8. Cấu trúc luận văn
2.2.3. Hình ảnh đá phong phú, nhiều vẻ, là hình ảnh tượng trưng cho
đường sáng tạo nghệ thuật
Cao Bằng vốn là một vùng núi đá vôi ở gần biên giới phía Bắc. Chỉ cần nghe đến thế thôi, chưa cần đến tận nơi quan sát trong đầu chúng ta cũng đã hiện lên hình ảnh của một vùng đất núi non hiểm trở, núi đá hoang vu, trập trùng, hẻo lánh rồi. Không biết tự bao giờ, đá đã trở thành một phần, làm nên nét đặc trưng riêng của mảnh đất Cao Bằng. Cũng như hình ảnh núi và trăng, Võ Sa Hà cũng dành một tình cảm yêu thương nồng nàn khi nhắc đến đá. Có lẽ do được sinh ra, sống gắn bó với mảnh đất quê hương nên hơn ai hết nhà thơ hiểu rằng đá cũng chính là một phần máu thịt của quê hương, một phần trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của con người. Trong 179 bài thơ (bốn tập thơ) thì hình ảnh đá xuất hiện ở 48 bài. Con số này không hề kém cạnh là bao so với hình ảnh núi và trăng.
Nếu như Y Phương lên tiếng nhắc nhở con: "Sống trên đá đừng chê đá
gập ghềnh" (Nói với con) thì Võ Sa Hà cũng luôn có ý thức tôn trọng nơi đã
sinh ra mình cho dù nơi đó có khắc nghiệt, khó khăn như thế nào. Nhà thơ đã tự đặt ra câu hỏi cho chính mình và cũng là cho tất cả mọi người:
Ta sinh ra từ đâu
Một mỏm non nhọn sắc? Hay một cục đá buồn Ngủ mê lòng hang thẳm?
(Giấc mơ nghê đá)
Vì sống lâu ở một vùng đất có diện tích đá vôi nhiều cho nên con người nơi đây cũng quen dần, thích nghi dần, hơn nữa họ còn biết tận dụng sáng tạo, khắc phục khó khăn, biến nó trở thành lợi thế trong cuộc sống của mình. Họ đã sử dụng đá làm vật liệu để xây dựng những ngôi nhà của mình từ đó mà đá trở thành một vật hữu ích trong cuộc sống sinh hoạt của người dân:
Những nếp nhà mọc lên từ đá Đá phẳng xếp cầu thang
Đá lẻ dựng hàng rào
Cây nứa ngoáy vào bụng đá lấy nước Ba hòn đá chụm làm ông đầu rau
Theo như nhà thơ miêu tả thì đá vô cùng có ích, dù hình dạng của đá ra sao: phẳng hay lẻ, to hay nhỏ thì đều có ích, đá xây lên những ngôi nhà, hòn nào phẳng thì được dùng để làm cầu thang, hòn nào không nhẵn thì được dùng để dựng làm hàng rào, đá được dùng làm kiềng đun bếp... Rất nhiều tác dụng của đá đã được nhà thơ nêu ra.
Không chỉ gắn bó với đời sống vật chất của người dân, đá còn có một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần của nhà thơ cũng như của mọi người dân nơi đây. Đá của Võ Sa Hà cũng được nhân cách hóa mang tính cách, tâm trạng như con người, đá cũng có lúc vui, lúc buồn, lúc nhí nhảnh, tươi vui, lúc lại trầm buồn, man mác: "Núi già ồ ề ca hát/ Đá buồn rạng rỡ rồi kia" (Mưa
rừng). Trong tâm thức mỗi chúng ta, đá vốn được coi là một vật lạnh, cứng, vô
tri nhưng đọc thơ của Võ Sa Hà ta lại thấy hoàn toàn ngược lại, đá không chỉ vui hát, không chỉ buồn "giấu nỗi niềm rêu phủ" mà còn có cả nước mắt:
Mắt đá nhoèn mồ hôi
... Sương rơi, sương rơi, đá khóc ... Lệ đá ngủ sâu trong ngục ... Lệ đá hóa thành trái tim Anh cất dành cho em
(Nước mắt đá)
Nước mắt chính là biểu tượng của sự yếu đuối, của tình cảm, cảm xúc, của tình yêu thương. Vậy đá có nước mắt thì đá có phải là một vật lạnh lùng, cứng rắn, vô tri nữa hay không? Đây chính là một sự sáng tạo mang nét riêng của nhà thơ.
