TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến các điều khoản hợp đồng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 70 - 73)

Luận văn tập trung ghiên cứu (1) mối quan giữa các điều khoản trong hợp

đồng tín dụng và (2) mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng ảnh hưởng đến các

điều khoản trong hợp đồng. Qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài phát hiện những khe hở trong nghiên cứu, vì vậy đề tài đã đưa ra các câu hỏi nghiên cứu như sau:

RQ1: Các điều khoản hợp đồng tín dụng như lãi suất vay, kỳ hạn vay, giá trị

khoản vay và tài sản đảm bảo bổ sung hay thay thế nhau?

RQ2: Khách hàng quan hệ lâu dài và gắn bó với ngân hàng có được hưởng các điều khoản hợp đồng tín dụng ưu đãi không?

Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất, các giả thuyết nghiên cứu bao gồm từ H1đến H6 được phát triển ở mục 2.3.1.1 đến 2.3.1.6 của chương 2, còn câu hỏi nghiên cứu thứ hai giả thuyết nghiên cứu tổng quá là H7, bao gồm các giả thuyết con H7a1; H7a2, H7b1; H7b2, H7c1; H7c2, H7d1; H7d2được phát triển ở mục 2.3.2.1 đến 2.3.2.4 của chương 2.

Để kiểm tra các giả thuyết nghiên cứu trên, luận văn dựa theo mô hình hệ

(2006) để xây dựng mô hình hệ phương trình có bốn biến phụ thuộc lần lượt là tỷ lệ

tài sản đảm bảo, kỳ hạn vay, giá trị khoản vay và lãi suất cho vay. Dữ liệu phục vụ

cho nghiên cứu là các hợp đồng tín dụng được ký kết giữa VCB chi nhánh Tiền Giang với các khách hàng doanh nghiệp hiện đang còn dư nợ tính đến thời điểm 30/10/2014.

Trên cơ sở dữ liệu thu thập, phần mềm Stata® 12 được dùng chạy hồi qui hai giai đoạn nhằm kiểm định các giả thuyết nghiên cứu nói trên và kết quả cụ thể như

sau:

-Đối với câu hỏi nghiên cứu thứ nhất, thực hiện kiểm tra sáu giả thuyết kết quả như sau:

H1: Lãi suất vay và kỳ hạn vay có mối quan hệđồng biến (Lãi sut vay và k

hn vay thay thế nhau). Luận văn đã tìm thấy mối quan hệ đồng biến giữa lãi suất cho vay và kỳ hạn vay đúng như giả thuyết H1.Với kết quả này, luận văn ủng hộ

quan điểm của thuyết thay thế và cũng giống với nghiên cứu của Coleman, esho, và Sharpe (2002), Phạm Thị Thu Trà và Lensink (2006), Bharath và ctg (2011). Vì với kỳ hạn cho vay dài, thông thường ngân hàng phải huy động nguồn vốn có kỳ dài với lãi suất cao và đối mặt với nhiều rủi ro hơn nên sẽ yêu cầu cho vay lãi suất cao hơn, giả thuyết H1 được chấp nhận.

H2: Lãi suất vay và tỷ lệ tài sản đảm bảo có mối quan hệđồng biến (T l tài sn đảm bo và k hn vay thay thế nhau). Với những khoản vay ngân hàng đánh giá rủi ro cao, nếu có thể cho vay được, ngân hàng sẽ vừa yêu cầu lãi suất cao, vừa yêu cầu tỷ lệ tài sản đảm bảo cao để hạn chế rủi ro thất thoát vốn. Tuy nhiên, với nguồn dữ liệu được thu thập phục vụ cho nghiên cứu này, chưa tìm thấy mối quan hệ giữa lãi suất vay và tỷ lệ tài sản đảm bảo. Vì vậy giả thuyết H2 chưa có cơ sởđể

chấp nhận.

H3: Tỷ lệ tài sản đảm bảo và kỳ hạn vay có mối quan hệđồng biến (T l tài sn đảm bo và k hn vay thay thế nhau). Kỳ hạn vay càng dài càng chứa đựng nhiều rủi ro nên ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp nhiều tài sản đảm bảo hơn. Sau khi chạy mô hình, giả thuyết H3 được chấp nhận. Kết quả nghiên cứu này

ủng hộ quan điểm của thuyết thay thế và giống với các nghiên cứu của Degryse và Van Cayseele (2000), Dennis và ctg (2000), Voordeckers và Steijvers(2006), Phạm Thị Thu Trà và Lensink (2006).

