Mối quan hệ giữa tài sản đảm bảo và kỳ hạn vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến các điều khoản hợp đồng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 25 - 27)

Các ghiên cứu về mối quan hệ giữa tài sản đảm bảo và kỳ hạn vay cũng có những quan điểm trái ngược nhau, qua tìm hiểu các lý thuyết về mối quan hệ này, kết quảđược thể hiện qua Bảng 2.4 như sau:

Bảng 2.5 Tóm tắt kết quả các công trình nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa tài sản đảm bảo và kỳ hạn vay.

Bảng 2.5 thể hiện các kết quả nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa tài sản đảm bảo và kỳ hạn vay trong hợp đồng tín dụng: “ +” thể hiện mối quan hệ đồng biến giữa tài sản đảm bảo và kỳ hạn vay, “ - ” thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa tài sản đảm bảo và kỳ hạn vay.

Tác giả Kết quả mối quan hệ

Myers (1977) +

Smith and Warner (1979) +

Chan and Thakor (1987) +

Boot, Thakor, and Udell (1991) Scott and Smith (1986)

Degryse and van Cayseele (2000) Dennis et al. (2000)

Voordeckers and Steijvers (2006)

- - + + + Nguồn: Tác giả tổng hợp từ danh mục tài liệu tham khảo

Theo lý thuyết về chi phí được vận dụng bởi các tác giả Myers (1977), Smith & Waner (1979), Chan & Thakor (1987) cho rằng có mối quan hệ đồng biến giữa tài sản đảm bảo và kỳ hạn vay là do đối với những khoản vay có kỳ hạn dài thường

đầu tư vào những dự án lớn và tiềm ẩn rủi ro cao, vì vậy ngân hàng thường yêu cầu tài sản đảm bảo cao để phòng ngừa rủi ro khi khách hàng không trảđược nợ.Trái lại theo lý thuyết thay thế thì mối quan hệ giữa tài sản đảm bảo và kỳ hạn vay là nghịch biến vì kỳ hạn vay càng dài thì càng tốt cho lợi ích của khách hàng vay trong khi đó tài sản đảm bảo càng cao thì không có lợi cho khách hàng vay. Theo Boot & cùng tác giả (1991) cho rằng tài sản đảm bảo và kỳ hạn vay có quan hệ nghịch biến, họ

giảđịnh rằng ngân hàng phải chịu chi phí bảo quản và thanh lý tài sản đảm bảo, chi phí này thấp hơn cho những khoản vay có kỳ hạn dài hơn. Vì vậy ngân hàng sẽ

dành nhiều thời gian hơn cho khoản vay này, có thể đưa tài sản đảm bảo vào sử

dụng và từđó có thể hạ thấp chi phí cho tài sản đảm bảo.

Mối quan hệ giữa tài sản đảm bảo và kỳ hạn vay vẫn còn gây tranh cãi. Theo thuyết thay thế, mối quan hệ này là đồng biến (Dennis và ctg, 2000). Với những khoản vay kỳ hạn càng dài thì người cho vay càng gặp rủi ro, có thể là rủi ro kỳ hạn, rủi ro lãi suất hoặc rủi ro thu hồi nợ. Bên cạnh đó, khoản vay kỳ hạn dài cũng có thể

tạo điều kiện cho khách hàng chuyển vốn vay sang những dự án kinh doanh rủi ro hơn để thu lợi nhiều hơn. Ngân hàng luôn giám sát mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, tuy nhiên, không phải khách hàng nào cũng thực hiện đúng những điều mà họ cam kết. Và để hạn chế rủi ro cho mình, ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp nhiều tài sản đảm bảo hơn. Những khoản vay kỳ hạn ngắn thì rủi ro tín dụng ít hơn nên sẽ yêu cầu ít tài sản đảm bảo hơn. Ngược lại, thuyết bổ trợ lại cho rằng tài sản đảm bảo và kỳ hạn vay có mối quan hệ nghịch biến, vì cả kỳ hạn vay và tài sản đảm bảo đều có thể sử dụng để xác định người đi vay rủi ro (Gottesman, 2006). Với những khách hàng năng lực tài chính kém, họ thường mong muốn vay kỳ hạn dài để hạn chế áp lực trả nợ và cung cấp ít tài sản đảm bảo để giảm chi phí. Tuy nhiên, về phía ngân hàng, chỉ cho vay kỳ hạn ngắn và yêu cầu nhiều tài sản

hàng đánh giá khách hàng là tốt và để tăng tính cạnh tranh với những ngân hàng khác, ngân hàng sẽ ưu tiên cho nhóm khách hàng này vay với kỳ hạn dài và cung cấp ít tài sản đảm bảo, thậm chí có thể cho vay tín chấp. Những nghiên cứu thực nghiệm được tìm thấy về mối quan hệ này cũng chưa thống nhất. Một vài nghiên cứu thì ủng hộ quan điểm tài sản đảm bảo và kỳ hạn vay có mối quan hệđồng biến (Degryse và Van Cayseele, 2000; Dennis và ctg, 2000; Voordeckers và Steijvers, 2006), một số khác lại ủng hộ quan điểm mối quan hệ này là nghịch biến (Scott và Smith, 1986; Boot và ctg, 1991). Nhưng cũng có những nghiên cứu lại ủng hộ cả

hai quan điểm, tùy theo góc độ là ngân hàng hay khách hàng vay. Nếu đứng trên góc độ của ngân hàng, để hạn chế rủi ro, ngân hàng vừa muốn cho vay kỳ hạn ngắn, vừa muốn khách hàng cung cấp nhiều tài sản đảm bảo, vì vậy mối quan hệ này là nghịch biến. Nếu đứng ở góc độ của khách hàng vay, khách hàng muốn cung cấp nhiều tài sản đảm bảo để được vay kỳ hạn dài. Còn nếu khách hàng chỉ muốn vay kỳ hạn ngắn thì họ sẽ cung cấp ít tài sản đảm bảo.Vì vậy, mối quan hệ này là đồng biến (Phạm Thị Thu Trà và Lensink, 2006).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến các điều khoản hợp đồng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)