Mối quan hệ giữa giá trị khoản vay và kỳ hạn vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến các điều khoản hợp đồng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 28 - 30)

Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa giá trị khoản vay và kỳ hạn vay có thể

có một mối quan hệđồng biến hay nghịch biến, kết quảđược thể hiện qua Bảng 2.7 như sau:

Bảng 2.7 Tóm tắt kết quả các công trình nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa giá trị khoản vay và kỳ hạn vay.

Bảng 2.7 thể hiện các kết quả nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa giá trị khoản vay và kỳ hạn vay trong hợp đồng tín dụng: “ +” thể hiện mối quan hệ đồng biến giữa giá trị khoản vay và tài sản đảm bảo, “ - ” thể hiện mối quan hệ

Tác giả Kết quả mối quan hệ

Strahan (1999)

Cressy and Toivanen (2001)

+ +

Boot et al. (1991) -

Lee (2004) -

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ danh mục tài liệu tham khảo

Các nghiên cứu trước đây, mối quan hệ giữa kỳ hạn vay và giá trị khoản vay cũng chưa đi đến thống nhất. Theo thuyết thay thế, mối quan hệ này là nghịch biến,

được vay kỳ hạn dài với giá trị lớn là hai điều có lợi cho người đi vay. Vì nếu được như vậy, họ vừa giải quyết được nhu cầu vốn của mình, vừa không bị áp lực trả nợ. Tuy nhiên, trong thương lượng hợp đồng, họ chỉđược chọn một trong hai, nếu chọn kỳ hạn dài, thì chỉ được vay giá trị nhỏ và ngược lại, vì ngân hàng không thể nhận hết rủi ro về phần mình, theo quan điểm này có nghiên cứu của Boot và ctg (1991), Lee (2004). Tuy nhiên, thuyết bổ trợ lại cho rằng khách hàng cần khoản vay giá trị

lớn cho những dự án lớn hoặc những hợp đồng lớn, mà những dự án hoặc hợp đồng này cần phải có thời gian dài để sản xuất, tiêu thụ mới thu hồi vốn được. Nếu như

ngân hàng chấp nhận cho vay những khoản vay này, và tất nhiên phải là khách hàng ít rủi ro thì ngân hàng mới cho vay, ngân hàng sẽ cho vay kỳ hạn dài. Những khoản vay giá trị nhỏ chủ yếu là để bổ sung nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp, do đó vòng quay vốn sẽ nhanh và ngân hàng sẽ cho vay kỳ hạn ngắn. Vì vậy, mối quan hệ

giữa kỳ hạn vay và giá trị khoản vay là đồng biến. Theo quan điểm của thuyết này có thể kểđến nghiên cứu của Strahan (1999), Cressy và Toivanen (2001).

Tóm lại, như đã trình bày ở phần trên (từ mục 2.2.1.1 đến mục 2.2.1.6) các nghiên cứu về ảnh hưởng lẫn nhau giữa các điều khoản hợp đồng đã không cho kết quả thống nhất. Ngoài ra nghiên cứu về vấn đề này tại Việt Nam chỉ có nghiên cứu của Trà và Lensink (2006) tại ACB. Đây là khe hở nghiên cứu làm dẫn đến câu hỏi nghiên cứu thứ nhất RQ1 Các điều khoản hợp đồng tín dụng như lãi suất vay, kỳ hạn vay, giá trị khoản vay và tài sản đảm bảo bổ sung hay thay thế nhau?”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến các điều khoản hợp đồng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)