Nhà sà n nơi khởi nguồn cho mọi tình cảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ ma trường nguyên, võ sa hà, nguyễn thúy quỳnh từ góc nhìn văn hóa (Trang 43 - 47)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Nhà sà n nơi khởi nguồn cho mọi tình cảm

Ma Trường Nguyên là nhà thơ mang đậm hơi thở của cuộc sống và con người miền núi với những yếu tố nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc trong đó có hình ảnh nhà sàn. Nhà sàn đối với Ma Trường Nguyên là một ấn tượng, kỉ niệm không thể xóa nhòa dù cho nhà thơ có đi đâu chăng nữa. Nhà sàn chính là nơi khởi nguồn cho mọi cảm xúc, tình cảm trong ông. Bản thân ông là một nhà thơ nhưng cũng là một người chiến sĩ cách mạng ưu tú, tràn đầy nhiệt huyết. Ông đã từng tâm sự: "Đời chiến đấu tôi đi khắp phương trời", "Tuổi trẻ

xông pha ngót nửa ngàn trận đánh". Ma Trường Nguyên đã xông pha đi khắp

mọi phương trời, khắp mọi miền đất nước, tham gia rất nhiều trận chiến đấu chống quân xâm lược khác nhau nhưng đối với nhà thơ không nơi nào có thể thay thế được vị trí của ngôi nhà sàn trong lòng ông:

Đến chiếc nôi, những ngôi nhà là máu thịt Cháy bỏng căm thù giặc tàn phá quê hương

Đối với một người yêu những nét đẹp văn hóa của dân tộc như Ma Trường Nguyên thì ngôi nhà không biết tự bao giờ hay nói theo cách khác là rất tự nhiên đã trở thành một phần máu thịt trong tâm hồn nhà thơ. Lẽ dĩ nhiên, khi đã là một phần máu thịt rồi thì chỉ cần một thay đổi nhỏ, một vết thương nhỏ của ngôi nhà cũng khiến cho nhà thơ đau đớn, xót xa. Từ đó bùng lên mạnh mẽ nỗi uất ức, căm thù giặc sâu sắc. Để rồi:

Tôi xách súng xông lên giữa chiến trường Náo nức bàn chân: Đời là chiến đấu! Say lý tưởng tôi lăn vào lửa bão

Quăng mình trong nghĩa lớn quên thân

Ngôi nhà sàn cùng với chiếc mành xinh xắn đã trở thành biểu tượng chứng kiến tình yêu lứa đôi trong sáng, được nảy nở, hình thành một cách vô cùng tự nhiên:

Cái mành che trước của nhà

Như nơi phân cách đâu là... lứa đôi Để anh được hết câu cười

Của em giành cả anh thôi một mình Trước anh một đấng tươi xinh Xa xôi mấy cũng thân tình gần anh Khi em chân bước khỏi mành Vẫn em đấy, đã trở thành mộng mơ

(Cái mành chắn gió)

Ngôi nhà cũng gắn với những kỉ niệm về anh, sự nuối tiếc về mối tình đang ấm nồng đượm lửa thì bị chiến tranh, bom đạn làm dang dở:

Anh đón em về anh lại ra đi

Đừng thầm trách em ơi lúc chia ly Sao anh không ở nhà ít bữa

Mối tình ta đang ấm nồng đượm lửa

Hạnh phúc êm đềm chung mộng gối tình chăn Lại ra đi, về chưa ráo bàn chân

Trong hoàn cảnh chiến tranh, ngôi nhà chính là nơi tượng trưng cho sự bình yên, sum họp, đầm ấm. Dù ngoài kia đạn bom có tàn phá dữ dội đến thế nào, sự tàn độc của kẻ thù ra sao thì mỗi khi trở về ngôi nhà, ai trong chúng ta cũng có một cảm giác đặc biệt mà không một nơi nào có. Ngôi nhà cũng chính là nơi gặp gỡ lần cuối của hai nhân vật trữ tình trong bài thơ nhưng thời gian gặp nhau của hai người quá ngắn "chưa ráo bàn chân" đã vội ra đi. Trong cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta, mỗi giờ, mỗi phút đều vô cùng quan trọng, những người lính tham gia cuộc kháng chiến ấy là người hiểu hơn ai hết về tầm quan trọng này cho nên mỗi lần có cơ hội, họ chỉ tranh thủ ghé qua nhà một chốc, một lát để biết được tình hình những người thân của họ ra sao chứ không thể về nghỉ phép một hai ngày như thời buổi hiện nay. Người lính trong bài thơ đã có một mối tình thật đẹp, mối tình ấy đang ở thời điểm đẹp nhất. Anh tranh thủ trở về thăm nhà, thăm người yêu rồi vội vã ra đi làm nhiệm vụ để rồi không bao giờ trở về được nữa. Anh để lại sau lưng một mối tình dang dở, để lại người yêu trẻ với nỗi luyến tiếc, xót xa ngậm ngùi. Ước vọng "chung mộng gối tình chăn" đã mãi mãi không thể trở thành hiện thực

