8. Cấu trúc luận văn
2.3.1. Những biến đổi trong xã hội đô thị trước sự ảnh hưởng của cơ
Xã hội càng phát triển thì sự ảnh hưởng của cơ chế thị trường lại càng không thể tránh khỏi. Ngược lại, cơ chế thị trường cũng là minh chứng chứng minh cho sự phát triển của một xã hội. Đặc biệt là ở các đô thị, sự ảnh hưởng này lại càng rõ rệt. Cơ chế thị trường cũng giống như con dao hai lưỡi, bên cạnh việc đem lại những tác động tích cực cho sự phát triển kinh tế cũng như đời sống xã hội thì nó cũng mang lại những hệ lụy không mấy tốt đẹp cho xã hội. Chẳng hạn như những tệ nạn xã hội, lối sống ăn chơi hưởng lạc, mất kiểm soát trong việc di dân hay sự phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng... Nguyễn Thúy Quỳnh là nhà thơ sinh sống và làm việc ở những trung tâm đô thị, hơn nữa với tài quan sát tinh tế chị đã sớm phát hiện ra những thay đổi đó và phản ánh trong thơ ca của mình.
Sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp đã tạo ra một lượng lớn cơ hội việc làm cho người dân. Đây cũng là một điều tốt nhưng cũng không phải không có điểm xấu. Hàng ngàn người từ "những thanh
niên măng tơ" cho đến "những trung niên nhựa chè đen kịt móng tay" đã rời bỏ
quê hương mà mình gắn bó bấy lâu để đến nơi đất khách quê người tìm việc: mỗi ngày bao nhiêu chuyến xe đưa người?
bao nhiêu người đàn ông hăm hở vận may bán mồ hôi xứ dầu?
bao nhiêu người đàn bà gửi lại con mình, vượt trùng khơi nuôi con thiên hạ?
bao nhiêu người già ngồi hóa thạch đầu sàn? bao nhiêu bé lớp một đến trường
Không cha đưa mẹ đón?
(Một chuyến xe khách)
Tất cả những con người ấy họ đều là những người lao động chất phác, hồn nhiên, lương thiện; vì nghĩ rằng ở thành thị sẽ dễ tìm việc hơn mà họ sẵn sàng bỏ lại sau lưng tất cả để đến "một vùng sa mạc/ nơi đồng đô la chảy thành dòng trên
mặt đất". Họ ra đi mà lòng tràn đầy hi vọng vào một tương lai mới ở phía trước.
Họ luôn tin rằng một ngày nào đó, cuộc đời họ sẽ đổi thay theo một hướng tốt đẹp hơn. Nhưng họ đâu biết rằng những nơi đó không chỉ hấp dẫn mà còn chứa đựng vô vàn những gian nan, vất vả, những thử thách không cùng đang chờ đón họ.
Ở các thành thị lúc này cũng bắt đầu xuất hiện một loại người - người vô gia cư. Các nước càng phát triển thì số lượng loại người này càng nhiều. Ở các nước như Anh, Pháp, Mỹ... số lượng người này không thể thống kê hết; hàng tháng chính phủ của các nước này đều trích một phần ngân sách nhà nước để trợ cấp cho những người vô gia cư. Còn ở các thành thị, các khu đô thị mới ở Việt Nam, loại người này mới chỉ manh nha xuất hiện cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Nguyễn Thúy Quỳnh đã rất tinh tế, nhạy cảm khi phát hiện ra sự thay đổi của đời sống xã hội khi nó mới bắt đầu manh nha xuất hiện. Đồng thời, nhà thơ cũng vô cùng khéo léo khi không đề cập trực tiếp đến hiện tượng đó mà dùng hình ảnh những chú vịt bị bỏ rơi ngoài đồng để làm hình ảnh ẩn dụ cho những người vô gia cư:
Những con vịt con tròn xoe mắt trẻ hỏi vịt cha, vịt mẹ
bao nhiêu ngàn năm rồi xa bầu trời theo về làm bạn với người
làm bạn với cầu ao, bè muống sao bỗng nhiên thành vô gia cư? ...
