Những bước đi của thời gian qua cảm nhận chủ quan của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ ma trường nguyên, võ sa hà, nguyễn thúy quỳnh từ góc nhìn văn hóa (Trang 88 - 97)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Những bước đi của thời gian qua cảm nhận chủ quan của các

3.2.2.1. Ma Trường Nguyên

Tìm hiểu thơ của Ma Trường Nguyên, chúng tôi nhận thấy thời gian trong thơ ông diễn ra rất nhanh, biến chuyển liên tục, không ngừng. Trong bài thơ "Ngủ rừng" tác giả viết:

Ngủ đêm với giấc của rừng ...

Vầng trăng soi chiếu mặt người

Tiếng chim gọi sáng núi đồi bình minh Mặt trời nhô mọc chênh vênh

Nâng đầu tựa gối cựa mình vươn vai

(Ngủ rừng)

Chỉ với mấy câu thơ mà thời gian thay đổi liên tục. Bắt đầu là vào ban đêm, vầng trăng soi chiếu khắp nơi, rọi chiếu vào cả khuôn mặt của người đang ngủ. Sang đến câu thứ hai đã là bình minh, thời khắc bình minh lên được đánh dấu bằng những tiếng chim hót líu lo. Điều này không có gì lạ vì nhà thơ đang ở trong rừng mà trong rừng thì có rất nhiều loài chim khác nhau. Và rồi đến câu thơ thứ ba mặt trời đã mọc chênh vênh, tức là đã lên khá cao rồi chứ không còn là mới ló nữa. Ma Trường Nguyên cũng là một người xuất thân từ miền núi, nhà thơ đã quá quen thuộc với cuộc sống nơi núi rừng và cũng là một người yêu thiên nhiên da diết cho nên khi được hòa mình vào thiên nhiên nhà thơ đã có một giấc ngủ thật ngon, thật sâu, thật bình yên.

Thời gian trong bài "Biệt nhau về" cũng trôi đi rất nhanh: Cung này nữa là thôi

Kẻo em về gặp tối Chợ đã tan hết buổi Câu lượn đuổi níu sau

Khi chàng trai, cô gái từ biệt nhau để về nhà thì trời vẫn chưa tối, mới

"chợ đã tan hết buổi" nhưng hai người cứ từ biệt qua rồi lại từ biệt lại, qua mấy

câu lượn thì trời đã tối mất rồi:

Biệt em rồi biệt lại Trăng vượt đồi lên cao Biệt anh rồi biệt lại Bình minh đã xôn xao

Đối với những đôi lứa yêu nhau mà ở xa nhau, không có cơ hội gặp nhau hàng ngày, mỗi khi có cơ hội gặp nhau, nói chuyện, tâm sự với nhau đều có cảm giác thời gian trôi rất nhanh, mới gặp được một lúc, chưa kịp nói hết mọi điều muốn nói mà đã đến lúc phải về rồi. Hai nhân vật trữ tình trong bài thơ trên cũng vậy, vì còn lưu luyến nhau chưa muốn về mà họ cứ biệt đi rồi lại biệt lại, cứ dùng dằng mãi chưa chịu chia tay nhưng thời gian lại không thiên vị cho họ, thời gian trôi càng nhanh và cuối cùng thì họ cũng phải chia tay nhau: "Em

về khuất cánh rừng/ Anh về che dãy núi".

Nói như vậy không có nghĩa là thời gian trong thơ Ma Trường Nguyên không có lúc trôi chậm. Trong "Đêm giông tố" thời gian có sự linh hoạt giữa

hai trạng thái, lúc trôi đi nhanh lúc lại trôi đi chậm tùy vào tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình. Ban đầu khi bắt gặp "em" đi cùng người con trai khác,

giông tố trong lòng bỗng cuộn lên kéo theo đó thời gian cũng trôi đi nhanh: Chiều thấy em đi cùng người khác

Lòng anh buồn tan nát từng cơn Đêm đến mưa đầy trời thảng thốt Đầu nóng ran váng vất bừng bừng

