Mô hình hệ bốn phương trình trên (3.1- 3.4) cần có phương pháp ước lượng
đặc biệt để tránh hiện tượng đa cộng tuyến, bởi vì bốn biến Collat, Lmat, Lsize, Loanr vừa là biến phụ thuộc lần lượt trong phương trình (3.1), (3.2), (3.3), (3.4), vừa là biến độc lập trong ba phương trình còn lại. Phương pháp ước lượng hai giai
đoạn của Nelson and Olson (1978) được cho là phù hợp để khắc phục hiện tượng này (Brav et al., 2009; Lin, Phillips, & Smith, 2008; Lin & Smith, 2007). Giai đoạn 1 sẽ chuyển phương trình nghiên cứu về dạng rút gọn (Greene, 2012, p. 316) để tìm giá trịước lượng cho các biến phụ thuộc. Giai đoạn 2, giá trịước lượng của các biến phụ thuộc sẽ được thay thế vào mô hình để ước lượng các biến phụ thuộc còn lại.
(Dennis và ctg, 2000); (Barclay, Marx, & Smith, 2003); (Asquith, Beatty, & Weber, 2005); (Ljungqvist, Marston, & Wilhelm, 2009).
Phương trình rút gọn có dạng như sau: Collat = µ1X + ε5 (3.5) Lmat = µ2X + ε6 (3.6) Lsize = µ3X + ε7 (3.7) Loanr = µ4X + ε8 (3.8)
Trong đó, µ1, µ2, µ3, µ4 lần lượt là hệ số của vectơ X trong phương trình (3.5),(3.6), (3.7), (3.8). Vectơ X bao gồm tất cả các biến độc lập X1, X2, X3 và X4
trong hệ phương trình (3.1), (3.2), (3.3) và (3.4). ε5, ε6, ε7,ε8 là phần dư trong hệ
phương trình rút gọn. Với hệ phương trình rút gọn này, phương pháp ước lượng OLS vẫn được sử dụng.
Phương trình rút gọn này sẽ tìm được giá trị ước lượng cho các biến Collat, Lmat, Lsize, Loanr. Sau khi tìm được giá trịước lượng của bốn biến trên, giá trị này sẽđược thay thế vào mô hình và mô hình nghiên cứu lúc này có dạng như sau :
Collat = αcm Lmatf + αcs Lsizef + β1Rel + γ1 No.Banks +δ1X1+ ε1 (3.9)
Lmat = αmc Collatf + αms Lsizef + β2Rel + γ2 No.Banks +δ2X2+ ε2 (3.10)
Lsize = αsc Collatf + αsm Lmatf + β3Rel + γ3 No.Banks +δ3X3+ ε3 (3.11)
Loanr = αrm Lmatf + αrc Collatf + αrs Lsizef + β4Rel + γ4 No.Banks +δ4X4+ ε4 (3.12) Trong đó, Collatf, Lmatf, Lsizeflần lượt là giá trịước lượng của Collat, Lmat, Lsize. Giai đoạn hai cũng dùng phương pháp ước lượng OLS như giai đoạn một.