Mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng và lãi suất cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến các điều khoản hợp đồng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 39)

Với những khách hàng đã có quan hệ thân thiết gắn bó lâu năm với ngân hàng thì thông thường ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi hơn vì với

những khách hàng này đã trở thành khách hàng truyền thống gắn bó lâu dài với ngân hàng, thông tin về khách hàng cũng như tình hình hoạt động kinh doanh và độ

an toàn khi cho vay khách hàng đã được ngân hàng nắm rõ, do đó ngân hàng cũng ít tốn kém thời gian thu thập thông tin, đánh giá khách hàng và xử lý hồ sơ vay của khách hàng nhanh chóng hơn. Tuy nhiên với các khách hàng cùng lúc lại quan hệ

với nhiều ngân hàng sẽ không được ngân hàng cho vay lãi suất ưu đãi vì với những khách hàng này việc giám sát sử dụng vốn sau cho vay cũng như quản lý dòng tiền của khách hàng cũng khó khăn hơn và thông thông thường thì ngân hàng bán chéo sản phẩm dịch vụ rất hạn chếđối với các khách hàng này. Vì vậy mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng và lãi suất cho vay được đặt ra giả thuyết nghiên cứu như

sau:

H7d1: Khách hàng càng có quan hệ lâu năm với ngân hàng thì lãi suất vay càng thấp.

H7d2: Khách hàng cùng lúc quan hệ với nhiều ngân hàng thì lãi suất vay càng cao.

2.4 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Tóm lại chương 2 đã giới thiệu cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa các điều khoản trong hợp đồng vay. Mối quan hệ này dựa trên hai lý thuyết chính, đó là thuyết thay thế và thuyết bổ trợ. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về

mối quan hệ giữa các điều khoản trong hợp đồng vay. Các nghiên cứu này với nền tảng là hai lý thuyết kể trên và phương pháp nghiên cứu thì dựa trên mô hình hệ

phương trình đồng thời của Dennis và ctg (2000). Tuy nhiên, cho đến nay, các kết luận về mối quan hệ giữa các điều khoản trong hợp đồng tín dụng vẫn chưa có sự

thống nhất. Theo tìm hiểu của tác giả, tính đến thời điểm này ở Việt Nam chỉ có nghiên cứu của Phạm Thị Thu Trà và Lensink (2006) là tìm hiểu về mối quan hệ

giữa ba điều khoản trong hợp đồng vay, đó là lãi suất vay, kỳ hạn vay và tài sản

đảm bảo. Nhưng nghiên cứu này sử dụng biến tài sản đảm bảo là biến giả, chỉ xem xét khoản vay có được bảo đảm bằng tài sản hay không chứ không khảo sát được cụ

vay là một biến độc lập tác động đến ba yếu tố lãi suất vay, kỳ hạn vay và tài sản

đảm bảo mà chưa xem xét được tác động trở lại của ba yếu tố đó đối với giá trị

khoản vay. Và đây là những cơ sởđể tác giả hình thành câu hỏi nghiên cứu và phát triển giả thuyết nghiên cứu thực hiện trong luận văn của mình. Kết quả của điểm qua các nghiên cứu trước đây trên thế giới ở Chương 2 cho thấy vẫn chưa thống nhất. Trên cơ sở các nghiên cứu trước đây cũng như dựa trên các hợp đồng tín dụng

được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Tiền Giang với các khách hàng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang để phát triển các giả thuyết nghiên cứu như trên. Các giả thuyết nghiên cứu này sẽ lần lượt được kiểm định cụ

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU 3.1 GIỚI THIỆU

Trên cơ sở những nghiên cứu trước đây đã được điểm qua tại chương 2, cùng với các lý thuyết về mối quan hệ giữa các nhân tố trong hợp đồng tín dụng như: kỳ

hạn cho vay, lãi suất cho vay, tài sản đảm bảo, giá trị khoản vay. Chương 3 sẽ giới thiệu về mô hình nghiên cứu ở mục 3.2, giải thích và đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu mục 3.3. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này được mô tả tại mục 3.4 và phần cuối cùng của chương này, mục 3.5, sẽ tóm tắt toàn bộ chương.

3.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Phần này trình bày mô hình nghiên cứu tại mục 3.2.1, phương pháp ước lượng được trình bày tại mục 3.2.2.