Đá là minh chứng cho sự kiên cường, nhẫn nại, không ngại khó khăn của người miền núi:
Những lớp người đi phá núi mở đường Chân đạp mòn đá tai mèo sắc nhọn
(Khúc hát về quê hương)
Đá cũng gắn liền với kí ức tuổi thơ của nhà thơ. Đó là một kí ức buồn về những năm tháng khó khăn, nhọc nhằn, vất vả, thiếu thốn đủ mọi thứ cả vật chất lẫn tinh thần. Dòng kí ức đấy nhà thơ không bao giờ quên, nó luôn thường trực bên trong tâm hồn ông và được ông làm sống lại qua những câu thơ đầy sống động:
Ta về suối chơi Lội nước và mò cá
Ta chạy trên con đường đầy đá
(Mơ khóc)
Và cũng là nơi lưu trữ những kỉ niệm về tình yêu đôi lứa với những thăng trầm và nhiều cung bậc cảm xúc:
Nơi ấy tảng đá già cô độc
Đã run lên khi nghe lời âu yếm của đôi ta Ngực đá rùng rùng lưng em tìm chỗ dựa Đá nín thở vòng tay anh ghì xiết
Đá ngửa mặt đếm sao trời than thở với sương khuya (Bến cũ)
Nhà thơ đã rất tinh tế khi dùng biện pháp đối lập ở những câu thơ trên: đá già cô độc- đôi ta (trẻ, đẹp, năng động) để làm nổi bật lên sự nóng bỏng, mãnh liệt, nồng nàn của tình yêu đôi lứa. Mặc dù đá đã rất già, đá cô độc một mình theo thời gian nhưng trước sự trong sáng, chân thành nhưng cũng không kém phần nồng nàn, cháy bỏng của tình yêu đôi lứa cũng làm cho đá phải rung động, cảm xúc của đá thay đổi theo từng lời tâm sự, từng hành động của nhân vật trữ tình.
Khi đôi lứa không thành, tình yêu dang dở, không đi đến được bến bờ hạnh phúc, đá là nơi cất giấu những giọt nước mắt buồn:
Em khóc đi!
Nước mắt này sẽ tan vào đá Đá ướt như mắt em đêm nay Nhấp nhánh sao trời
(Nước mắt Khâu Vai)
Khâu Vai là chợ tình nổi tiếng thường họp vào ngày 27 tháng 3 âm lịch hàng năm. Đây là cơ hội cho những đôi yêu nhau thật lòng, vì một lý do nào đó mà họ không đến được với nhau được gặp gỡ nhau sau một năm xa cách. Họ gặp nhau mừng mừng tủi tủi, có người vì buồn, nghĩ cho số phận của mình mà khóc nhưng cũng có những người vui cũng khóc. Họ gặp nhau, kể cho nhau nghe những chuyện trong cuộc sống hàng ngày hay ôn lại kỉ niệm xưa. Có những đôi vợ chồng cùng nhau xuống chợ nhưng đến nơi, chồng đi tìm bạn của
chồng, vợ đi tìm bạn của vợ, họ không hề ghen tuông, bực bội hay khó chịu gì mà coi đó như một nét đẹp văn hóa thiêng liêng.
Đá còn gắn liền với hình ảnh nàng Tô Thị bồng con đợi chồng đến hóa đá: Tô Thị ơi!
Nàng hóa đá tự bao giờ?
... Da thịt con người, đá núi nghìn năm?
Võ Sa Hà đã xây dựng hình tượng đá vô cùng phong phú, nhiều vẻ nhưng đặc biệt hơn cả và cũng thể hiện tập trung nhất quan điểm nghệ thuật của ông chính là hình ảnh đá trong "Ngựa đá". Ngựa đá chính là hình ảnh
tượng trưng cho cảm hứng, cho con đường sáng tạo nghệ thuật của Võ Sa Hà. Con đường ấy là một quá trình tìm kiếm, chắt lọc, gạn đục khơi trong và thể hiện đầy gian khổ với biết bao nhiêu thử thách. Nhà thơ ngồi trên lưng ngựa đá để đi khắp nơi tìm kiếm. Đầu tiên nhà thơ đi tìm trong những gì xưa cũ với những nét hoang sơ, nguyên thủy:
Ngồi trên lưng ngựa đá Phi thẳng vào hoang sơ Nhưng:
Bên tai ù ù gió
Xoáy cuộn rung sương mờ
Nhà thơ cảm thấy tất cả đều mơ hồ, không rõ; cảm hứng sinh ra từ những đề tài cũ giờ đây không còn phù hợp nữa. Võ Sa Hà không nản chí, ông lại tiếp tục đi tìm cảm hứng ở chiến trường xưa nhưng cũng vô vọng bởi ở đó chỉ toàn là "Những xác người ngục ngã/ Hồn cỏ cây vật vờ". Trong thời điểm hiện tại, khi đất nước đã hòa bình thì mảng đề tài viết về sự mất mát, đau thương trong chiến tranh đã không còn mới nữa, sẽ khó có thể tạo được sự hấp dẫn với người đọc. Một lần nữa ngựa đá lại "phi vào phố phường vui" để tìm kiếm nhưng tại đây nhà thơ lại cảm thấy "Ngựa đá chìm mất thôi". Hồn thơ Võ Sa Hà là một hồn thơ cô đơn, dung dị, mang nét chất phác của con người miền núi cho nên khi bắt gặp sự náo nhiệt của phố phường thành thị nhà thơ đã cảm thấy không phù hợp. Đến đây, nhà thơ lại quay sang cưỡi ngựa đá đi tìm cảm hứng trong tình yêu đôi lứa nhưng cái nhà thơ nhận được chỉ là những đau khổ, tổn thương do ám ảnh của chuyện tình duyên nỡ dở. Cuối cùng, sau tất cả, nhà thơ đã
nghiệm ra một điều rằng thơ không toát ra từ nơi nào xa lạ mà nó được nảy mầm, toát ra từ chính tâm hồn mình:
Ngồi trên lưng ngựa đá Phi vào trong hồn mình Ngựa đá lồng lộn hất
Ngã câu thơ buồn tênh