8. Cấu trúc luận văn
3.3.1. Điểm giống nhau
Giữa Ma Trường Nguyên, Võ Sa Hà, Nguyễn Thúy Quỳnh có sự giống nhau trong cách sử dụng ngôn ngữ đó là đều sử dụng những từ ngữ chất phác, mộc mạc, giản dị để diễn tả nội dung, tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Tình trạng này không phải là ngẫu nhiên mà có căn nguyên của nó. Bởi Ma Trường Nguyên và Võ Sa Hà là người dân tộc Tày cho nên từ bản chất đã mang một nét chất phác, giản dị vốn có của người Tày, còn Nguyễn Thúy Quỳnh tuy sinh ra ở Nam Định nhưng phần lớn thời gian của cuộc đời nhà thơ lại sinh sống và làm việc tại mảnh đất Thái Nguyên - một tỉnh miền núi với nhiều dân tộc anh em.
Đọc những bài thơ của Ma Trường Nguyên, người đọc không thể không liên tưởng đến ca từ tổ chức ngôn ngữ của một bài hát then, hát lượn:
Ớ phía trời em xa
Bỗng cầu vồng xuất hiện Nối đầu sông cuối biển Phương em về phương anh Bảy sắc màu lung linh Cầu vồng cong cong bắc Từ hai nơi mặt đất
Vồng lên trời ngóng nhau Bây giờ em ở đâu?
Dưới cầu vòng xa hút Trên vòm cao sũng nước Nhớ đẫm trời thênh thênh...
(Bắc cầu vồng thăm nhau)
Ngôn ngữ thơ Võ Sa Hà cũng vậy, cũng mang đậm vẻ chất phác của người con của núi đồi, của dân tộc Tày:
Ơi những linh hồn đang nấp ở vầng trăng Ơi những linh hồn đang lạc ngoài bờ gió Về đi!
Về khóc những bóng chiều loang lổ Mặt trời cháy đen rồi!
Viết về nỗi buồn trong lòng mình, về những số phận bất hạnh, khổ đau, ngôn ngữ Nguyễn Thúy Quỳnh sử dụng cũng nhẹ nhàng, giản dị nhưng lại gợi một sự ám ảnh lớn về những số phận, về cuộc đời và về kiếp người trong xã hội:
Em bỏ quê ra đi
mang theo một vết dao đâm từ phía sau
vết thương không bao giờ lành suốt phần đời xa xứ
(Bảo Trọng)
Với việc sử dụng loại ngôn ngữ mộc mạc, trong sáng, giản dị này đã làm cho thơ của cả ba nhà thơ trên trở lên gần gũi với người đọc hơn, dễ đi vào lòng người hơn và qua đó gián tiếp thể hiện được bản chất chất phác của những con người miền núi thật thà, đáng yêu.