3.2.1 Mô hình nghiên cứu

Xác định được biến phụ thuộc và những yếu tố tác động đến biến phụ thuộc của mô hình cần phải thực hiệc trước khi xây dựng mô hình nghiên cứu. Với mục

đích chính của việc nghiên cứu luận văn là tìm hiểu những yếu tố tác động đến các

điều khoản trong hợp đồng tín dụng và mối quan hệ qua lại giữa chính các điều khoản này. Một hợp đồng tín dụng bao gồm các điều khoản giá (lãi suất cho vay, các phí dịch vụ kèm theo của khoản vay…) và các điều khoản không phải là giá (kỳ

hạn vay, giá trị khoản vay, tài sản đảm bảo, các giao ước). Tuy nhiên, điều khoản phí dịch vụ và các giao ước có, hoặc không có trong nội dung hợp đồng tín dụng, hoặc có nhưng được thể hiện khác nhau tuỳ theo mục đích vay của từng hợp đồng tín dụng được ký kết. Ở phạm vi nguồn dữ liệu thu thập phục vụ cho luận văn này, tác giả không đề cập đến điều khoản phí dịch vụ và các giao ước. Mô hình nghiên cứu sẽ còn lại bốn biến phụ thuộc là lãi suất vay, kỳ hạn vay, tỷ lệ tài sản đảm bảo và giá trị khoản vay.

Trên thực tế có nhiều yếu tố tác động đến các điều khoản trong hợp đồng tín dụng, nhưng có thể chia thành hai nhóm chính, đó là nhóm yếu tố liên quan đến tính chất khoản vay, nhóm liên quan đến tính chất khách hàng vay. Mô hình nghiên cứu tổng quát như sau:

Các điều khoản vay của HĐTD = f(tính cht khon vay, quan h ngân hàng và khách hàng, tính cht khách hàng)

Tính chất khoản vay được thể hiện qua bốn điều khoản trong hợp đồng tín dụng: lãi suất vay, kỳ hạn vay, tỷ lệ tài sản đảm bảo và giá trị khoản vay.

Mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng thể hiện số năm mà khách hàng

đã quan hệ giao dịch và số TCTD mà khách hàng đang vay vốn.

Tính chất khách hàng thể hiện qua các chỉ tiêu tài chính của khách hàng,

Để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu:

RQ1: Các điều khoản hợp đồng tín dụng như lãi suất vay, kỳ hạn vay, giá trị khoản vay và tài sản đảm bảo bổ sung hay thay thế nhau?

RQ2: Khách hàng quan hệ lâu dài và gắn bó với ngân hàng có được hưởng các điều khoản hợp đồng tín dụng ưu đãi không?

Các giả thuyết từ H1đến H7đã được đặt ra. Nhằm thực hiện kiểm tra các giả

thuyết này, một hệ phương trình đồng thời được đưa ra với bốn biến phụ thuộc lần lượt là: Lãi suất vay, Kỳ hạn vay, Tỷ lệ tài sản đảm bảo và Giá trị khoản vay.

Việc xây dựng hệ phương trình đồng thời với bốn biến phụ thuộc là bốn điều khoản trong hợp đồng tín dụng dựa theo các nghiên cứu trước Melnik và Plaut (1986); Dennis và ctg (2000); Phạm Thị Thu Trà và Lensink (2006); Bharath và ctg (2011), cũng như dựa trên chính sách tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, tác giảđề xuất mô hình nghiên cứu có dạng như sau:

Collat = αcm Lmat + αcs Lsize + β1Rel + γ1 No.Bank +δ1X1+ ε1 (3.1)

Lsize = αsc Collat + αsm Lmat + β3Rel + γ3 No.Bank +δ3X3+ ε3 (3.3)

Loanr = αrm Lmat + αrc Collat + αrs Lsize + β4Rel + γ4 No.Bank +δ4X4+ ε4 (3.4) Trong đó:

Collat (Percentage of Collateral): Tỷ lệ tài sản đảm bảo.

Lmat (Loan maturity): Kỳ hạn khoản vay, đơn vị tính tháng.

Lsize (Loan size): Giá trị khoản vay, đơn vị tính triệu đồng.

Loanr (Interest rate of loans): Lãi suất cho vay VNĐ, đơn vị tính %/năm.

Rel (Relationship): Số năm mà khách hàng đã quan hệ với ngân hàng.

No.Banks (Number of Banks): Số lượng ngân hàng mà khách hàng đang quan hệ.

αcm,αcs: Hệ số kỳ hạn vay và giá trị khoản vay tương ứng với tỷ lệ tài sản

đảm bảo.

αmc,αms: Hệ số tỷ lệ tài sản đảm bảo và giá trị khoản vay tương ứng với kỳ

hạn vay.

αsc, αsm: Hệ số tỷ lệ tài sản đảm bảo và kỳ hạn vay tương ứng với giá trị

khoản vay.

αrm, αrc, αrs: Hệ số kỳ hạn cho vay, tỷ lệ tài sản đảm bảo và giá trị khoản vay tương ứng với lãi suất cho vay.

β1, β2, β3, β4 : Hệ số mà số năm ngân hàng và khách hàng quan hệ giao dịch của phương trình 3.1 đến 3.4.

