GIẢI THÍCH VÀ ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến các điều khoản hợp đồng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 46 - 56)

Các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu bao gồm các biến phụ

thuộc (được trình bày tại mục 3.3.1) và các biến độc lập (tại mục 3.3.2).

3.3.1 Các biến phụ thuộc

Các biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu bao gồm: Lãi suất cho vay, Kỳ

hạn vay, Tỷ lệ tài sản đảm bảo và Giá trị khoản vay. Trong đó, ba biến lãi suất vay, kỳ hạn vay và giá trị khoản vay có thể lấy trực tiếp trên hợp đồng tín dụng. Còn

biến tỷ lệ tài sản đảm bảo sẽ được tính thông qua việc lấy tổng giá trị tài sản đảm bảo cho khoản vay (thông tin trên mỗi HĐTD) chia cho giá trị khoản vay của HĐTD.

Lãi suất cho vay (Loanr): Tính %/năm, đối với các khoản vay ngắn hạn hạn

được áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn tại thời điểm giải ngân của của giấy nhận nợ, đối với những khoản cho vay trung và dài hạn được áp dụng lãi suất thả nổi

được điều chỉnh trong khoảng thời gian nhất định (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng hoặc 1 năm tuỳ thuộc vào thương thảo giữa ngân hàng và khách hàng) nguyên tắc điều chỉnh là lãi suất huy động tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng trả lãi sau của ngân hàng cộng với một biên độ (Margin) cố định được quy định cụ thể trong HĐTD. Lãi suất cho vay luôn không được vượt quá trần lãi suất cho vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm nhận nợ của khách hàng.

Kỳ hạn cho vay (Lmat): Tính bằng tháng, là thời hạn của khoản vay trong hợp đồng tín dụng được ký kết giữa Ngân hàng và khách hàng. Kỳ hạn cho vay thường được khách hàng xác định dựa trên nguồn trả nợ của mình.

Tỷ lệ tài sản đảm bảo (Collat) : Tỷ lệ tài sản đảm bảo ứng với mỗi hợp đồng tín dụng cụ thểđược tính bằng cách lấy giá trị tổng giá trị tài sản đảm bảo chia cho giá trị khoản vay. Thông tin trên đề xuất GHTD đều có tính biến tỷ lệ tài sản đảm bảo dựa trên tổng giá trị tài sản đảm bảo mà khách hàng cung cấp chia cho giá trị

khoản vay. Đây là điểm khác biệt so với các nghiên cứu trước. Các nghiên cứu trước chỉ xem xét biến tài sản đảm bảo là một biến giả (Dennis và Sharpe, 2005; Phạm Thị Thu Trà và Lensink, 2006; Qian và Strahan, 2007; Ball và ctg, 2008; Santos, 2011), tức là xem khoản vay đó có được đảm bảo hay không chứ không xét khoản vay được đảm bảo với tỷ lệ bao nhiêu.

Giá trị khoản vay (Lsize): Giá trị khoản vay trong hợp đồng được tính là triệu

đồng, riêng đối với những khoản cho vay bằng ngoại tệ được tính theo tỷ giá niêm yết quy đổi tại thời điểm giải ngân của VCB chi nhánh Tiền Giang. Biến này khi

đưa vào mô hình được tính bằng cách lấy Logarit tự nhiên của giá trị khoản vay trong hợp đồng.

3.3.2 Các biến độc lập

Các biến độc lập gồm quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng trình bày tại mục 3.3.2.1 và các biến đo lường tính chất khách hàng được trình bày tại mục 3.3.2.2.

3.3.2.1 Quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng

Các biến đo lường quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng bao gồm: Số năm mà ngân hàng và khách hàng đã có quan hệ giao dịch (Rel) và Số lượng mà khách hàng đang quan hệ vay vốn tại các ngân hàng khác (No.Banks).

Rel: Thể hiện thời gian mà doanh nghiệp đã thiết lập quan hệ với ngân hàng kể từ lần đầu tiên, số năm không nhất thiết phải là năm mà doanh nghiệp có quan hệ

tín dụng với ngân hàng mà tác giả lấy mốc từ khi thiết lập quan hệ với VCB chi nhánh Tiền Giang, có thể là quan hệ tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, quan hệ

tín dụng… Dựa theo những nghiên cứu trước và thực tế tại nơi công tác, tác giả kỳ

vọng những doanh nghiệp đã có thời gian dài giao dịch là những khách hàng truyền thống và sẽđược vay ưu đãi với lãi suất thấp, kỳ hạn dài, tỷ lệ tài sản đảm bảo thấp và giá trị khoản vay lớn.

