Mối quan hệ giữa tài sản đảm bảo và giá trị khoản vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến các điều khoản hợp đồng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 27 - 28)

Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tài sản đảm bảo và giá trị khoản vay có thể có một mối quan hệđồng biến hay nghịch biến, kết quảđược thể hiện qua Bảng 2.6 như sau:

Bảng 2.6 Tóm tắt kết quả các công trình nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa giá trị khoản vay và tài sản đảm bảo.

Bảng 2.6 thể hiện các kết quả nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa giá trị khoản vay và tài sản đảm bảo trong hợp đồng tín dụng: “ +” thể hiện mối quan hệ đồng biến giữa tài sản đảm bảo và giá trị khoản vay, “ - ” thể hiện mối quan hệ

nghịch biến giữa tài sản đảm bảo và giá trị khoản vay.

Tác giả Kết quả mối quan hệ

Harhoff and Körting (1998) +

Elsas and Krahnen (2000) Schwartz (1989)

+ +

Leeth and Scott (1989) +

Gottesman (2006) - Nguồn: Tác giả tổng hợp từ danh mục tài liệu tham khảo

Theo Schwartz (1989) với những người vay tốt sẽ thế chấp những tài sản có giá trị để vay được số tiền lớn hơn, cho thấy mối quan hệ đồng biến giữa giá trị

khoản vay và tài sản đảm bảo. Mối quan hệ giữa tài sản đảm bảo và giá trị khoản vay cũng có thể là đồng biến hoặc nghịch biến theo quan điểm của thuyết thay thế

hoặc thuyết bổ trợ. Theo thuyết thay thế, những khoản vay giá trị càng lớn thì ngân hàng càng gặp rủi ro, do đó, ngân hàng sẽ yêu cầu nhiều tài sản đảm bảo hơn, mối quan hệ giữa tài sản đảm bảo và giá trị khoản vay là đồng biến. Còn theo thuyết bổ

trợ, ngân hàng chỉ cho vay khoản vay giá trị lớn đối với những công ty lớn, hoạt

động kinh doanh hiệu quả và có uy tín cao. Khi ngân hàng đánh giá khách hàng là tốt và để thu hút khách hàng giao dịch nhiều hơn với ngân hàng, ngân hàng sẽ cho khách hàng hưởng ưu đãi về tỷ lệ tài sản đảm bảo. Đối với những khách hàng nhỏ

hoặc khách hàng mà ngân hàng đánh giá rủi ro cao, ngân hàng chỉ cho vay khoản vay giá trị nhỏ và yêu cầu tỷ lệ tài sản đảm bảo cao hơn, có khi tài sản này phải đủ đảm bảo cho 100% giá trị khoản vay. Vì vậy, mối quan hệ giữa hai điều khoản này là nghịch biến. Về mối quan hệ này, có nghiên cứu ủng hộ quan điểm giữa chúng là

đồng biến (Leeth và Scott, 1989), có nghiên cứu lại ủng hộ quan điểm mối quan hệ

nghịch biến (Gottesman, 2006).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến các điều khoản hợp đồng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)