γ1, γ2, γ3, γ4 : Hệ số mà số lượng khách hàng có quan hệ vay vốn với các tổ

chức tín dụng khác của phương trình 3.1 đến 3.4.

δ 1, δ 2, δ 3 và δ 4 là hệ số của vectơX1 của phương trình tỷ lệ tài sản đảm bảo,

X2 của phương trình kỳ hạn, X3 của phương trình giá trị khoản vay và X4 của phương trình lãi suất. X1, X2, X3, X4 là vectơ của các biến kiểm soát, cụ thể:

X1 = (Areceive, Liquidr, Debta, c) X2 = (Liquidr, Debta, ROA, c) X3 = (Turno, Fsize, c)

Còn ε1, ε2, ε3, ε4 là phần dư của 4 phương trình.

Mô hình 4 phương trình đồng thời được trình bày ở phần trên, các biến lãi suất vay, kỳ hạn vay, tỷ lệ tài sản đảm bảo và giá trị khoản vay ngoài chịu sự tác

động qua lại lẫn nhau chúng còn chịu sự tác động của các yếu tố khác. Nhiều nghiên cứu trước đây đề cập đến vấn đề này, ví dụ như các yếu tố trong hợp đồng vay chịu tác động của chất lượng công ty, thuế suất, yếu tố vĩ mô, cơ hội phát triển, chi phí đại diện, mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng vay (Phạm Thị Thu Trà và Lensink, 2006). Trong hệ thống đánh giá xếp hạng tín dụng nội bộ của VCB cũng có đưa ra các chỉ tiêu để đánh giá và xếp hạng khách hàng trước khi thiết lập quan hệ vay vốn. Dựa trên những nghiên cứu trước và liên hệ với quy trình tín dụng tại VCB chi nhánh Tiền Giang, nơi tác giả hiện đang công tác, tác giả đưa ra các yếu tố tác động đến các điều khoản trong hợp đồng vay như sau:

X = Liquidr, Debta, ROA, Areceive, Turno, Fsize

i. Liquidr = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn ii. Debta = Nợ phải trả / Tổng tài sản

iii. ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản

iv. Areceive = Các khoản phải thu / Doanh thu thuần v. Turno = Doanh thu thuần / Tổng tài sản

vi. Fsize = ln (Tổng tài sản)

3.2.2 Phương pháp ước lượng

Mô hình hệ bốn phương trình trên (3.1- 3.4) cần có phương pháp ước lượng

đặc biệt để tránh hiện tượng đa cộng tuyến, bởi vì bốn biến Collat, Lmat, Lsize, Loanr vừa là biến phụ thuộc lần lượt trong phương trình (3.1), (3.2), (3.3), (3.4), vừa là biến độc lập trong ba phương trình còn lại. Phương pháp ước lượng hai giai

đoạn của Nelson and Olson (1978) được cho là phù hợp để khắc phục hiện tượng này (Brav et al., 2009; Lin, Phillips, & Smith, 2008; Lin & Smith, 2007). Giai đoạn 1 sẽ chuyển phương trình nghiên cứu về dạng rút gọn (Greene, 2012, p. 316) để tìm giá trịước lượng cho các biến phụ thuộc. Giai đoạn 2, giá trịước lượng của các biến phụ thuộc sẽ được thay thế vào mô hình để ước lượng các biến phụ thuộc còn lại.

(Dennis và ctg, 2000); (Barclay, Marx, & Smith, 2003); (Asquith, Beatty, & Weber, 2005); (Ljungqvist, Marston, & Wilhelm, 2009).

Phương trình rút gọn có dạng như sau: Collat = µ1X + ε5 (3.5) Lmat = µ2X + ε6 (3.6) Lsize = µ3X + ε7 (3.7) Loanr = µ4X + ε8 (3.8)

Trong đó, µ1, µ2, µ3, µ4 lần lượt là hệ số của vectơ X trong phương trình (3.5),(3.6), (3.7), (3.8). Vectơ X bao gồm tất cả các biến độc lập X1, X2, X3 và X4

trong hệ phương trình (3.1), (3.2), (3.3) và (3.4). ε5, ε6, ε7,ε8 là phần dư trong hệ

phương trình rút gọn. Với hệ phương trình rút gọn này, phương pháp ước lượng OLS vẫn được sử dụng.