với hai người. Tình cảnh này không chỉ có một mà có "Vạn mối tình vợ chồng

dang dở" bởi trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam thời điểm lúc bấy giờ đều

tồn tại một ý nghĩ:

Quyết ra đi cho mối tình ta muôn thuở Hạnh phúc chung có hạnh phúc gia đình Hay một mối tình thoáng qua:

Em như khách miền rừng Không một nhà mà một bếp Cùng chung ngọn lửa

Em thoáng đến Rộng hồn anh mở

Biết đời còn lắm ấm, nhiều nồng

Bếp, ngọn lửa cũng là những hình ảnh đi liền với đời sống sinh hoạt nhà sàn của người Tày. Người Tày hay quây quần bên bếp lửa ở giữa nhà để nói chuyện, tâm sự với nhau. Trong bài thơ 'Em thoáng đến như người xin lửa",

Ma Trường Nguyên đã đề cập đến kiểu tình yêu thoáng qua. Mỗi chúng ta, ai chẳng có lúc như vậy, kiểu tình yêu này trong cuộc đời này không phải chuyện hiếm. Bất chợt gặp, bất chợt thấy và rồi sau cái bất chợt ấy trong lòng òa lên một thứ tình cảm không thể cưỡng lại được. Cái mới của nhà thơ ở chỗ nhà thơ không dừng lại ở kiểu tình yêu thoáng chốc nữa mà đẩy nó lên cao hơn, biến tình cảm riêng tư của mỗi người thành tình cảm chung của tất cả mọi người:

"Biết đời còn lắm ấm nhiều nồng", ai cũng có thể san sẻ cho nhau.

Ngôi nhà còn gắn với tinh thần tươi vui, khỏe khoắn của nhân vật trữ tình khi bắt gặp vẻ đẹp của cỏ cây hoa lá, của mùa xuân:

Ngẩn ngơ hoa đào nở Kề cận cửa sổ nhà Xuân về bông giấu nụ Chúm chím mỉm cười mơ

(Hoa đào và thi sĩ)

Cây hoa đào được trồng ngay cạnh cửa sổ đã gây ấn tượng mạnh đối với người thi sĩ. Mùa xuân là thời khắc đẹp nhất, rực rỡ nhất của hoa đào nói riêng, cây cỏ muôn hoa nói chung bởi đây là mùa đâm chồi nảy lộc, ra hoa khoe sắc. Sắc thắm của hoa đào đã lay động tâm hồn nhà thơ khiến nhà thơ ngẩn ngơ như bị thôi miên vậy. Nhà thơ chăm chú quan sát, ngắm nhìn và thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên ấy. Những bông hoa đã nở, xòe to che đi những nụ hoa mới nhú. Thi sĩ cảm nhận những bông hoa đào rực rỡ, tươi thắm đó như khuôn miệng chúm chím mỉm cười đầy mơ mộng của người thiếu nữ mới lớn. Xin phép cho tôi được hiểu câu thơ như vậy bởi theo tôi chỉ có những người thiếu nữ đang ở độ tuổi xuân sắc mới có khuôn miệng mà điệu cười chúm chím, đầy mơ mộng ấy được.

Nói tóm lại, Ma Trường Nguyên là một nhà thơ dân tộc thiểu số luôn miệt mài "trên cánh đồng chữ nghĩa", viết như "con tằm trả nghĩa dâu tươi"

Các sáng tác của ông mang đậm hơi thở của cuộc sống và con người miền núi với những nét văn hóa đặc trưng, nhất là văn hóa phong tục gắn liền với ngôi nhà sàn. Có lẽ đây là lí do mà các tác phẩm của ông đã nhận được nhiều giải thưởng văn học khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ ma trường nguyên, võ sa hà, nguyễn thúy quỳnh từ góc nhìn văn hóa (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)