No.Banks: Số lượng ngân hàng mà doanh nghiệp đang quan hệ vay vốn, ngoài việc đang có quan hệ vay vốn tại VCB chi nhánh Tiền Giang, doanh nghiệp còn có thểđang vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác. Doanh nghiệp chỉ vay vốn và sử dụng trọn gói các sản phẩm dịch vụ với ngân hàng thì doanh nghiệp càng được hưởng những chính sách ưu đãi, tức là được vay với lãi suất thấp, kỳ hạn dài, tỷ lệ

tài sản đảm bảo thấp và giá trị khoản vay lớn.

3.3.2.2 Các biến đo lường tính chất khách hàng

Các biến đo lường tính chất khách hàng bao gồm Liquidr; Debta; Fsize; Turno; Areceive, ROA, kỳ vọng dấu của chúng tác động lên các biến độc lập được tóm tắt như Bảng 3.2.

Bảng 3.1 Tổng hợp kỳ vọng dấu của các biến kiểm soát

Liquidr Debta Fsize Turno Areceive ROA

Collat (3.5) (-) (+) (-)

Lmat (3.6) (+) (-) (+)

Lsize (3.7) (+) (+)

Loanr (3.8) (-) (-)

(+) Mối quan hệđồng biến; (-) Mối quan hệ nghịch biến.

Liquidr: Là hệ số thanh toán, được tính bằng Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn, chỉ tiêu này cho biết khả năng doanh nghiệp có thể thanh toán các khoản nợ

ngắn hạn bằng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Chỉ tiêu này được kỳ vọng càng cao càng tốt, vì doanh nghiệp có khả năng trang trải và chủ động trong việc trả nợ. Nếu doanh nghiệp có tính thanh khoản thấp, họ có thể phải đối mặt với rủi ro thanh khoản, mất khả năng thanh toán cho những khoản nợ đến hạn. Do vậy nếu doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt thì khi vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp có thể được ưu đãi về tỷ tài sản đảm bảo, kỳ hạn vay.

Debta: Tỷ lệ nợ phải trả / Tổng tài sản, chỉ tiêu này cho biết tổng tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bao nhiêu từ nợ. Chỉ tiêu này được kỳ vọng càng thấp càng tốt, vì nó cho biết mức độ doanh nghiệp tự chủ về mặt tài chính. Nếu tài sản

được hình thành phần lớn từ nợ thì khi xảy ra rủi ro, doanh nghiệp khó có thể đảm bảo được khả năng thanh toán, các tỷ lệ này ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng (Phạm Thị Thu Trà và Lensink, 2006). Do đó, nếu nhóm chỉ tiêu liên quan đến chất lượng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp tốt thì khi vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp có thể được ưu đãi về tài sản đảm bảo, kỳ hạn vay. Tác giả kỳ

vọng biến này nghịch biến với tỷ lệ tài sản đảm bảo và nghịch biến với kỳ hạn vay trong hợp đồng tín dụng.

Fsize: Là logarit tự nhiên của Tổng tài sản, chỉ tiêu này cho biết quy mô của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được kỳ vọng càng cao càng tốt, vì doanh nghiệp càng

lớn thì được kỳ vọng hoạt động càng ổn định và hiệu quả. Doanh nghiệp có giá trị

tổng tài sản lớn thường sẽđược trình độ quản lý điều hành tốt, có lịch sử hoạt động lâu dài, thông tin được minh bạch hơn, có uy tín, và ít rủi ro hơn so với những doanh nghiệp nhỏ (Strahan, 1999; Bae và Goyal, 2009). Do đó khi thương thảo hợp

đồng tín dụng với ngân hàng, doanh nghiệp đạt được những ưu đãi về giá trị khoản vay. Tác giả kỳ vọng biến này có tác động đồng biến với giá trị khoản vay.

Turno: Doanh thu thuần / Tổng tài sản, chỉ tiêu này cho biết một đơn vị tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu. Tỷ lệ này được kỳ vọng càng cao càng tốt, vì nó càng cao thể hiện doanh nghiệp sử dụng tài sản càng hiệu quả, chỉ tiêu Turno càng cao khi so sánh với những doanh nghiệp hoạt động cùng ngành thì doanh nghiệp càng được đánh giá hoạt động có hiệu quả. Ngược lại, nếu các chỉ tiêu này thấp, doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong luận văn này, tác giả kỳ vọng biến turno đồng biến với giá trị khoản vay.