Phương trình rút gọn này sẽ tìm được giá trị ước lượng cho các biến Collat, Lmat, Lsize, Loanr. Sau khi tìm được giá trịước lượng của bốn biến trên, giá trị này sẽđược thay thế vào mô hình và mô hình nghiên cứu lúc này có dạng như sau :

Collat = αcm Lmatf + αcs Lsizef + β1Rel + γ1 No.Banks +δ1X1+ ε1 (3.9)

Lmat = αmc Collatf + αms Lsizef + β2Rel + γ2 No.Banks +δ2X2+ ε2 (3.10)

Lsize = αsc Collatf + αsm Lmatf + β3Rel + γ3 No.Banks +δ3X3+ ε3 (3.11)

Loanr = αrm Lmatf + αrc Collatf + αrs Lsizef + β4Rel + γ4 No.Banks +δ4X4+ ε4 (3.12) Trong đó, Collatf, Lmatf, Lsizeflần lượt là giá trịước lượng của Collat, Lmat, Lsize. Giai đoạn hai cũng dùng phương pháp ước lượng OLS như giai đoạn một.

3.3 GIẢI THÍCH VÀ ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN

Các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu bao gồm các biến phụ

thuộc (được trình bày tại mục 3.3.1) và các biến độc lập (tại mục 3.3.2).

3.3.1 Các biến phụ thuộc

Các biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu bao gồm: Lãi suất cho vay, Kỳ

hạn vay, Tỷ lệ tài sản đảm bảo và Giá trị khoản vay. Trong đó, ba biến lãi suất vay, kỳ hạn vay và giá trị khoản vay có thể lấy trực tiếp trên hợp đồng tín dụng. Còn

biến tỷ lệ tài sản đảm bảo sẽ được tính thông qua việc lấy tổng giá trị tài sản đảm bảo cho khoản vay (thông tin trên mỗi HĐTD) chia cho giá trị khoản vay của HĐTD.

Lãi suất cho vay (Loanr): Tính %/năm, đối với các khoản vay ngắn hạn hạn

được áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn tại thời điểm giải ngân của của giấy nhận nợ, đối với những khoản cho vay trung và dài hạn được áp dụng lãi suất thả nổi

được điều chỉnh trong khoảng thời gian nhất định (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng hoặc 1 năm tuỳ thuộc vào thương thảo giữa ngân hàng và khách hàng) nguyên tắc điều chỉnh là lãi suất huy động tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng trả lãi sau của ngân hàng cộng với một biên độ (Margin) cố định được quy định cụ thể trong HĐTD. Lãi suất cho vay luôn không được vượt quá trần lãi suất cho vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm nhận nợ của khách hàng.

Kỳ hạn cho vay (Lmat): Tính bằng tháng, là thời hạn của khoản vay trong hợp đồng tín dụng được ký kết giữa Ngân hàng và khách hàng. Kỳ hạn cho vay thường được khách hàng xác định dựa trên nguồn trả nợ của mình.

Tỷ lệ tài sản đảm bảo (Collat) : Tỷ lệ tài sản đảm bảo ứng với mỗi hợp đồng tín dụng cụ thểđược tính bằng cách lấy giá trị tổng giá trị tài sản đảm bảo chia cho giá trị khoản vay. Thông tin trên đề xuất GHTD đều có tính biến tỷ lệ tài sản đảm bảo dựa trên tổng giá trị tài sản đảm bảo mà khách hàng cung cấp chia cho giá trị

khoản vay. Đây là điểm khác biệt so với các nghiên cứu trước. Các nghiên cứu trước chỉ xem xét biến tài sản đảm bảo là một biến giả (Dennis và Sharpe, 2005; Phạm Thị Thu Trà và Lensink, 2006; Qian và Strahan, 2007; Ball và ctg, 2008; Santos, 2011), tức là xem khoản vay đó có được đảm bảo hay không chứ không xét khoản vay được đảm bảo với tỷ lệ bao nhiêu.

Giá trị khoản vay (Lsize): Giá trị khoản vay trong hợp đồng được tính là triệu

đồng, riêng đối với những khoản cho vay bằng ngoại tệ được tính theo tỷ giá niêm yết quy đổi tại thời điểm giải ngân của VCB chi nhánh Tiền Giang. Biến này khi

đưa vào mô hình được tính bằng cách lấy Logarit tự nhiên của giá trị khoản vay trong hợp đồng.

3.3.2 Các biến độc lập

Các biến độc lập gồm quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng trình bày tại mục 3.3.2.1 và các biến đo lường tính chất khách hàng được trình bày tại mục 3.3.2.2.

3.3.2.1 Quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng

Các biến đo lường quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng bao gồm: Số năm mà ngân hàng và khách hàng đã có quan hệ giao dịch (Rel) và Số lượng mà khách hàng đang quan hệ vay vốn tại các ngân hàng khác (No.Banks).

Rel: Thể hiện thời gian mà doanh nghiệp đã thiết lập quan hệ với ngân hàng kể từ lần đầu tiên, số năm không nhất thiết phải là năm mà doanh nghiệp có quan hệ

tín dụng với ngân hàng mà tác giả lấy mốc từ khi thiết lập quan hệ với VCB chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến các điều khoản hợp đồng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)