Trong Bảng 4.3, Cột (2) cho thấy quan hệ giữa biến Lmat và Lsizef có hệ số
hồi qui dương (kỳ hạn vay và giá trị khoản vay có mối quan hệ đồng biến), với mức tin cậy là 10% có ý nghĩa thống kê. Kết quả này ủng hộ giả thuyết H6 “Giá trị
khoản vay và kỳ hạn vay là đồng biến”. Lý do có thể giải thích là, các khoản vay giá trị lớn thường đầu tư vào tài sản cố định hoặc/và tài sản lưu động thường xuyên của những dự án lớn nên cần thời gian dài để trả nợ. Kết quả này tương đồng với phát hiện của Strahan (1999), Cressy vàToivanen (2001). Tuy nhiên, kết quả hồi qui tại Cột (3), Bảng 4.3 lại cho thấy mối quan hệ giữa biến Lsize và Lmatf có độ tin cậy lớn hơn 10% nên không có ý nghĩa thống kê, nghĩa là không có bằng chứng rằng giá trị khoản vay và kỳ hạn vay không có mối quan hệ với nhau. Giả thuyết H6“Giá trị khoản vay và kỳ hạn vay là đồng biến” không được chấp nhận.
Kết quả trên có lẽ phản ánh đúng thực tế, vì với những khoản vay có giá trị
lớn thường được đầu tư vào những dự án lớn có thời hạn hoàn vốn dài, khách hàng sẽ đề nghị ngân hàng cho vay với kỳ hạn dài để phù hợp với thời hạn thu hồi vốn của dự án nhằm đảm bảo cân đối với thời gian trả nợ. Nhưng khi ngân hàng xác
định giá trị khoản vay để thiết lập hợp đồng tín dụng với khách hàng thì kỳ hạn vay không có ảnh hưởng đến việc ra quyết định giá trị khoản vay lớn hay nhỏ, vì với ngân hàng kỳ hạn vay dài hay ngắn phần lớn phù hợp khả năng nguồn vốn ngân hàng. Tâm lý của ngân hàng là nếu kỳ hạn vay trong hợp đồng tín dụng chưa hợp lý thì ngân hàng có thể cho phép khách hàng gia hạn hay điều chỉnh kỳ hạn nợ nhằm phù hợp hợp với thời hạn thu hồi vốn để trả nợ vay.
Tóm lại kết luận này ủng hộ phần nào quan điểm thuyết bổ trợ, mối quan hệ
giữa giá trị khoản vay và kỳ hạn vay là đồng biến, giả thuyết H6 “Giá trị khoản vay và kỳ hạn vay là đồng biến” được chấp nhận một phần.