Areceive: Chỉ tiêu các khoản phải thu trên doanh thu thuần phản ảnh chính sách tín dụng của doanh nghiệp, một chính sách bán chịu hợp lý vừa có tác dụng thu hút khách hàng vừa đảm bảo vốn của doanh nghiệp không bị chiếm dụng lâu. Chỉ

tiêu Areceive càng cao khi so sánh với những doanh nghiệp hoạt động cùng ngành thì doanh nghiệp càng được đánh giá hoạt động có hiệu quả. Ngược lại, nếu các chỉ

tiêu này thấp, doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tác giả

kỳ vọng biến ngày nghịch biến với tỷ lệ tài sản đảm bảo và lãi suất cho vay.

ROA: Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình quân, chỉ tiêu này cho biết cứ

một đồng tổng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng cao, do vậy khi vay vốn ngân hàng sẽ được ưu đãi cho vay với lãi suất thấp và kỳ hạn dài. Tác giả kỳ

vọng chỉ tiêu này nghịch biến với lãi suất vay và đồng biến với kỳ hạn vay.

3.4 SỐ LIỆU SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH

Phần này, tác giả trình bày các nguồn thu thập dữ liệu tại mục 3.4.1 và cơ sở

3.4.1 Nguồn dữ liệu

Dữ liệu dùng để chạy mô hình nghiên cứu của luận văn được tác giả thu thập từ hồ sơ tín dụng khách hàng doanh nghiệp của VCB chi nhánh Tiền Giang, chi tiết thu thập nguồn dữ liệu được trình bày cụ thể như sau:

Bảng 3.2 Tổng hợp nguồn dữ liệu thu thập

Nguồn

Đề xuất cấp giới hạn

tín dụng.

(Được cấp có thẩm quyền phê duyệt)

Hợp đồng tín dụng CIC Báo cáo hoạt động của Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh Tiền Giang Thông tin -Tên doanh nghiệp (hay

Khách hàng)

-Đề nghị vay vốn của Khách hàng.

- Đánh giá Khách hàng bao gồm các đánh giá phi tài chính và tài chính của khách hàng. - Biện pháp bảo đảm tiền vay (Bao gồm: thế chấp tài sản của khách hàng hoặc bên thứ ba, cầm cố, thế chấp tài sản hình thành trong tương lai…) và giá trị của tài sản đảm bảo. -Tên doanh nghiệp -Giá trị khoản vay -Loại tiền vay -Lãi suất vay -Kỳ hạn vay - Giá trị tài sản đảm bảo. Khách hàng hiện đang có quan hệ vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác. Số các Tổ chức tín dụng đang hoạt động tại địa bàn tính đến ngày 30/10/2 014

Số liệu thu thập được tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Tiền Giang11 dựa trên thông tin của 100 khách hàng hiện đang còn dư nợ tại

thời điểm khảo sát 30/10/2014, mỗi quan sát là một hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp được ký kết với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Tiền Giang. Tác giả chọn hợp đồng tín dụng của doanh nghiệp vì với đối tượng này,

đề xuất cấp giới hạn tín dụng sẽ cung cấp đầy đủ thông tin các chỉ tiêu tài chính cần thiết phục vụ công tác chạy mô hình nghiên cứu. Hơn nữa, các doanh nghiệp được thu thập dữ liệu này có nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau, quy mô, hiệu quả

hoạt động và nhu cầu vốn cũng khác nhau nên dữ liệu thu thập sẽ có tính tổng quát hơn. Những khoản vay của khách hàng thể nhân tại VCB chi nhánh Tiền Giang đa số phục vụ mục đích tiêu dùng hoặc kinh doanh nhỏ lẻ, giá trị khoản vay nhỏ, không đầy đủ các chỉ tiêu tài chính để phục vụ cho công tác đánh giá khách hàng và nghiên cứu vấn đề liên quan đến luận văn này.

