi suất FTP cao nhất để tăng lợi nhuận.
Tuy nhiên, nguồn vốn huy động tại chi nhánh cũng thể hiện năng lực hoạt động của chi nhánh, khả năng phát triển kinh doanh và mở rộng địa bàn. Dưới đây là sự phát triển nguồn vốn huy động của chi nhánh từ 2009 – 2012
Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn của Eximbank Quận 7 từ 2009 – 2012
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu CN2009 CN2010 CN2011 CN2012
1. Huy động vốn từ TCKT và dân cư 830 1.247 1.946 2.574
- TCKT 303 269 392 326
- Cá nhân 528 978 1.554 2.248
2. Huy động từ TCTD và vay TCTD khác 0 0 0 0
Tổng vốn huy động 830 1.247 1.946 2.574
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh các năm của Eximbank Quận 7)[13]
Có thể thấy hoạt động huy động vốn của chi nhánh diễn ra khá tốt, số dư tiền gửi tăng đều qua mỗi năm, nguồn huy động chủ yếu là từ cá nhân, đặc biệt năm 2011, 2012 tỷ trọng này càng cao với hơn 80% tổng vốn huy động.
Xét về tổng thể, năng lực tài chính của Eximbank so với một số NHTM lớn trong hệ thống như sau:
Bảng 2.4: Các chỉ tiêu tài chính của một số NHTM lớn năm 2012
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu VCB CTG ACB STB EIB SHB TCB MB
Vốn điều lệ 23.174 26.218 9.376 10.740 12.355 8.866 8.848 10.000
Vốn chủ sở hữu 41.553 33.625 12.624 13.414 15.812 9.506 13.290 12.864
Tiền gửi của cá nhân
và TCKT 284.414 460.482 125.233 123.573 85.519 77.598 111.462 117.747 Cho vay 241.163 333.356 102.815 96.334 74.922 56.940 68.261 74.479 Nợ quá hạn 39.364 6.302 7.992 2.402 3.011 9.763 3.864 4.967 Nợ xấu 5.791 4.890 2.571 1.973 988 5.149 1.840 1.938 Tỷ trọng nợ xấu/dư nợ cho vay (%) 2,40 1,47 2,50 2,05 1,32 9,04 2,70 2,60 Lợi nhuận sau thuế 4.427 6.169 784 987 2.139 1.687 766 2.320
(Nguồn: Báo cáo tài chính công bố trên website các ngân hàng )[17]
Tuy nhiên, về huy động vốn từ cá nhân và các tổ chức kinh tế không phát triển như các ngân hàng khác (chỉ cao hơn SHB), còn về cho vay thì chỉ cao hơn MB nhưng xét về chất lượng cho vay thì Eximbank hơn hẳn những ngân hàng khác với tỷ trong nợ xấu/tổng dư nợ cho vay là 1.32%, trong khi đó SHB là 9.04% (do phần nợ xấu của Habubank)1. Năm 2012 cũng là năm hoạt động khá hiệu quả của Eximbank, hoạt động huy động vốn và cho vay đều thu hẹp nhưng lợi nhuận sau thuế mang lại khá cao với 2.139 tỷ đồng, đứng sau Vietcombank, Vietinbank và MB.
Công nghệ thông tin
Tất cả các nhân viên tín dụng cũng như giao dịch viên đều được trang bị hệ thống tin học. Eximbank đang sử dụng phần mềm quản lý Korebanking khá hiện đại và tạo sự thuận lợi trong tra cứu dữ liệu giao dịch của khách hàng, liên kết dữ liệu trong toàn hệ thống. Việc quản lý thông tin chỉ ở mức độ: quản lý thông tin pháp lý, ngành nghề kinh doanh, các loại hợp đồng đã ký kết, lịch sử trả nợ của khách hàng. Đối với các khách hàng đã có giao dịch ở chi nhánh khác thì CBTD chỉ có thể tra cứu thông tin về hồ sơ pháp lý và lịch sử trả nợ của khách hàng.
Hệ thống XHTN đã được triển khai chính thức và đầu năm 2012 và trở thành điều kiện bắt buộc trước khi nhập thông tin hợp đồng, giải ngân. Tuy nhiên, Eximbank nói chung và chi nhánh nói riêng vẫn chưa xây dựng hệ thống thông tin khách hàng hoàn chỉnh, việc đánh giá XHTN mang tính chủ quan cao mặc dù khi triển khai phần mềm có quy định, các kết quả đánh giá phải dựa trên thông tin xác thực bằng giấy tờ của khách hàng nhưng đa số do sợ làm phiền khách hàng mà CBTD khi xếp hạng chủ yếu dựa vào tính toán của cá nhân hoặc trao đổi qua điện thoại.
Việc soạn thảo tờ trình, hợp đồng vẫn còn thực hiện thủ công, các tiêu chí đánh giá chưa được tự động hóa nên chưa có sự chuẩn mực trong phân tích, thẩm định