8. Cấu trúc luận văn
2.3.2. Nỗi cô đơn, nhỏ bé của con người trong một xã hội xô bồ, náo nhiệt
Trước hiện thực đời thường đang diễn ra trước mắt mình, Nguyễn Thúy Quỳnh đã luôn bị ám ảnh bởi sự cô đơn, thân phận nhỏ bé, bất lực của bản thân. Thậm chí, có những lúc nhà thơ thấy gai lạnh, rùng mình:
Không có gì đáng sợ hơn khi nhận ra
Mình nhỏ nhoi, bất lực trong sự bủa vây của kẻ khác Cúi xuống, mặt nhòe nước
Ngẩng lên, mưa quất tả tơi
(Mưa mùa đông)
Liệu những câu thơ trên có thật sự chỉ nói về cái lạnh buốt của cơn mưa mùa đông? Hay ẩn sau nó còn là một ý nghĩa nào đó? Theo tôi, cái lạnh của cơn mưa mùa đông chỉ là cái cớ để nhà thơ nói đến cái lạnh, sự vô cảm, lạnh lùng trong lòng người. Chính cái lạnh trong lòng người ấy mới là nguyên nhân càng làm cho nhà thơ cảm thấy cô đơn, trống trải, lạnh lẽo hơn.
Trong một xã hội xô bồ, náo nhiệt, cuộc sống của con người cũng trở lên gấp gáp hơn, vội vàng hơn. Con người dường như không còn đủ thời giờ để quan tâm nhau, chia sẻ mọi buồn vui cho nhau nữa; mà một khi đã không thể quan tâm nhau thì tự khắc con người cũng trở lên ích kỉ hơn, cá nhân hơn; mọi thứ tình cảm, lòng vị tha, sự cảm thông đều bị chia cắt, ngăn cản bởi:
Những bức tường đắp bằng lòng vị kỷ, thói ghen tuông, niềm đam mê dang dở
Những người thợ vô tình làm đao phủ Tự kết liễu đời mình
Nhà thơ bộc lộ sự ái ngại của mình: Lớn hơn nỗi cô đơn
là nhận ra không ai có thể mang gánh nặng hộ mình lỡ một mai kiệt sức
Trên cả sự chịu đựng
những bàn chân lầm lũi bước còn xa lắm cái ngày kết thúc
Theo như nhà thơ: nỗi cô đơn đã là một nỗi đáng sợ đối với con người rồi nhưng vẫn còn có những thứ đáng sợ hơn cả nỗi cô đơn, đó chính là sự lạnh lùng trong lòng người. Con người thời buổi kinh tế thị trường dường như lãnh cảm trước nỗi đau của người khác. Họ thờ ơ, lạnh lùng, coi những nỗi đau, nỗi bất hạnh của người khác là của riêng người đó, không liên quan gì đến mình. Nhưng mỗi người đâu biết rằng "sông có khúc, người có lúc" - đó là câu thành ngữ dân gian mà cha ông ta truyền nhau từ bao đời về sự không thể lường trước được của cuộc đời con người. Liệu có ai trong chúng ta chắc chắn rằng mình không có lúc gặp khó khăn, hoạn nạn? Bởi "cái ngày kết thúc" còn xa lắm, đời người còn dài, còn phải trải qua nhiều biến động lắm. Hãy thử tưởng tượng, một lúc nào đó, chính bản thân mình rơi vào hoàn cảnh khó khăn, cần sự giúp đỡ của những người xung quanh nhưng những người đó chỉ đáp trả lại ta bằng một ánh mắt lạnh lùng thì ta sẽ cảm thấy thế nào? Nó thật sự rất đáng sợ đấy.
Xã hội ngày càng hiện đại cuộc sống con người càng trở lên hối hả, gấp gáp hơn. Con người vô tình bị cuốn vào trong những vòng xoáy danh lợi "Lợi danh xoay tít mù nơi quan trường" (Viết ở hiên nhà). Ai cũng muốn có một vị
trí trong xã hội, được mọi người nể trọng. Người giỏi cũng cố, người dốt cũng cố, không cố được bằng thực lực, bằng tài năng thì cố bằng nhiều cách khác. Chính vòng xoay danh lợi này đã làm cho con người thay đổi, thậm chí thay đổi đến chóng mặt, trở thành một người hoàn toàn khác. Mọi giá trị đạo đức vì thế cũng dần mất đi. Con người đối xử với nhau, quan tâm nhau đều nhằm một mục đích nhất định. Trong xã hội hối hả, gấp gáp ấy, mọi thứ muốn được mọi người để ý đến, biết đến thì đều phải quảng cáo: "Hai tư giờ chìm trong marketing". Nhà thơ cố gắng đảo mắt nhìn quanh quan sát từ tứ phía để rồi giật
mình, chết điếng khi nhận ra sự vô phương của lòng mình: Ngoảnh đằng sau
đám đông xếp hàng ngắm trăng lạc vào chốn tù mù vun vút tiếng roi những mạch máu đôi phen ngừng chảy Ngoảnh sang phải
gặp đôi tay quen đang té nước theo mưa ôi đôi tay ấm từng dắt ta qua mùa đông
Ngoảnh sang trái