Nhưng đêm xuống, khi nằm một mình, chàng trai lại không ngủ được bởi những giằng xé, những băn khoăn, những ghen tuông đang liên tục trào lên trong tâm trí. Lúc này thời gian lại không trôi nhanh nữa mà trôi đi thật chậm: Đêm thức trắng giông tố vằm tơi tả

Lòng nhừ đau vò xé nát từng cơn Anh vẫn biết không có quyền gì cả Ngoài quyền yêu vật vã điên khùng

Mặc dù có những lúc thời gian trong thơ Ma Trường Nguyên trôi đi chậm nhưng nhịp độ nhanh vẫn là nhịp độ chủ yếu của thời gian trong thơ ông.

3.2.2.2. Võ Sa Hà

Thời gian trong thơ Võ Sa Hà không chung chung mà cụ thể, nhà thơ gọi tên chính xác thời gian như: tháng giêng, chiều, trưa hè, ráng chiều... đặc biệt là trong thơ ông xuất hiện khá nhiều thời gian "mùa". Tất cả bốn mùa với những

nét đặc trưng riêng cũng như tâm trạng, cảm xúc riêng đã được nhà thơ gọi tên. Mùa xuân là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, là mùa của những lễ hội, những cuộc vui. Ở Việt Nam, bắt đầu mùa xuân là thời điểm tết cổ truyền của dân tộc, theo phong tục của người Việt thì mọi người đến nhà nhau để chúc tết, chúc cho nhau những gì tốt đẹp nhất:

Mùa xuân trốn ta về núi Hay ta trốn núi về đây?

Nhìn dòng sông người cuộn chảy Mủi lòng vương vấn sương bay

(Năm mới III)

Hay: Mùa xuân:

Người nườm nượp đổ về hội Đền Đuổm, Chùa Hang Ngửa tay xin lộc trời, lộc thánh

Chùa Phủ Liễn vẫn bốn mùa yên tĩnh (Thái Nguyên)

Mùa xuân rộn rã, tưng bừng, đắm chìm trong những lễ hội là thế còn mùa đông lại được nhà thơ miêu tả trái ngược hoàn toàn:

Mùa đông sương muối phủ dày

Bảy giờ tối cả làng chất vào mộng mị

(Quê tôi)

Đôi khi, trong một vài bài thơ, cả bốn mùa trong năm đều xuất hiện với những nét đặc trưng tiêu biểu cho từng mùa:

Mùa thu mơ màng Mùa đông run rẩy Mùa xuân nhún nhẩy Mùa hè râm ran

Mỗi mùa Võ Sa Hà chỉ dùng một từ láy để miêu tả nhưng những từ láy ấy lại một hiệu quả nghệ thuật rất cao, đã diễn tả được gần như là trọn vẹn đặc tính của từng mùa. Không cần nói nhiều, không cần dài dòng; rất ngắn gọn mà xúc tích nhà thơ đã thành công trong việc truyền tải nội dung đến người đọc. Phải chăng, vì Võ Sa Hà là người có tâm hồn luôn luôn hướng về thiên nhiên núi rừng, sống gắn bó với quê hương nên nhà thơ có thể dễ dàng gọi tên chính xác từng trạng thái của thiên nhiên vào từng thời điểm nhất định?

Cũng giống như nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh, thời gian "đêm" xuất hiện nhiều trong thơ của Võ Sa Hà nhưng đêm trong thơ Võ Sa Hà không bị ám ảnh bởi những nỗi đau, nỗi cô đơn, trống vắng như Nguyễn Thúy Quỳnh. Đêm của Võ Sa Hà luôn mơ mộng, tràn đầy ánh trăng. Trăng hiện lên với vẻ đẹp dịu dàng, lan tỏa khắp nơi:

Bầu trời xanh rất hẹp Trăng trong như pha lê

(Quê anh)

