Những điểm tương đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ ma trường nguyên, võ sa hà, nguyễn thúy quỳnh từ góc nhìn văn hóa (Trang 86 - 88)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Những điểm tương đồng

Khảo sát toàn bộ các tập thơ của ba nhà thơ Ma Trường Nguyên, Võ Sa Hà, Nguyễn Thúy Quỳnh chúng tôi nhận thấy rằng trong thơ của cả ba nhà thơ này đều tồn tại song song hai loại thời gian là thời gian hoài niệm (quá khứ) và thời gian hiện tại.

Ma Trường Nguyên nhớ về những kỉ niệm về lời dặn của cha, việc học chữ của mình:

Cha đi công tác xa nhà

Lời cha dặn dưới tán hoa đồi chè Cho con học chữ đến khi

Chữ thầy học hết con thì mới thôi ...

Con đang học chữ của thầy

Nước nhà giặc Mỹ thả đầy đạn bom Chữ thầy chưa được bao lăm

Con cầm súng chống ngoại xâm hàng đầu Và đến hiện tại nhà thơ đã thực hiện được lời dặn của cha:

Đồi chè mộ mẹ trên cao

Mộ cha cải táng đất sâu phủ dày Con đi học hết chữ thầy

Lời cha dặn mãi tim đây chẳng nhòa

(Đồi chè xanh mây trắng)

Số phận, cuộc đời, tâm trạng, tình cảm của Nguyễn Thúy Quỳnh có sự đối lập gay gắt giữa quá khứ và hiện tại. Quá khứ nhà thơ tràn ngập hạnh phúc, niềm vui trong tình yêu đôi lứa:

Ngày...

Chỉ còn hai ta giữa trời đất ngủ quên Bờ cỏ thừa trăng

Tóc em thả hương chanh làm anh miên man đốt thuốc

Thánh thiện đến từng hơi thở êm

Trinh trắng quá cái điều không chạm được Anh nặng lẽ ra về

Bờ cỏ thừa em...

(Nhật kí)

Nhưng hiện tại thì nhà thơ lại cảm thấy: "Em cay đắng nhận ra trong khoảnh khắc/ Sau câu thơ quen, anh xa lạ mất rồi/ Ngang qua em, một vầng trăng lạnh ngắt/ Cây trút lá mặt hồ, vụn vỡ mảnh trăng rơi" (Đêm Thành Tuyên)

Trong thơ Võ Sa Hà cũng tồn tại hai loại thời gian này, thời gian quá khứ tồn tại khi nhà thơ nhớ về những kỉ niệm xưa, những kỉ niệm gắn với những năm tháng tuổi thơ, với người mẹ thân yêu. Còn thời gian hiện tại tồn tại khi nhà thơ viết về những gì đang diễn ra vào thời điểm hiện tại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ ma trường nguyên, võ sa hà, nguyễn thúy quỳnh từ góc nhìn văn hóa (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)