KẾT QUẢ HỒI QUY CÁC BIẾN KIỂM SOÁT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến các điều khoản hợp đồng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 67 - 70)

Ngoài các điều khoản của hợp đồng tín dụng có tác động ảnh hưởng đến nhau, kết quả chạy mô hình cũng cho thấy các biến độc lập thuộc về tính chất khách hàng như hệ số thanh khoản, nợ phải trả trên tổng tài sản, tổng tài sản, doanh thu thuần trên tổng tài sản cũng có ảnh hưởng đến các điều khoản hợp đồng tín dụng.

4.4.1 Liquid

Từ kết quả tại Cột (2), Bảng 4.3 cho thấy quan hệ giữa hai biến Liquid

Lmat có hệ số hồi qui dương với độ tin cậy 5% cho thấy hệ số thanh toán của các doanh nghiệp đồng biến với kỳ hạn vay của hợp đồng tín dụng. Điều này đúng với kỳ vọng của tác giả, vì với những doanh nghiệp có hệ số thanh khoản tốt chứng tỏ

doanh nghiệp không bị áp lực về thanh khoản, luôn đủ khả năng và chủ động thanh toán các khoản nợđến hạn khi đó ngân hàng sẽưu đãi cho vay với kỳ hạn vay dài.

4.4.2 Debta

Kết quả hồi qui giai đoạn hai của mô hình tại Bảng 4.3 Cột (1) biến Debta

Collat có hệ số hồi qui dương, với mức ý nghĩa 10%, cho thấy nợ phải trả trên tổng tài sản tỷ lệ thuận với tỷ lệ tài sản đảm bảo cho khoản vay. Tại Cột (2) Bảng 4.3 biến Debta và Lmat có hệ số hồi qui âm, với mức ý nghĩa 10%, chứng tỏ nợ phải trả

Kết quả hồi qui của hai phương trình trên phù hợp với kỳ vọng ban đầu, vì với doanh nghiệp có tỷ lệ nợ trên tổng tài sản cao cho thấy phần lớn tài sản được hình thành từ nợ do đó mức độ tự chủ về mặt tài chính trong hoạt động kinh doanh không cao cũng như gánh nặng các khoản nợ mà doanh nghiệp cần phải thanh toán trong tương lai do đó khi xem xét cho vay ngân hàng thường yêu cầu tỷ lệ tài sản

đảm bảo cao và cho vay với kỳ hạn ngắn để nhanh chóng thu hồi vốn phòng ngừa rủi ro.

4.4.3 Fsize

Trong Bảng 4.3, Cột (3) cho thấy quan hệ giữa biến FsizeLsize có hệ số

tương quan dương, với độ tin cậy 1% chứng tỏ tổng tài sản của doanh nghiệp tỷ lệ

thuận với giá trị khoản vay của hợp đồng tín dụng. Kết quả này phù hợp với kỳ

vọng ban đầu của tác giả, doanh nghiệp có tổng tài sản càng lớn sẽ ít rủi ro hơn so với những doanh nghiệp nhỏ vì vậy khi vay vốn sẽ được ngân hàng ưu đãi cho vay số tiền lớn lớn hơn, kết quả này đúng với kết quả nghiên cứu trước đây của Strahan (1999) và Bae và Goyal (2009)

4.4.4 Turno

Quan hệ giữa biến TurnoLsizeđược thể hiện qua Cột (3) Bảng 4.3 có hệ

số tương quan dương, với độ tin cậy 1%, kết quả trên cho thấy doanh thu thuần trên tổng tài sản tỷ lệ thuận với giá trị khoản vay của hợp đồng tín dụng. Kết quả này

đúng với kỳ vọng ban đầu, doanh thu thuần trên tổng tài sản càng lớn thì hoạt động của doanh nghiệp được đánh giá càng hiệu quả, vì vậy khi thiết lập hợp đồng tín dụng sẽđược ngân hàng ưu đãi khoản vay cao nhất trong điều kiện đáp ứng tốt các qui định của ngân hàng.

4.5. KIỂM ĐỊNH ĐA CỘNG TUYẾN CỦA MÔ HÌNH

Kết quả hồi qui ở các phần trên có thể không chính xác nếu mô hình gặp phải vấn đềđa công tuyến. Luận văn này có kiểm định vấn này thông qua việc kiểm tra phần hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) tại Phụ lục 4. Hệ

vậy thì có thể nói rằng mô hình nghiên cứu không gặp phải hiện tượng đa cộng tuyến.

4.6. KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương này trình bày kết quả hồi qui giai đoạn hai để kiểm định các giả

thuyết của 2 câu hỏi nghiên cứu (RQ1) và (RQ2) được đưa ra ở chương 2, cũng như

các biến kiểm soát và kiểm định đa cộng tuyến của mô hình.

Về câu hỏi nghiên cứu thứ 1, RQ1(Các điu khon hp đồng tín dụng như lãi suất vay, kỳ hạn vay, giá tr khoản vay và tài sản đảm bảo bổ sung hay thay thế

nhau?) kết quả kiểm định sáu giả thuyết (từ H1đến H6) cho thấy các điều khoản hợp

đồng tín dụng như lãi suất vay, kỳ hạn vay, giá trị khoản vay và tài sản đảm bảo vừa bổ sung vừa thay thế nhau;

Về câu hỏi nghiên cứu thứ hai, RQ2(Khách hàng quan h lâu dài và gn bó vi ngân hàng có được hưởng các điu khon hp đồng tín dng ưu đãi không?) kết quả kiểm định các giả thuyết (H7a1; H7a2, H7b1; H7b2, H7c1; H7c2, H7d1; H7d2) cho thấy khách hàng quan hệ lâu dài với ngân hàng thì cũng không được hưởng ưu đãi các

điều khoản hợp đồng tín dụng.

Nhìn chung kết quả kiểm định các biến kiểm soát đều cho kết quả phù hợp với kỳ vọng và mô hình nghiên cứu không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Phần tiếp theo, trong Chương 5, tác giả sẽ khái quát lại toàn bộ kết quả

nghiên cứu của đề tài, từđó nêu ra những đóng góp của đề tài cho công tác nghiên cứu cũng như trong thực tiễn hoạt động tín dụng tại VCB chi nhánh Tiền Giang. Những hạn chế của đề tài và các kiến nghịđề xuất của tác giả cũng sẽđược đề cập.

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN 5.1 GIỚI THIỆU

Luận văn tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa các điều khoản trong hợp

đồng tín dụng (bao gồm số tiền vay, tỷ lệ tài sản đảm bảo trên số tiền vay, kỳ hạn vay và lãi suất) và ảnh hưởng của quan hệ ngân hàng với khách hàng lên các điều khoản đó thông qua số liệu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Tiền Giang. Chương này sẽ tóm tắt các kết quả nghiên của luận văn tại mục 5.2, những đóng góp của luận văn mục 5.3, hạn chế của luận văn mục 5.4 và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo tại mục 5.5.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến các điều khoản hợp đồng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)