Nhưđã đề cập trong Bảng 3.1, tác giả sử dụng dữ liệu từ ba nguồn: Đề xuất cấp giới hạn tín dụng mà Cán bộ Khách hàng lập và đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt lưu kèm theo hồ sơ vay vốn được quản lý tại Phòng Khách hàng của VCB chi nhánh Tiền Giang; Hợp đồng tín dụng ký kết giữa doanh nghiệp với ngân hàng; Báo cáo của Trung tâm thông tin tín dụng Việt Nam (CIC) kèm theo hồ sơ

vay vốn của doanh nghiệp và Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tiền Giang về số liệu các Tổ chức tín dụng đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

đến ngày 30/10/2014.

Dựa trên Qui trình tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Quy trình SME, 28/01/2008) được áp dụng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại VCB chi nhánh Tiền Giang.

Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ lập đề nghị vay vốn, Cán bộ Khách hàng sẽ tiếp nhận và yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ các tài liệu có liên quan

đến nhu cầu vay vốn của khách hàng gồm; Hồ sơ pháp lý, Hồ sơ tài chính, Hồ sơ về

tài sản đảm bảo và các hồ sơ khác có liên quan đến từng lĩnh vực hoạt động của khách hàng. Trên cơ sở kết quả thẩm định, đánh giá rủi ro tín dụng và kết quả chấm

điểm, xếp hạng tín nhiệm khách hàng, nếu nhận thấy có thể thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng, Cán bộ Khách hàng lập đề xuất GHTD.

Đề xuất cấp GHTD cung cấp các thông tin về khách hàng vay như tên, địa chỉ, người đại diện, đề xuất vay vốn của khách hàng, biện pháp bảo đảm tiền vay,

đánh giá chung về khách hàng (lịch sử hoạt động, năng lực điều hành và quản lý sản xuất kinh doanh), đánh giá về hoạt động sản xuất chung (năng lực sản xuất, khả

năng cung cấp nguyên vật liệu và yếu tố đầu vào, phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối, sản lượng và doanh thu, khả năng xuất khẩu). Đề xuất GHTD cung cấp các thông tin về mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng như lịch sử giao dịch, dư nợ hiện tại của khách hàng tại ngân hàng và tại các tổ chức tín dụng khác (Dựa trên báo thông tin tín dụng CIC kèm theo hồ sơ vay vốn của khách hàng). Dựa trên các báo cáo cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ phân tích tình hình tài chính của khách hàng gồm các nhóm chỉ tiêu như

nhóm chỉ tiêu thanh khoản (khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời), nhóm chỉ tiêu hoạt động (Vòng quay vốn lưu

động, Vòng quay hàng tồn kho, Vòng quay các khoản phải thu, Hiệu suất sử dụng tài sản cốđịnh, Doanh thu thuần/ Tổng tài sản bình quân), nhóm chỉ tiêu cân nợ và cơ cấu tài sản, nguồn vốn (Tổng nợ phải trả / Tổng tài sản, Nợ dài hạn / Vốn chủ sở

hữu), nhóm chỉ tiêu thu nhập (Lợi nhuận gộp/ Doanh thu thuần, Lợi nhuận từ hoạt

động kinh doanh / Doanh thu thuần, Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu bình quân, Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình quân, EBIT/ Chi phí lãi vay).

Sau khi phân tích xong tình hình tài chính của khách hàng, Đề xuất GHTD sẽ

nêu rõ kết quả thẩm định phương án sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ, biện pháp bảo đảm tiền vay, đánh giá rủi ro và các biện pháp phòng ngừa, cuối cùng là

đưa ra GHTD mà Ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng trên cơ sở khách hàng

đáp ứng các điều kiện của Ngân hàng.

Nếu đề xuất GHTD được các cấp của Ngân hàng phê duyệt, đồng nghĩa với việc ngân hàng chấp thuận cho khách hàng vay thì hai bên tiến hành ký kết hợp

đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng cung cấp các thông tin như tên công ty, địa chỉ, người đại diện theo pháp luật, giá trị khoản vay, lãi suất vay, kỳ hạn vay, loại tiền vay, giá trị tài sản đảm bảo, thời điểm ký kết và chấm dứt hợp đồng, dư nợđến thời

điểm ký kết hợp đồng mới.

Bên cạnh Hợp đồng tín dụng và Đề xuất GHTD, luận văn còn thu thập thông tin từ Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) để biết được khách hàng hiện đang vay vốn ở các TCTD.

3.4.2 Cơ sở dữ liệu

Dữ liệu thu thập chủ yếu tác giả khai thác từ các bộ hồ sơ cho vay doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến các điều khoản hợp đồng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 46 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)