8. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Hình ảnh nú i phong phú, đa cảm, đa thanh, đa nghĩa
Trong số những hình ảnh gắn liền với thiên nhiên núi rừng, hình ảnh núi xuất hiện với tần số cao nhất. Bốn tập thơ với 179 bài thì có tới 81 bài xuất hiện hình ảnh núi. Về điểm này, Võ Sa Hà giống với Y Phương và Dương Thuấn - hai nhà thơ dân tộc thiểu số nổi tiếng viết về đề tài miền núi.
Núi trong thơ Võ Sa Hà rất phong phú với nhiều trạng thái, nhiều cảm xúc, muôn hình, muôn vẻ, đôi khi chứa đầy tâm trạng như một con người. Điều này đã tạo nên một nét phong cách riêng trong thơ Võ Sa Hà. Nhưng có lẽ phải là một người sinh ra từ núi, lớn lên cùng với núi, mang hồn của núi, yêu núi và coi núi như một phần máu thịt của mình thì mới có sự cảm nhận tinh tế và sâu sắc đến như vậy.
Núi hiện lên với vẻ đẹp thơ mộng, mơ hồ: "Núi mơ trong mộng sương bay". Nơi đó luôn in dấu hình của "người cổ tích", của "Bóng nàng lõm hằn vách núi". Chứng kiến vẻ đẹp thơ mộng ấy của núi, nhiều lần nhà thơ đã phải thốt lên:
Ô kìa núi xanh mướt Ô kìa mây trắng bay
(Thi sĩ)
Cũng giống như vạn vật, cỏ cây, hoa lá, đến mùa xuân, núi càng trở lên đẹp hơn, tinh tế hơn, mơ màng hơn, trong trẻo hơn và tràn đầy sức sống hơn:
"Núi vươn búp nõn/ Ngân hà thủy tinh".
Không chỉ mang vẻ đẹp mơ hồ, nhẹ nhàng, núi của Võ Sa Hà còn hiện lên với vẻ đẹp mang tầm vóc vũ trụ, mang vẻ đẹp huyền thoại, kì vĩ:
Những quả núi cao ngửa mặt nhìn trời Vẫn vững trãi qua ngút ngàn nắng gió
(Khúc hát quê hương)
Phượng Hoàng khoét đá thành động Văn - Võ hóa núi nhìn nhau
(Đồng vọng Thái Nguyên)
Đó là vẻ đẹp kì vĩ, sừng sững của núi hay đó chính là biểu tượng cho tinh thần mạnh mẽ, trong sáng, thẳng thắn - một tính cách mạnh mẽ của những con người miền núi.
Núi không chỉ là một thực thể thiên nhiên, vô tri vô giác mà nó cũng mang tâm hồn, tâm trạng như con người. Khi vui, núi gắn với tiếng đàn ngân nga, vang vọng mãi: "Một cung đàn dìu dặt/ Sâu ngực núi ngân nga" (Hoa trăng) hay núi hòa vào niềm vui, niềm rộn ràng của con người, ca bài ca của
đất trời trong những ngày lễ hội:
Có bài ca mây trắng Có bài ca núi thắm Đang bay vòng bên ta
(Về quê đi hội)
Nhưng cũng có lúc, núi mang một nỗi buồn man mác: "Núi núi buồn/ Thả khói đến lòng ai" (Tự khúc 1000 năm Hà Nội) và rồi "Từng giọt sầu li ti giọt giọt/ Núi cựa đầu khe khẽ uống mưa rơi" (Mưa thu). Đối với những con
người miền núi, núi chính là một người bạn gắn bó thân thiết; là người mẹ luôn chở che, nâng đỡ, chứng kiến và gìn giữ những kỉ niệm của con người: "Núi Cấm thì thầm kể chuyện/ Em là tinh chất của ngàn hoa" (Lộc trời). Hay nói
cách khác, núi chính là biểu tượng cho tinh thần và tình cảm của con người nơi đây. Kỉ niệm tuổi thơ, tình yêu đôi lứa của Võ Sa Hà cũng như tất cả mọi người dân quê hương ông đều gắn liền với núi:
Anh đã từng cõng em lên núi Núi Sa Hà mờ xanh
... Anh đã từng hát cho em nghe
Bài hát của gió rền, núi nghiêng, sông cuộn (Anh khóc)
Hay:
Trốn em lên núi Cốc
Ngơ ngác giữa chiều sương ... Trốn em lên núi Cốc Mong giấu niềm đơn côi
(Trốn em)