H4: Giá trị khoản vay và lãi suất vay có mối quan hệ nghịch biến (Giá tr

khon vay và lãi sut b sung cho nhau). Với những khách hàng vay nhiều rủi ro, ngân hàng vừa yêu cầu lãi suất vay cao, vừa cho vay giá trị nhỏ nhằm hạn chế rủi ro khi xảy ra ở mức thấp nhất. Ngược lại với những khách hàng tiềm năng, uy tín và hiệu quả kinh doanh tốt, ngân hàng sẽ cung cấp khoản vay lớn với lãi suất ưu đãi. Nghiên cứu này tìm thấy mối quan hệ giữa giá trị khoản vay và lãi suất vay là nghịch biến. Do đó, giả thuyết H4 được chấp nhận.

H5: Giá trị khoản vay và tỷ lệ tài sản đảm bảo có mối quan hệ đồng biến.(Giá tr khon vay và t l tài sn đảm bo thay thế nhau). Với những khoản vay lớn thì khách hàng cung cấp nhiều tài sản đảm bảo nhằm hạn chế tổn thất khi khách hàng không trả được nợ, còn về phía khách hàng khi có nhu cầu vay số tiền lớn họ sẵn sàng cung cấp cho ngân hàng nhiều tài sản đảm bảo cho khoản vay, cũng nhằm thể hiện cho ngân hàng thấy rằng năng lực tài chính cũng như thiện chí trả nợ

của mình. Kết quả nghiên cứu này giống với kết quả nghiên cứu của Leeth and Scott (1989), đồng thời với kết quả này cũng ủng hộ quan điểm của thuyết thay thế, giả thuyết H5 được chấp nhận một phần.

H6: Giá trị khoản vay và kỳ hạn vay có mối quan hệđồng biến.(Giá tr khon vay và k hn vay b sung cho nhau). Với khoản vay giá trị lớn thường đầu tư vào những dự án lớn hoặc thanh toán những hợp đồng có kỳ hạn dài, do đó công ty sẽ

vay kỳ hạn dài để cân đối nguồn trả nợ. Kết quả này giống với nghiên cứu của Strahan (1999), Cressy và Toivanen (2001) và ủng hộ thuyết bổ trợ. Giả thuyết H6

được chấp nhận một phần.

Từ kết quả trên có thể trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất RQ1 là: Các

điu khon trong hp đồng tín dng như lãi suất vay, kỳ hạn vay, giá trị khoản vay và tài sản đảm bảo có mối quan hệ vừa bổ sung vừa thay thế nhau.

-Đối với câu hỏi nghiên cứu thứ hai, thực hiện kiểm tra tám giả thuyết con

đểđưa ra kết luận cho một giả giả thuyết chính, kết quả cho thấy:

H7: Các doanh nghiệp có quan hệ mật thiết với ngân hàng sẽ được áp dụng các điều khoản tín dụng ưu đãi hơn. Khi ngân hàng và khách hàng đã có mối quan hệ thân thiết gắn bó lâu năm với nhau hay khách hàng chỉ có quan hệ giao dịch duy nhất với một ngân hàng khi thương thảo hợp đồng tín dụng ngân hàng sẽ dành chính sách ưu đãi hơn cho khách hàng thân thiết của mình. Tuy nhiên qua kết quả chạy mô hình hồi qui cho thấy mối quan hệ thân thiết gắn bó lâu năm giữa ngân hàng và khách hàng hay khách hàng chỉ có quan hệ giao dịch duy nhất với một ngân hàng thì không có quan hệ với nhau, khách hàng có quan hệ mật thiết với ngân hàng cũng không được áp dụng các điều khoản ưu đãi khi ký kết các hợp đồng tín dụng. Vì vậy giả thuyết nghiên cứu H7không được chấp nhận.

Từ kết quả trên có thể trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất RQ2 là: Khách hàng có quan h lâu dài và gn bó vi ngân hàng cũng không được hưởng ưu

đãi các điu khon khi ký kết hp đồng tín dng.

Ngoài các giả thuyết nghiên cứu được kiểm định cho kết quả nêu trên, mô hình nghiên cứu cũng thực hiện kiểm tra ảnh hưởng các biến kiểm soát (về tính chất của khách hàng như Liquidr; Debta; Fsize; Turno; Areceive, ROA) đến các điều khoản trong hợp đồng tín dụng hầu hết đều cho kết quảđúng với kỳ vọng ban đầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến các điều khoản hợp đồng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)