À ơi,
ngủ đi đồng khuya buốt buốt giá rồi mùa đông chắc còn dài lắm
mùa xuân chắc gì ấm hơn? À ơi,
ta ru ta mà không ngủ được
triệu cặp mắt tròn kinh hãi xoáy vào đêm (Lời ru đàn vịt ngoài đồng)
Đất nước ta có truyền thống trồng lúa nước từ lâu đời, bên cạnh việc cấy lúa, người nông dân Việt Nam còn chăn nuôi những loài vật có thể kết hợp với cây lúa. Loài vịt chính là một trong số đó. Vịt còn xuất hiện trong một vài câu chuyện cổ tích của ta. Loài vịt nhà mà chúng ta đang nuôi hiện nay có nguồn gốc sâu xa từ loài vịt trời, trải qua hàng ngàn năm, con người đã thuần hóa chúng để đem về nuôi. Vịt dần dần trở thành một trong số những loài vật gần gũi với cuộc sống của con người nhất. Vậy mà chỉ qua một trận dịch bệnh, những "người bạn" ấy đã bị bỏ rơi, bơ vơ giữa cánh đồng mênh mông và trở
thành những kẻ "vô gia cư". Bắt gặp cảnh tượng đó, nhà thơ đã không thoát
khỏi sự ám ảnh khôn nguôi. Nhà thơ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng cho số phận của những chú vịt kia hay chính là sự lo lắng cho những người chủ của chúng - khi mất toàn bộ gia tài (đàn vịt) họ sẽ sớm trở thành những người không vốn, không nhà, không cửa; trở thành những kẻ "vô gia cư" như chúng.
Xã hội phát triển thì mức sống, cuộc sống của những lớp người khác nhau trong xã hội cũng có sự phân hóa, đối lập sâu sắc. Những kẻ giàu, có địa vị trong xã hội thì sống trong những căn hộ cao tầng đáng giá ngàn vàng, tiền tiêu chẳng hết còn những người lao động nghèo lại vất vả cực nhọc sống trong những ngôi nhà tồi tàn, suốt ngày phải lao đầu vào những công việc khó nhọc để kiếm sống, mặc cho "gió điên quất vào da thịt đất tả tơi". Hai hạng người chỉ cách nhau có
"một hàng rào B40" nhưng cuộc sống lại khác nhau hoàn toàn, điều đó đã tạo ra
một khoảng cách khá xa giữa những con người khác nhau trong xã hội. Nó tạo ra một sự ám ảnh day dứt trong lòng nhà thơ. Nguyễn Thúy Quỳnh cảm nhận thấy dường như có một bức tường vô hình chia cắt con người trong xã hội ra thành
nhiều hạng khác nhau, bức tường ấy theo thời gian, theo sự phát triển ngày càng hiện đại của xã hội mà ngày càng cao hơn, dày hơn và rõ nét hơn; khoảng cách giữa người với người theo đó mà cũng ngày càng cách xa hơn.
Bên cạnh những người cán bộ sống chân chính, niêm khiết, lao động hăng say, cống hiến hết mình cho sự phát triển của đất nước thì trong xã hội thị thành xuất hiện rất nhiều những cán bộ thoái hóa, biến chất:
Những kẻ đang thản nhiên chạy từ khu nghỉ mát này đến resort kia bằng xe biển xanh
thản nhiên tán gái, chơi game làm chuyện động trời
trong phòng lạnh
được trả tiền bằng ngân sách
(Tản mạn ngày nắng nóng)
Mang tiếng là cán bộ nhà nước, là đầy tớ của dân nhưng trong khi những người chủ đất nước phải: "cặm cụi miết từng mạch vữa", "lui cui đào thuê", "oằn lưng gánh tả tới", "lầm lũi leo dốc nắng" thì nhưng kẻ "đầy tớ" của dân
lại ăn chơi chác táng, không chịu làm việc, lạm dụng xe công, tiền công để phục vụ cho nhu cầu ăn chơi của bản thân. Chúng không ngần ngại, không che giấu mà ngược lại, thản nhiên làm những điều xằng bậy, hủy hoại nhân phẩm bằng những trò hạ lưu, đáng lên án. Không những suy đồi về đạo đức, nhân cách mà nhiều cán bộ nhà nước còn bộc lộ sự vô trách nhiệm trước những công việc quan trọng của chính quyền, của nhà nước mà chỉ nhằm cơ hội, lợi dụng quyền hạn để làm lợi cho bản thân:
Một chữ kí nhẹ tênh,
kéo trập trùng sông suối núi đồi chui vào két nhỏ, những tuổi teen tóc đỏ
dắt nhau vào nhà trọ bình dân còn quên tháo khăn quàng Triệu triệu tín hiệu số rung túi quần trẻ chăn trâu
tấm áo hoàng đế vẫn lắm kẻ hân hoan chưng diện lời nói thật tá túc nơi nào
Không chỉ những người trưởng thành thoái hóa, biến chất về đạo đức mà thậm chí cả những cô, cậu bé còn tuổi teen - cái tuổi đáng lẽ ra chỉ có học, ăn, chơi cũng đua đòi, học theo những trào lưu xấu để rồi cũng thoái hóa, biến chất ngay khi còn ngồi trong ghế nhà trường. Hiện trạng xấu này là do sự ảnh hưởng của văn hóa phẩm đồi trụy hay từ phong cách sống phóng khoáng, cởi mở của người phương Tây du nhập vào nước ta. Nó càng được bộc lộ rõ ở những nơi có nền kinh tế phát triển, đời sống xã hội nhộn nhịp, náo nhiệt. Đây quả thật là một hiện tượng đáng báo động, cần được chấn chỉnh ngay nếu như đất nước ta không muốn có những thế hệ "vô tích sự".
