8. Cấu trúc luận văn
1.3.3. Tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh
1.3.3.1. Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh
Nguyễn Thúy Quỳnh sinh ngày 09/10/1968. Quê gốc nhà thơ ở Nghĩa Hưng - Nam Định nhưng nhà thơ lại sinh sống nhiều năm ở xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Hiện nay, nhà thơ đang có hộ khẩu thường trú tại phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên.
Năm 1989, Nguyễn Thúy Quỳnh tốt nghiệp khoa Ngữ Văn - trường đại học Sư phạm Việt Bắc. Chị từng có thời gian làm giáo viên của trường Phổ thông Trung học Đại Từ, sau đó được chuyển công tác sang làm ở Tỉnh đoàn Thái Nguyên. Nguyễn Thúy Quỳnh là hội viên Hội nhà báo Việt Nam và hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Hiện nay, Nguyễn Thúy Quỳnh là thạc sĩ văn học, giữ chức vụ Phó chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên, Tổng biên tập báo Văn nghệ tỉnh Thái Nguyên.
1.3.3.2. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Thúy Quỳnh
Ngay từ thời còn rất nhỏ tuổi, Nguyễn Thúy Quỳnh đã có một niềm đam mê sáng tác văn chương. Đến năm 1982, khi mới 14 tuổi, nhà thơ đã cho ra đời tác phẩm đầu tay, in trên Tạp chí Văn nghệ Bắc Thái.
Năm 2003, Nguyễn Thúy Quỳnh bắt đầu công tác tại Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên. Cũng bắt đầu từ đây, sự nghiệp sáng tác của nhà thơ thật sự bước sang một trang mới với tư cách là một nhà thơ, một nhà báo chuyên nghiệp.
Nguyễn Thúy Quỳnh đã cho xuất bản hai tập thơ là: "Giá mà em từ chối" (Nxb Văn hóa dân tộc, H.2002), "Mưa mùa đông" (Nxb Hội nhà văn, H.2004) và mới đây nhất, vào tháng 11/2011 nhà thơ đã cho ra mắt tập thơ thứ ba với tên gọi
"Những tích tắc quanh tôi" viết về sự trải nghiệm mới của nhà thơ về cuộc đời.
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Nguyễn Thúy Quỳnh cũng đạt được một số giải thưởng cao về văn học của trung ương như: Giải nhì về thơ của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam cho tập thơ "Mưa
mùa đông", Giải thưởng của tạp chí Văn nghệ Quân đội, của Tạp chí Văn hóa các
dân tộc Việt Nam. Với những giải thưởng đã đạt được, thơ Nguyễn Thúy Quỳnh đã bước đầu khẳng định được vị trí của mình trên văn đàn thi ca Việt Nam.
1.3.3.3. Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Thúy Quỳnh
Nguyễn Thúy Quỳnh là một nhà thơ có ý thức sâu sắc về trách nhiệm của người làm thơ, đó chính là ý thức của một con người có trách nhiệm với cộng
đồng. Nhà thơ từng đưa ra quan niệm: "Mình không giúp được gì cho những thân phận nhỏ bé và bất hạnh thì mình chia sẻ bằng trang viết". Xuất phát từ ý
thức đó mà nhà thơ đã có sự chuyển biến lớn trong xu hướng sáng tác, từ việc chủ yếu viết về cuộc đời mình, về gia đình, tình yêu... nhà thơ đã chuyển hướng sự quan tâm, lo lắng, trăn trở đến những điều rộng lớn hơn, vượt hẳn ra ngoài phạm vi bản thể để hướng tới cộng đồng xã hội.
Nhà thơ quan niệm: "Mình không giúp được gì cho những thân phận nhỏ
bé và bất hạnh thì mình chia sẻ bằng trang viết". Đó chính là ý thức của một
nhà thơ có trách nhiệm. Điều này đã trở thành một tư tưởng chi phối xuyên suốt quá trình sáng tác về sau của Nguyễn Thúy Quỳnh.
Tiểu kết chương 1
- Khái niệm văn hóa, văn học và mối quan hệ giữa văn hóa và văn học là những giới thuyết quan trọng, cần thiết mà chúng tôi đi tìm hiểu trước khi đi sâu vào những ý chính của luận văn. Giữa văn hóa và văn học luôn luôn có mối quan hệ mật thiết, gắn bó và có sự tác động qua lại lẫn nhau. Văn hóa tác động, ảnh hưởng đến văn học đồng thời văn học cũng góp phần làm cho những biểu hiện tích cực của văn hóa ngày càng phát huy, duy trì đồng thời loại bỏ những biểu hiện còn tiêu cực, cổ hủ.
- Thơ Thái Nguyên là một bộ phận cấu thành nên nền thơ ca Việt Nam. Thơ Thái Nguyên cũng có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài song song cùng với những thăng trầm, biến cố của lịch sử dân tộc. Trải qua quá trình phát triển ấy, thơ Thái Nguyên bên cạnh một số hạn chế cần phải khắc phục đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể cả về số lượng lẫn chất lượng. Những thành tựu đó đã góp phần khẳng định chỗ đứng, vị trí của thơ Thái Nguyên trong nền thơ ca dân tộc.
- Ma Trường Nguyên, Võ Sa Hà, Nguyễn Thúy Quỳnh là những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ Thái Nguyên. Cả ba nhà thơ đều có một quá trình hoạt động sáng tác lâu dài cho đến tận ngày nay, trong sáng tạo nghệ thuật mỗi người lại có một quan niệm riêng, không ai giống ai. Chính điều này đã góp phần tạo nên phong cách riêng cho mỗi nhà thơ. Đây cũng là những nhà thơ đạt được nhiều giải thưởng ấn tượng của cả hội văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên cũng như giải thưởng của nhà nước về văn học nghệ thuật.
Chương 2
CẢM THỨC VĂN HÓA TRONG THƠ MA TRƯỜNG NGUYÊN, VÕ SA HÀ, NGUYỄN THÚY QUỲNH