8. Cấu trúc luận văn
2.3.3. Những số phận bất hạnh, đau khổ, vất vả xuất hiện nhiều trong
sống xã hội
Theo như ý kiến của tác giả Trần Hoàng Thiên Kim trong cuốn "Thơ nữ
trẻ đương đại: làm nghệ thuật là để khám phá chính mình", "Việc đóng góp cho xã hội không phụ thuộc vào học vấn hay tiền của. Chỉ với lòng nhân ái của mình, mỗi chúng ta đều có thể làm điều gì đó có ích cho cộng đồng".[42;182]
Nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh cũng có chung quan niệm đó, nhà thơ đã mở rộng lòng mình ra để quan sát, đồng cảm với những xót xa, những nỗi đau, những số phận bất hạnh trong xã hội.
Một xã hội không chỉ có những người giàu mà cũng không phải chỉ có những người nghèo đến mức đấy. Đặc biệt là ở đô thị, những người giàu ngày càng giàu còn những người nghèo đã nghèo lại còn nghèo hơn. Những em bé ngay từ nhỏ đã phải vật lộn trong cuộc sống mưu sinh:
Mưa Đồng Văn đá cũng ướt sũng rồi Có chiếc ô em che lên củi
Củi ướt ai mua, làm sao đem về núi Mưa vô tình lây ướt cả sang tôi
(Một sáng Đồng Văn)
Em bé trong bài thơ đã có một hành động tạo sự ám ảnh sâu sắc đến tâm hồn các độc giả yêu quý đó là trời mưa, em có ô nhưng em đã không dùng ô để che mưa cho mình mà lấy ô để che cho bó củi. Hạnh động này tưởng chừng như vô lý, bất thường mà không vô lý, bất thường một chút nào cả. Bởi vì đâu? Vì nếu củi bị ướt thì sẽ không có ai mua, em sẽ phải mang về, có thể sẽ bị mắng và ngày hôm đấy em không có gì để ăn.
Hình ảnh những người bán hàng rong cũng khiến cho nhà thơ lặng người: Những giai điệu ngân lên rung cả triệu tấm lòng
Trộn lẫn tiếng rao giữa ồn ào phố xá Những lời ca đã qua thời giặc giã
Giờ chia cùng những nỗi mưu sinh gieo neo Dõi theo người mà không dám hát theo...
(Nghe câu hát từ xe hát rong) Những bài hát rộn ràng, giàu khí thế đã đồng hành cùng với con người trong suốt những năm tháng trường kì kháng chiến, giờ đây khi hòa bình đã lập lại trên toàn đất nước Việt Nam thì những bài ca đi cùng năm tháng ấy vẫn phát huy tác dụng của nó khi đồng hành cùng cuộc sống mưu sinh của con người. Cụ thể ở đây là cô gái bán hàng rong trên những con đường thành phố ồn ào, náo nhiệt. Giai điệu, lời từ của những bài hát đó mỗi khi vang lên lại làm cho lòng người thắt lại. Bản thân nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh cũng cảm thấy bản thân thật bất lực khi không thể giúp đỡ được gì cho những người bán hàng rong. Chị chỉ có thể gửi gắm tâm sự của mình qua những vần thơ dạt dào tình cảm:
Sau những ngày khoác áo ra đi
bánh xe tôi cán lên vết xe thồ của những người bán hàng rong mà không làm được điều gì có ích như họ
không làm nổi kẻ bán chữ rong
(Về căn phòng của tôi)
Rồi hàng loạt những số phận cực nhọc khác cũng được nhà thơ nhắc đến trong thơ:
những người thợ nề ngất ngưởng trên cao cặm cụi miết từng mạch vữa
những thanh niên lui cui đào thuê hố móng phồng rộp lưng trần
bà bán hàng rong khản hơi sân bến xe rát bỏng chị đồng nát oằn lưng gánh tả tơi
lầm lũi leo dốc nắng...
Chỉ bằng mấy câu thơ mà rất nhiều chân dung những người lao động nghèo nhưng chịu khó, cần mẫn đã hiện lên khó rõ nét. Những từ ngữ được chắt lọc cao độ, mang tính tượng hình cao: ngất ngưởng, cặm cụi, miết, lui cui,
lầm lũi... đã khiến người đọc hình dung ra ngay được cái dáng vẻ, điệu bộ, cử
chỉ cũng như cả thái độ an phận, cam chịu, chịu đựng của họ. Mỗi người hiện lên với một vẻ riêng, không giống nhau nhưng lại giống nhau ở vẻ buồn, trầm, cam chịu. Nhà thơ cảm thấy xót xa, đau đớn, thương cảm khi tận mắt chứng kiến những cảnh tượng, những số phận bất hạnh, nhỏ bé ấy. Nó hoàn toàn đối lập lại với sự sa hoa, nhộn nhịp, sôi động của cuộc sống ở chốn đô thị. Bản thân Nguyễn Thúy Quỳnh cũng mang một số phận nhiều cay đắng, thiếu may mắn nhưng khi chứng kiến một phần cuộc sống của những con người kia, nhà thơ đã cảm thấy so với họ thì nhà thơ còn may mắn hơn gấp nhiều lần. Từ đó mà thầm tự trách mình là một người thật vô tình, lạnh lùng khi trước đây đã không để ý, không phát hiện ra những con người, những số phận nhọc nhằn ấy và cũng không làm được điều gì có ích cho họ.