Nguyễn Thúy Quỳnh quan niệm: "không chỉ bom đạn mới gây ra cái chết, sự giả nghĩa giả nhân còn hủy diệt hơn nhiều". Chiến tranh với bom đạn
vốn đã có sức tàn phá thật khủng khiếp rồi nhưng sự giả nhân, giả nghĩa còn có sức tàn phá lớn hơn gấp nhiều lần. Bởi vết thương do bom đạn gây ra có thể chữa lành dần dần theo thời gian nhưng vết thương trong lòng người thì không thể xóa mờ, nếu có cũng chỉ là người ta cố gắng cất kín nó trong tận đáy lòng mà thôi nhưng chỉ cần có một chút mồi là có thể bùng lên mạnh mẽ.
Trong thơ của mình, Nguyễn Thúy Quỳnh cũng đề cập đến tình trạng ô nhiễm trầm trọng ở các con sông do chất thải của các nhà máy, xí nghiệp hay do sự thiếu ý thức của con người. Từ đó dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng của các loài cá trên sông:
Không biết
khi trồi trụt trong dòng sông quánh đặc vật vã hớp liên hồi trên mặt nước, nhìn những chùm trứng bẩn đen
báo hiệu sự tuyệt diệt của bao giống nòi đã vẫy vùng dưới kia từ khi loài người chưa có mặt
quẫy đạp vô hồi để lọc lấy từng phân tử oxy sót lại trước khi chìm vào cơn ngạt thở vĩnh viễn...
những con cá sông Nhuệ nghĩ gì?
Sự ô nhiễm môi trường này không chỉ xảy ra ở riêng sông Nhuệ mà nó diễn ra phổ biến ở rất nhiều con sông khác nữa. Nó là một hiện tượng phổ biến chứ không hề đơn lẻ. Đề cập đến vấn đề này, Nguyễn Thúy Quỳnh không vòng vo, dẫn dắt dài dòng, cũng không nói bóng nói gió mà đề cập đến một cách trực tiếp, gây ra một sự tác động không nhỏ đối với lương tâm của con người.
Có thể nói, trải qua nhiều biến động với vô vàn những gian nan trong cuộc đời, Nguyễn Thúy Quỳnh đã nhận ra một điều rằng:
Ở nơi mất điện ...
Chưa được mùa đã lại mất mùa
chợ lao động dài thêm những đứng ngồi chờ việc sân bay đông thêm những thắt đáy lưng ong
Ở nơi chưa từng có điện
bầy em nhỏ ngày ngày đu dây vào tương lai vùi giấc mơ đến trường nơi hầm than, bãi quặng giữa núi đồi rát bỏng
những con suối nhỏ không đủ sức đi xa Ở nơi có điện
người lính già đầu bạc
rưng rưng nhìn thế sự vần xoay giá trị trường tăng, giá niềm tin giảm Nhà chọc trời vùn vụt mọc lên
(Đọc thơ ngày mất điện)
Nói như nhà thơ thì trong một xã hội dù cho xã hội đó vô cùng khó khăn hay đầy đủ, sung túc thì cũng đều có những tác động và hệ quả riêng của nó. Nhà thơ đã xác định được cho mình một chỗ đứng vững chắc; tự học tập, trải nghiệm để từ đó ý thức được trách nhiệm của mình đối với con người, với cuộc đời, với sự phát triển của đời sống xã hội.