Hay: Hà Giang đấy trăng thơm hương trinh nữ Sáng trong veo cả trời đất ngọc ngà (Hà Giang đấy)

Vẻ đẹp mơ màng, thơ mộng, tròn đầy, viên mãn của đêm trăng nhiều khi khiến nhà thơ phải thốt lên:

Ta ước được làm ngực đá Đựng lâu một chút mưa rừng Khẽ chạm mầm trăng trong vắt Ngực đá sáng bừng rung rinh

(Trăng non)

Hình ảnh trăng còn gắn với rất nhiều kỉ niệm về tuổi thơ, về quê hương, gia đình cũng như về tình yêu của nhà thơ:

Ngôi nhà mẹ ta tròn đẹp như trăng rừng Ta bỗng hiểu từ đây trăng mang hình mộ mẹ (Tảo mộ)

Chính những điểm này đã khiến cho thời gian đêm trong thơ Võ Sa Hà khác với thời gian đêm trong thơ Nguyễn Thúy Quỳnh. Tạo nên hai nét đặc trưng riêng cho hai nhà thơ.

3.2.3.3. Nguyễn Thúy Quỳnh - thời gian dài, ám ảnh về đêm a. Thời gian trôi chậm, kéo dài

Trong thơ Nguyễn Thúy Quỳnh cũng tồn tại một cảm thức thời gian, chỉ có điều cảm thức thời gian trong thơ Thúy Quỳnh không giống với cảm thức thời gian trong thơ của các nhà thơ khác. Hầu như các nhà thơ đều thấy thời gian trôi đi thật nhanh "thời gian sao mà xuẩn ngốc/ Mới thôi đã một đời người" hay: "Chưa tiêu gì đã món/ Đã hết veo cuộc đời". Thúy Quỳnh thì

ngược lại, nhà thơ thấy cuộc đời sao mà dài: Nghe mưa rơi sầm sập mái tôn thấy đời sao mà dài

(Về căn nhà của tôi)

Hay:

Chắp tay đợi một tuần hương

Cõi người dằng dặc, lần đường lại đi...

(Đi chùa)

Điều khác ấy có lẽ là do nhà thơ đã phải chịu quá nhiều những gánh nặng từ cuộc sống hàng ngày, những gánh nặng ấy đã đè nặng lên đôi vai yếu ớt của nhà thơ, làm cho nhà thơ phải sống chậm lại, từ đó quan sát được tất cả mọi việc trong tư thế quay chậm, những sự việc diễn ra trong từng tích tắc. Tập thơ "Những tích tắc quanh tôi" viết về những khám phá về cuộc đời của Nguyễn Thúy Quỳnh. Trong mỗi tích tắc quanh ta đều tiềm ẩn những gian nguy, hiểm họa khôn lường. Những gian nguy, hiểm họa ấy không chỉ có nguồn gốc từ thiên nhiên mà còn đến từ chính lòng tham vô tận, vô đáy, sự vô trách nhiệm của chính con người.

Quanh đền thiêng

Móng vuốt diều hâu găm xuống mặt bàn Những cái nhìn âm u

Trận mưa ngôn ngữ rào rào Nhân danh sự tử tế

Nhân danh thơ Cuộc cắn xé bắt đầu

(Về một nhà thơ)

Bài thơ đề cập đến vấn đề "bất đồng quan điểm" của các nhà thơ. Những nhà thơ là những người được tạo hóa ban tặng tài năng sáng tác thơ ca, một sứ mệnh thiêng liêng và cao cả. Những người góp phần giáo dục đạo đức, hình thành, định hướng những chân thiện mỹ cho con người thì giờ đây lại ngồi tranh luận, cấu xé nhau trên thi đàn.