gặp đôi mắt quen chăm chú chờ ta sẩy chân ôi đôi mắt hiền từng cất giữ cho ta điều nhỏ to để cùng tin thiên lương có thật
Đằng trước
vô số mặt giăng giăng như mưa không biết đâu mặt thật mặt nạ chết điếng nhận ra mình vô phương (Nghĩ chơi 2)
Khi nhìn tứ phía, Nguyễn Thúy Quỳnh đã phát hiện ra một hiện thực đáng sợ, một sự đối lập giữa trước đây với hiện tại, giữa quen với lạ. Bốn hướng thì có hai hướng nhà thơ nói về một cá thể, đó là một người không hề xa lạ với nhà thơ: "đôi tay quen", "đôi mắt quen". Những con người ấy trước đây
có cùng chí hướng, cùng ý nghĩ như nhà thơ nhưng giờ đây đã hoàn toàn thay đổi. Đôi bàn tay trước đây ấm cúng tình người, tình đời thì giờ đây lại "tát nước theo mưa" thấy bên nào có lợi thì vun vào, còn bên nào không có lợi cho
mình thì đẩy ra, hạ bệ, phản bác. Không cần biết bên nào đúng, bên nào sai; bên nào có lý, bên nào không có lý. Đôi mắt quen, hiền lành, tràn đầy tình cảm, sự cảm thông, tin tưởng vào sự công bằng, lòng thương người thì giờ đây lại chỉ chăm chú nhìn ta, quan sát ta, chờ cơ hội, chỉ cần ta vấp ngã, mắc một chút sai lầm thôi là họ sãn sàng đạp lên ta mà đi, mà tiến mặc cho ta có là bạn bè, người thân ruột thịt đi chăng nữa. Còn hai hướng nhà thơ lại nói đến số đông, liên quan đến nhiều người tức là hiện tượng ấy không còn là cá biệt nữa mà nó là trường hợp phổ biến trong xã hội lúc bấy giờ. Những con người thật thật giả giả lẫn lộn, vô hướng trong việc chọn con đường đi cho mình trong xã hội rất nhiều. Hiện thực ấy đã khiến cho nhà thơ cảm thấy choáng váng, bất lực và ngày càng cảm thấy cô đơn hơn:
Đèn phố lên rồi, chợt nhói lòng ta lại là ta, sông cứ sông
độc hành, sông vẫn tìm ra biển ta chảy vào đêm với hư không
Bản thân nhà thơ nhận ra sự thay đổi trong lòng người, trong xã hội; từ đó cảm thấy cô đơn, trống vắng, lẻ loi trên con đường đời đầy trông gai, cạm bẫy; trong việc giữ mình khỏi bị lung lạc trước những thay đổi chung. Mặc dù lẻ loi, cô đơn, đơn độc nhưng nhà thơ cũng không vì thế mà nhụt chí, mà từ bỏ bản chất chân chất, thật thà, từ bỏ thiên lương vốn có của một con người. Cũng giống như dòng sông kia, độc hành vẫn lặng lẽ dần dần tìm ra biển, nhà thơ cũng một mình quyết giữ trọn lương tâm trong sáng của mình để sống và sáng tạo. Dẫu cho trước mắt nhà thơ là bao nhiêu rào cản "Tường thành ta và người
dựng lên". Nguyễn Thúy Quỳnh vẫn kiên trì, bền bỉ làm thơ nhưng do những
trải nghiệm, những va vấp, những cảm nhận về sự thay đổi trong lòng người mà thơ của Nguyễn Thúy Quỳnh mang một nỗi khắc khoải suy tư về kiếp người, về xã hội đô thị trong những bước chuyển mình đầy biến động.
Tuy nhiên, cũng có lúc nhà thơ chợt nhận ra trên đường, giữa phố xá nhộn nhịp, ồn ào một người "đồng hành":
Bỗng dưng tôi nhận ra người đồng hành là chị áo mưa cũ, dép nhựa cũ, xe đạp cũ
mặt nhễ nhại nước
những bắp cải su hào xô người về đằng trước chúng tôi đi bên nhau
mưa hắt từng quầng giá buốt ...
không làm quen nhau
vẫn thấy mưa ấm hơn trên má người đồng hành và biết
có những người đàn bà chở bắp cải su hào đằng trước có những người đàn bà chở nỗi cô độc đằng sau đường sao mà dài...
(Đồng hành)
Giữa nhà thơ và người đồng hành ấy không hề giống nhau về công việc hay tính cách nhưng lại giống nhau ở trái tim nhạy cảm, ở tình yêu thương ngập tràn và đặc biệt là ở nỗi cô độc đang ngự trị trong lòng. Cả hai đi gần nhau
nhưng không hề nói với nhau lời nào, tuy nhiên nhà thơ vẫn cảm nhận được sự ấm áp đang lan tỏa giữa hai người, làm cho những giọt mưa cũng trở lên ấm hơn.
Mặc dù đôi lúc tìm được người đồng hành nhưng người đồng hành ấy cũng chìm trong nỗi cô độc khôn nguôi trong xã hội nhộn nhịp. Hay nói cách khác, nỗi cô độc vẫn luôn là cảm xúc ngự trị trong tâm hồn nhà thơ trước hiện thực xã hội đầy biến động.