Mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng và tỷ lệ tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến các điều khoản hợp đồng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 38 - 39)

bảo

Nhưđã trình bày ở mục 2.2.2.1 mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng và tỷ lệ tài sản đảm bảo cũng có mối quan hệ với nhau. Thông thường với những khách hàng truyền thống đã có nhiều năm quan hệ gắn bó với ngân hàng sẽđược ưu

đãi hơn trong việc quy định tỷ lệ tài sản đảm bảo cho khoản vay. Vì với những khách hàng này ngân hàng đã nắm rất rõ về tình hoạt động kinh doanh và năng lực tạo ra lợi nhuận để trả lãi vay cho ngân hàng cũng như mức độ tín nhiệm của khách hàng được đánh giá qua nhiều năm gắn bó, do vậy ngân hàng có thể yêu cầu tỷ lệ tài sản đảm bảo thấp cho khoản vay hoặc có thể cho vay một phần tín chấp. Mặt khác, với những khách hàng truyền thống thì ngân hàng đã biết rất rõ các tài sản thế chấp của khách hàng, tính thanh khoản, giá cả thị trường khi phát mại, mức độ an toàn khi nhận thế chấp…Ngược lại, với những khách hàng cùng lúc lại quan hệ với nhiều ngân hàng, mức độ tín nhiệm chưa cao và hoạt động kinh doanh có nhiều biến

động, đểđảm bảo an toàn khi cho vay, cũng như phòng ngừa khi khách hàng không trảđược nợ vay, tài sản đảm bảo là nguồn thu nợ thứ hai thì ngân hàng luôn yêu cầu khách hàng có tỷ lệ tài sản đảm bảo cho khoản vay cao. Từ các lý do nêu trên, mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng và tỷ lệ tài sản đảm bảo được đặt ra giả

thuyết nghiên cứu như sau:

H7a1: Khách hàng càng có quan hệ lâu năm với ngân hàng thì tỷ lệ tài sản

đảm bảo càng thấp.

H7a2: Khách hàng cùng lúc quan hệ với nhiều ngân hàng thì tỷ lệ tài sản đảm bảo càng cao.

2.3.2.2 Mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng và kỳ hạn cho vay

Như đã đề cập ở các nội dung trước đây, với những khoản cho vay dài hạn thì thường có nhiều rủi ro hơn các khoản cho vay ngắn. Tuy nhiên với những khách hàng truyền thống , hầu hết ngân hàng đã biết được rất rõ tình hình hoạt động kinh doanh của họ cũng như mức độ tín nhiệm trong quan hệ vay vốn, với những khách hàng này khi có nhu cầu vốn có kỳ hạn dài để phục vụ cho các dự án kinh doanh

của mình thường được ngân hàng ưu đãi cho vay với kỳ hạn dài nhằm để thực hiện dự án một các tốt nhất trên cơ sở ngân hàng cân đối được vốn và các rủi ro về biến

động lãi suất, kỳ hạn thanh toán... Hơn nữa với những khách hàng có uy tín, hoạt

động sản xuất kinh doanh hiệu quả và đã có thời gian dài quan hệ với ngân hàng và hiện tại đang có quan hệ vay vốn ở nhiều ngân hàng khác, để giữ khách khi đó ngân hàng sẽ ưu cho vay với kỳ hạn dài. Từ các lý do nêu trên, hình thành giả thuyết nghiên cứu như sau:

H7b1: Khách hàng càng có quan hệ lâu năm với ngân hàng thì kỳ hạn vay càng dài.

H7b2: Khách hàng cùng lúc quan hệ với nhiều ngân hàng thì kỳ hạn vay càng dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến các điều khoản hợp đồng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)