Hay:

Có phải vì ta mất điện không nhìn thấy thơ Hay vì thơ mất điện

Thấy thơ lông bông trăng sao

Váy áo lòe xòe nhởn nhơ hoa bướm Vung tay nhổ bọt chửi thề trong quán bia Cao giọng những tín điều sáo rỗng

Hổn hển chiếu chăn Loay hoay chữ vần Ngả ngiêng kí tự

Chủ nghĩ nọ, trường phái kia cãi nhau hàng thế kỉ Chẳng làm cho hạt thóc vì thế mà này mầm

(Đọc thơ ngày mất điện)

Nhà thơ đã liệt kê, vạch trần một loạt những thói hư tật xấu, những tệ nạn trong xã hội. Tất cả những tật xấu, tệ nạn ấy luôn luôn rình rập con người, kéo con người vào con đường lụi bại, biến chất. Bằng ngòi bút của mình, Nguyễn Thúy Quỳnh vừa tạo nên một ngọn lửa nhằm xua tan, thiêu đốt những tà ma ám khí, những thảm họa đang gieo rắc xuống cuộc sống đời thường của con người đồng thời nhà thơ cũng hướng ngòi bút đến những số phận cô đơn,

thiệt thòi, bất hạnh để cảm thông, chia sẻ, sưởi ấm cho họ và thắp lên trong tâm hồn tất cả mọi người lòng nhân ái, sự bao dung nhưng cũng đầy kiên quyết.

b. Sự ám ảnh về đêm

Đọc toàn bộ thơ Nguyễn Thúy Quỳnh, người đọc có thể dễ dàng nhận ra: ngự trị trong hầu hết các sáng tác của chị là nỗi buồn. Để có thể cảm nhận và diễn tả từng cung bậc khác nhau của nỗi buồn thì đêm là thời điểm lí tưởng nhất. Trong tổng số 37 bài thơ đã có tới 42 lần từ "đêm" được xuất hiện. Đây là một con số

không hề nhỏ, đủ để gây ra một sự ám ảnh khôn nguôi trong lòng người đọc. Đêm chính là thời gian mênh mông, u huyền cho cuộc chiến giữa những suy tư và cảm xúc trước mọi hiện tượng, mọi biểu hiện, cung bậc của cuộc sống. Đêm cũng chính là khi con người ta sống thật nhất với tâm hồn, với khát vọng, với con người mình. Chân dung tinh thần của Thúy Quỳnh đã được chuẩn bị từ trước:

Không chỉ cõng trên lưng những gì người ta chất lên Lạc đà còn mang cả chính mình

Những cái bướu như tiền kiếp úp xuống lưng Vậy mà những dấu chân

Không để lại hình hài trên sa mạc Không thể nói gì về sự còn mất Với những đám xương rồng vô tâm

(Thơ về Lạc Đà)

Nhà thơ có rất nhiều tâm sự nhưng lại không thể tâm sự với ai cho nên một mình nhà thơ phải chịu đựng tất cả. Nỗi cô đơn cũng xuất hiện từ đây.

Đêm là nơi gửi gắm, nơi chia sẻ và là nơi nương tựa cho tất thảy mọi trạng thái tinh thần của nhà thơ. Đêm là nơi chứa đựng tất cả những kỉ niệm trong những chuỗi ngày yên ấm, từ những ngày đầu với:

Bao nhiêu tin nhắn của người gửi vào trong tôi

Bao nhiêu bài tình ca, đêm đêm về hát ru tôi thật khẽ (Người đàn ông đi qua con đường của tôi)

Nhưng cũng là nơi nhà thơ hằng đêm chứng kiến nỗi đau thể xác của chồng. Những cơn đau, vẻ mặt đau đớn ấy của chồng cứ xoáy sâu vào tâm chí

Như tiền định đêm nay

trong bóng tối dày đặc ...

năm ngàn đêm dấu bao nhiêu cơn vật vã trở mình trong tiếng tích tắc đóng đinh chịu nạn

nghe tiếng em và con thở đều từ cõi nào xa lắm

nghe sự sống thóp thoi trong từng mạch máu âm thầm ...

để đêm nay

em, con bò già kéo chiếc cày số phận...