Là một người công dân, hơn nữa lại còn là một người cầm bút, một nhà thơ hòa nhập với cuộc sống, Nguyễn Thúy Quỳnh ý thức rất rõ trách nhiệm và chức phận của mình. Một người cầm bút có thiên lương, có trách nhiệm là không được bỏ qua bất kì một số phận khổ đau nào, một nỗi đau cũng như một biến động nào trong xã hội. Nhà thơ từng viết:
Không làm được cánh diều gửi muôn ngàn lời khẩn cầu vào trời xanh đổ trận mưa lành cho vạn vật hồi sinh
thì cũng làm tiếng thở than của những sinh mạng đang khô cháy (Đọc thơ ngày mất điện)
Điều này đã được nhà thơ thể hiện đúng trong thơ của mình - một cái tôi nhân văn hướng đến cộng đồng, xuất phát từ một tấm lòng nhân hậu sâu sắc, một thiên lương trong sáng và một trí tuệ bậc cao của nhà thơ.
Tiểu kết chương 2
- Là một người yêu, sống gắn bó và tự hào về dân tộc, Ma Trường Nguyên đã tự lựa chọn cho mình một nét đặc trưng riêng cho nền văn hóa của dân tộc để tập trung khai thác vẻ đẹp, gửi gắm, giãi bày tâm sự, để bộc lộ cảm xúc của mình. Và nhà sàn chính là đối tượng được nhà thơ lựa chọn. Ma Trường Nguyên đã miêu tả khá tỉ mỉ ngôi nhà sàn từ chất liệu, hình dáng, những chi tiết bao quanh đến những hoạt động sinh hoạt, văn hóa ứng xử của những thành viên trong gia đình cũng như những tình cảm được nảy sinh từ ngôi nhà sàn thân yêu ấy. Tất cả đã tạo nên nét đặc trưng "cảm thức văn hóa
phong tục" trong thơ Ma Trường Nguyên.
- Võ Sa Hà sống gắn bó với núi đồi ngay từ khi mới sinh ra. Đối với ông, núi đồi chính là một phần máu thịt trong tâm hồn ông. Đây chính là lí do dùng để giải thích cho việc thơ ông luôn tràn ngập những hình ảnh của núi đồi như: núi, trăng, đá, sông suối. Những hình ảnh này xuất hiện với tần số khá cao. Núi, trăng, đá, sông suối được nhà thơ miêu tả với nhiều cung bậc, trạng thái khác nhau, vừa hùng vĩ, mĩ lệ vừa nhẹ nhàng, nên thơ và đặc biệt là luôn gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của con người, với những kí ức, tình cảm mà nhà thơ luôn mong muốn tìm về. Cũng giống như nhà sàn trong thơ Ma Trường Nguyên, núi, trăng, đá, sông suối đã làm nên "cảm thức văn hóa sinh thái' trong thơ Võ Sa Hà.
- Nguyễn Thúy Quỳnh lại là nhà thơ bị ám ảnh bởi "văn hóa đô thị" với
tất cả những thay đổi dù nhỏ nhất của đời sống xã hội, của cuộc sống con người. Trong xã hội hiện đại, náo nhiệt ấy con người dường như càng trở lên nhỏ bé, cô đơn hơn; cũng xuất hiện nhiều số phận bất hạnh hơn, khổ đau hơn. Tất cả đã được nhà thơ miêu tả, thể hiện một cách tinh tế, giàu hình ảnh trong các sáng tác của mình. Sự ám ảnh này bắt nguồn từ chính cuộc đời không mấy may mắn, ít niềm vui, nhiều nỗi buồn khiến cho nhà thơ luôn nhạy cảm với những biến thái, thay đổi của cuộc sống. Bên cạnh đó cũng nhờ khả năng quan sát tỉ mỉ, nhạy bén vốn có đã giúp cho nhà thơ dễ dàng truyền tải những gì mà chị muốn thể hiện.
Chương 3
TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG BIỂU HIỆN CẢM THỨC VĂN HÓA QUA THƠ MA TRƯỜNG NGUYÊN,