quan hệ đồng biến (Lãi suất vay và kỳ hạn vay thay thế nhau).
Kết quả hồi qui giai đoạn hai của mô hình tại Bảng 4.3 Cột (4) cho thấy quan hệ giữa biến Loanr và Lmatf có ý nghĩa thống kê là 5% , có nghĩa là lãi suất cho vay và kỳ vay có mối quan hệđồng biến. Điều này hậu thuẫn giả thuyết H1 “Lãi suất và kỳ hạn vay là đồng biến”. Kết quả này giống với nghiên cứu trước đây của
Gottesman và Roberts (2002) và Pham và Lensink (2006). Điều này cũng phản ánh thực tiễn tại VCB chi nhánh Tiền Giang: những khoản vay có kỳ hạn dài thông thường nguồn vốn để đáp ứng luôn có kỳ hạn dài và VCB chi nhánh Tiền Giang phải trả lãi suất huy động cao hơn kỳ hạn ngắn, do đó lãi suất cho vay ra khách hàng cũng cao. Mặt khác với những khoản vay có kỳ hạn dài thì chứa tiềm ẩn rủi ro về lãi suất và tính thanh khoản vì vậy khi cho vay kỳ hạn dài ngân hàng luôn tính lãi suất cao để bù đắp lại những rủi ro có thể phát sinh. Như vậy mối quan hệ giữa lãi suất cho vay và kỳ hạn vay là thay thế nhau.
4.3.1.2 Kết quả kiểm định giả thuyết H2: Lãi suất vay và tỷ lệ tài sản đảm bảo có mối quan hệ đồng biến (Lãi suất vay và tỷ lệ tài sản đảm bảo bổ sung cho nhau).
Kết quả hồi qui giai đoạn hai của mô hình tại Bảng 4.3 Cột (4) cho thấy quan hệ giữa hai biến Loanr và Collatf có mức tin cậy lớn hơn 10% nên không có ý nghĩa thống kê, như vậy giữa lãi suất cho vay và tỷ lệ tài sản đảm bảo không có mối quan hệ với nhau. Giả thuyết H2,“Lãi suất vay và tỷ lệ tài sản đảm bảo là đồng biến”, không được chấp nhận. Kết quả có lẽ phù hợp với chính sách của ngân hàng về tài sản đảm bảo: ngân hàng cho vay dựa trên hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, là nguồn trả nợ chính yếu cho khoản vay, còn tài sản đảm bảo chỉ là
một trong những biện pháp nhằm ràng buộc trách nhiệm của khách hàng đối với khoản vay, là nguồn thu nợ thứ hai; chỉ khi nào nguồn thu nợ từ hoạt động kinh doanh của khách hàng không thực hiện được và không còn bất kỳ nguồn nào khác
để trả nợ vay thì ngân hàng mới tính đến việc phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, do đó vấn đề tài sản đảm bảo chỉ là một trong các điều kiện cần để ngân hàng phòng ngừa tổn thất khi khách hàng không trả được nợ vay chứ nó không trực tiếp tác động đến lãi suất cho vay của ngân hàng.