Núi là nơi để nhà thơ tìm về gửi gắm nỗi buồn, sự đơn côi trong tình yêu:
"Ta xa em ta về núi thôi" hay để giãi bày kỉ niệm của một thời mặc áo lính:
Con lại đến núi rừng Đông Bắc Vạn trùng sơn ủng vạn trùng vân ... Trận địa chúng con tiếp liền như núi Bác vẫn ung dung chống gậy lên non
(Lên biên giới đọc thơ Bác)
Và gắn liền với tình cảm nhớ nhung, buồn bã, đau đến xé lòng khi nhớ về người mẹ đã mất:
Mẹ ở đâu sợi khói lả giữa chiều Chút yên tĩnh đi hoang vào lũng núi Bóng núi xô nghiêng căn nhà của mẹ Lưng đá gầy run rẩy giữa sương trăng
(Về quê)
Đối với Võ Sa Hà nói riêng, mọi người con của mảnh đất Cao Bằng nói chung, quê hương miền núi Cao Bằng là nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó sâu đậm với mỗi người vì vậy mà khi phải rời nơi tràn đầy kỉ niệm ấy để xuống học tập và công tác ở một nơi khác: "rời núi xuống đồng bằng", không còn được
ngày ngày nhìn thấy những ngọn núi, những rừng cây, những tiếng đàn, tiếng ca của núi nữa nhà thơ đã cảm thấy vô cùng lạc lõng, cô đơn: "Tôi một mình trơ
trọi với mênh mông". Trong tâm hồn nhà thơ luôn luôn bị ám ảnh bởi hình ảnh: "Núi Sa Hà u uất tiễn tôi đi". Không chỉ nhà thơ cảm thấy buồn, thấy lẻ loi, lạc
buồn, cũng bịn rịn, miễn cưỡng chia tay. Cuộc đưa tiễn, chia tay giữa nhà thơ và núi làm ta tưởng chừng như là cuộc đưa tiễn của hai người bạn thân, tri kỉ vậy. Có lẽ đó là lí do mà nhà thơ luôn mơ về núi, thiết tha mong muốn được trở về để hòa mình vào với núi:
Núi ơi! Núi hỡi Tôi về đây mà
(Gió núi đêm đông)
Về điểm này, chúng ta thấy có sự giống nhau giữa Võ Sa Hà với Y Phương. Cả hai đều là những cây bút tiêu biểu chuyên viết về đề tài miền núi; đều sinh ra, lớn lên, gắn bó với mảnh đất Cao Bằng, tâm hồn luôn luôn một lòng một dạ hướng về quê hương, cội nguồn, nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Cả hai nhà thơ đều do hoàn cảnh công việc mà phải rời Cao Bằng nhưng những hình ảnh, những kỉ niệm về thiên nhiên, con người với những phong tục tập quán, những nếp ăn, nếp ở và tính cách mạnh mẽ luôn luôn tồn tại hơn nữa còn tồn tại mãnh liệt trong tâm hồn họ. Có lẽ do vậy mà những câu thơ đã được cất lên một cách vô cùng tự nhiên, giản dị và rất đỗi chân thành. Nhưng dù giống nhau như vậy nhưng mỗi nhà thơ lại có một cách cảm, một nét phong cách riêng nên hình ảnh núi hiện lên trong thơ của họ cũng có điểm khác nhau. Nếu như Y Phương diễn tả núi giống như những "con sóng", "ngọn sóng" đầy chất tạo hình: "Con sóng núi duỗi ra dài dài/ Ngọn sóng núi chồm lên cao cao" (Những người thấp
bé) thì hình ảnh núi hiện lên trong thơ của Võ Sa Hà lại mạnh mẽ, sừng sững như "thác núi". Điều này đã tạo nên nét riêng độc đáo cho hai nhà thơ.
Hình ảnh núi vốn là một hình ảnh rất đỗi quen thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam nhưng với ngòi bút tài tình và tâm hồn chứa chan tình cảm gắn bó thân thương của mình Võ Sa Hà đã làm cho nó hiện lên trong thơ vô cùng biến hóa, xuất hiện với nhiều tầng bậc, nhiều dáng vẻ, tâm trạng khác nhau. Chính tấm lòng nặng lòng với quê hương, gắn bó sâu nặng với quê hương đã giúp cho nhà thơ làm được điều đó.