Cảm thức văn hóa sinh thái trong thơ Võ Sa Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ ma trường nguyên, võ sa hà, nguyễn thúy quỳnh từ góc nhìn văn hóa (Trang 47 - 48)

8. Cấu trúc luận văn

2.2. Cảm thức văn hóa sinh thái trong thơ Võ Sa Hà

Võ Sa Hà là nhà thơ sống và gắn bó với núi đồi ngay từ khi sinh ra, không biết từ khi nào mà núi đồi đã trở thành một phần máu thịt, một mảng tâm hồn và là nguồn khơi dòng cảm xúc trong ông. Điều này được thể hiện ngay ở bút danh "Võ Sa Hà" của ông. Chính bản thân ông trong "Thư ngỏ" của trang

Blog Võ Sa Hà đã tự thuật: "Tuổi thơ tôi gắn liền với núi Sa Hà". Sa Hà là một quả núi thâm u, sừng sững với vách núi vút cao ưỡn ngực nhìn trời. Vùng núi là địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc thiểu số Việt Nam trong đó có dân tộc Tày. Trong số các dân tộc ít người trên đất nước ta, dân tộc Tày có số dân đông nhất, đứng thứ hai trong tổng số 54 dân tộc anh em. Dù sau khi miền Nam giải phóng, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, địa bàn cư trú của người Tày có mở rộng hơn, xuất hiện ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam nhưng địa bàn cư trú chính của họ vẫn tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt là ở các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn...

Trong đó, Cao Bằng - quê hương của nhà thơ là một tỉnh miền núi nằm ở phía đông bắc của tổ quốc, dân cư ở đây chủ yếu là dân tộc Tày. Từ xa xưa đến nay vốn là một trong những nơi cư trú lâu đời của người Tày. Người Tày ở đây theo thời gian đã xây dựng được một nền văn hóa đa dạng, phong phú, mang đậm bản sắc riêng của dân tộc mình. Võ Sa Hà gắn bó với quê hương miền núi của mình, với những người Tày chất phác, giản dị do vậy hơn ai hết ông rất am hiểu về quê hương cũng như con người vùng rừng núi: từ những tục lệ ma chay, cưới xin, đón dâu, ở rể; những lễ hội dân gian như: hội tung còn, chơi khăng, đánh đu, bắn nỏ đến những phong tục, tín ngưỡng như lễ cầu mùa, lễ vào nhà mới, lễ cấp sắc, lễ bỏ mả, lễ cầu mưa... cho đến trang phục, ngôn ngữ, nếp ăn, nếp ở, cá tính của con người cũng như thiên nhiên núi rừng đều được đưa vào trong thơ ông.

Là người gắn bó với núi rừng nên trong bốn tập thơ - bốn đứa con tinh thần của Võ Sa Hà: Sóng nhạc hồn tôi, Ngựa đá, Cánh chim về núi và Lửa trắng đã xuất hiện rất nhiều hình ảnh thiên nhiên quen thuộc, dung dị, mang hơi

thở của núi rừng Cao Bằng như: núi, trăng, đá, sông suối... Đó là thiên nhiên đại ngàn sông suối, trời đất với đầy đủ hình khối và màu sắc. Tất cả những hình ảnh này đã tạo thành nét riêng cho thơ Võ Sa Hà. Với sự cần cù, tìm tòi, sáng tạo của mình, nhà thơ đã luôn tạo ra những hình ảnh độc đáo. Đặc biệt, những hình ảnh đó không chỉ gắn với vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng lãng mạn mà đó còn là nơi che chở, nương tựa của tâm hồn mỗi người con khi trở về quê hương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ ma trường nguyên, võ sa hà, nguyễn thúy quỳnh từ góc nhìn văn hóa (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)