(Đêm thứ 84)

Đêm cũng gắn liền với những nỗi nhớ khắc khoải, cồn cào, da diết, khôn nguôi của nhà thơ:

Đêm nay

Những ngôi sao dìu nhau vào vũ trụ Trong em bừng nỗi nhớ cỏ may

(Thứ bẩy)

Đối với Nguyễn Thúy Quỳnh, đêm không chỉ là nơi trú ngụ an toàn nhất cho tâm hồn, là nơi con người tìm thấy sự bình an nhất mà còn là nơi để chị tự giải quyết. Đêm là nơi trú ngụ an toàn nhưng nó lại trở lên quá hẹp, quá ít so với nỗi cô đơn, trống vắng trong tâm hồn nhà thơ.

Ngồi chống cằm trân trân

Thấy mình vơi dần theo thông thốc gió

Cảm giác cô đơn luôn ngự trị trong tâm hồn nhà thơ, có lúc cảm giác ấy thật khủng khiếp. Nhà thơ cảm thấy bất lực trước cuộc đời, cố gắng tìm chỗ để nương tựa nhưng cũng không thành:

Trong bóng tối kinh hãi của sự im lặng Em quờ tay không chạm được vào anh

Thậm chí nhiều lúc chị còn có cảm giác: "không thể chịu đựng cuộc đời

này thêm một giây nào nữa". Nhưng rồi với bản năng sống mạnh mẽ và ý chí

mãnh liệt của mình, khi bất chợt thấy cuộc sống quanh mình với những số phận khổ đau, vất vẻ vẫn luôn tiếp diễn không ngừng, chị đã nhận ra rằng, tất cả những thứ mà con người vẫn gọi là bất hạnh hay hạnh phúc ấy chỉ là những đại lượng tương đối được đo bằng chính sự cảm nhận của mỗi người; rằng không chỉ có niềm hạnh phúc mới cần được chia sẻ mà cả nỗi buồn cũng vậy:

Những người đàn bà bì bọp dặm trên mặt ruộng

Rảnh mạ chắt chiu xanh từ cân thóc giống cuối cùng những ngày rét hại Hay:

Những người thợ nề ngất ngưởng lưng trời Cặm cụi miết từng mạch vữa

...

Sự phát hiện ấy xuất phát từ bản năng, ý chí nhưng có một nguyên nhân sâu xa hơn sự đa cảm trong tâm hồn chị là do những nỗi bất hạnh, khổ đau mà chính chị đã phải trải qua trong cuộc đời. Để rồi tất cả những bất công của cuộc sống hay sự trêu đùa quá đà của thượng đế khiến cho bao nỗi bất hạnh cứ đổ ập lên cuộc đời chị và cuộc đời của tất cả mọi người cứ lần lượt được chị phơi bày ra: một em bé cầm ô che củi trong ngày mưa dầm của buổi chợ phiên ở Hà Giang, một người đàn bà gò lưng chở bắp cải, xu hào, rồi những người đàn ông với tâm trạng ngổn ngang bao cảm xúc, lo âu khi lần đầu tiên rời xa quê đi kiếm tìm kế mưu sinh; đàn vịt bị bệnh H5N1 bị bỏ rơi, lang thang ngoài đồng... Tất cả như chỉ chực vỡ òa ra trong những câu thơ của chị.

Nguyễn Thúy Quỳnh là một nhà thơ đa sầu, đa cảm cho nên chị luôn luôn quan sát cuộc đời từ những lay động nhỏ nhất. Và chính sự quan sát chăm chú ấy đã bắc cầu cho những ẩn ức trong tâm trạng nhà thơ. Trong đó ẩn ức đêm vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của những bi kịch mà nhà thơ phải trải qua. Nguyễn Thúy Quỳnh cứ lặng lẽ quan sát, lặng lẽ nhận diện và âm thầm chia sẻ như là một cách để giải tỏa những sầu muội trong tâm trạng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ ma trường nguyên, võ sa hà, nguyễn thúy quỳnh từ góc nhìn văn hóa (Trang 88 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)