8. Cấu trúc luận văn
3.3.2. Điểm khác nhau
a. Ma Trường Nguyên - nhà thơ song ngữ Tày Việt
Mặc dù ngôn ngữ nghệ thuật được sử dụng trong thơ của ba nhà thơ Ma Trường Nguyên, Võ Sa Hà, Nguyễn Thúy Quỳnh có điểm tương đồng song khác biệt vẫn là chủ yếu bởi mỗi nhà thơ lại có một thế giới nghệ thuật riêng, một cảm quan riêng, một đối tượng trung tâm riêng đồng thời tài năng, khả năng cũng như thế mạnh sử dụng ngôn ngữ của mỗi nhà thơ cũng khác nhau cho nên ngôn ngữ nghệ thuật của mỗi nhà thơ khác nhau. Điều này mang tính tất nhiên.
Đọc thơ của Ma Trường Nguyên với thơ của Võ Sa Hà, Nguyễn Thúy Quỳnh chúng tôi thấy điểm khác biệt rõ nhất giữa Ma Trường Nguyên với hai nhà thơ còn lại là nhiều bài thơ ông sử dụng cả hai ngôn ngữ Tày - Việt để sáng tác.
Xá lồm tầu píc bang báy bên pây Tiểng kèn bâư mạy chài nằn nắt nỉu Bâư mạy kheo pấu pác chài khíp khẻo Hợi bâư kheo! Hạy phác cằm quây quây Eng ỷ nỏ lẻ eng ỷ nỏ
Nhằng chạu lai mẻ hai slằng tó Lẻ pỏ mẻ slằng đắc đua nòn Tọ hết rừ chài dặng thả lai mòn
Bặng thả noọng páy thâng thế kỷ
Tối mừ noọng tắm thổ cẩm xong rừ xải lỏ Lẻ vận tan xoay xoáy tắm nậu va
Hợi tói mừ khao ón bjoóc va Chài lặc căm dạ ngầư ngừ mầu dá (Ngọn gió nào mang cánh mỏng bay đi Tiếng kèn lá anh đang thầm thì, dè dặt Chiếc lá rừng trong môi anh gắn chặt Nào kèn lá ơi hãy phát âm thanh Khe khẽ chứ nào khe khẽ chứ! Còn sớm mà vầng trăng vừa nhú Chắc mẹ cha chưa ngủ say đâu
Nhưng biết làm sao anh đợi em đã lâu Như đã đợi em sau hàng thế kỷ
Đôi tay em dệt thổ cẩm xong chưa đã nghỉ? Hay còn đang thoăn thoắt thêu hoa
Ôi bàn tay trắng nõn ngọc ngà Anh khẽ chạm đã bồi hồi khó tả)
(Tiếng bâư ngản roọng tói)
Hay như bài thơ "Hết pò chài - Là đàn ông" viết về sự mãnh liệt gây ấn
tượng mạnh, cái mãnh liệt rất đường hoàng đậm chất của người đàn ông miền núi: Hết pò chài sluống muột hâng
Lẻ điêp slương na mắn Rừ noọng nhằng bầu chăn Dám kha pây sa cân táng
(Là đàn ông anh dám sống đến cùng Và dám yêu đến cùng nữa chứ Nếu không tin em còn lưỡng lự
Với việc đưa ngôn ngữ của dân tộc mình vào trong thơ đã giúp cho Ma Trường Nguyên không chỉ đem thơ của mình đến những độc giả biết chữ Quốc Ngữ mà cả những người dân tộc Tày chỉ biết tiếng Tày, không biết tiếng Quốc Ngữ vẫn có thể đọc được, cảm thụ được. Từ đó mà tác phẩm của ông được truyền bá rộng hơn, có nhiều người biết hơn đồng thời cũng góp phần làm cho đời sống tinh thần cũng như dân trí của người Tày ngày càng cao hơn. Việc dùng tiếng Tày vào trong sáng tác thơ ca cùng giúp cho tiếng Tày được bảo lưu theo năm tháng, không bị mất dần đi.
Chúng tôi thấy cảm hứng chủ đạo trong thơ Ma Trường Nguyên là tình yêu đôi lứa cho nên điều này cũng tác động đến việc sử dụng ngôn ngữ trong thơ ông. Ma Trường Nguyên sử dụng nhiều lớp từ ngữ bộc lộ những trạng thái khác nhau của tình cảm, tình yêu đôi lứa:
Cả đêm hết nằm lại ngồi Đợi lòng đi yêu về ngủ
Xoay ngửa nghiêng người đủ chỗ Lăn lóc như vỏ đỗ queo
(Lòng đi yêu về thôi)
Bài thơ viết về nỗi nhớ người yên đến da diết của chàng trai. Chàng trai nhớ người yêu đến mức đêm không thể ngủ được, đành phân thân thành hai nửa lòng và xác. Lòng đi tìm người yêu làm cho thân xác cứ phải chờ đợi, không thể ngủ yên.
Đặc biệt là cặp đại từ xưng hô anh - em xuất hiện rất nhiều trong thơ Ma Trường Nguyên bởi đây là cách xưng gọi phổ biến nhất của đôi lứa yêu nhau. Cách xưng hô này vừa gần gũi, thân mật, tràn đầy tình cảm vừa thể hiện được sự tôn trọng đối phương của người nói.
Ở phía trời e xa
Bỗng cầu vồng xuất hiện Nối đầu sống cuối biển
Phương em về phương anh Bảy sắc màu lung linh Cầu vồng cong cong bắc...
(Bắc cầu vồng thăm nhau)
Khảo sát các tập thơ của nhà thơ, chúng tôi thấy tần số xuất hiện của cặp đại từ này là không hề nhỏ. Đây chính là một trong những yếu tố tạo nên nét riêng, độc đáo trong sáng tác của Ma Trường Nguyên so với các nhà thơ khác, cụ thể ở đây là với hai nhà thơ Võ Sa Hà và Nguyễn Thúy Quỳnh.
b. Võ Sa Hà - Ngôn ngữ giàu hình tượng, mang tính tư duy sắc sảo
Ngôn ngữ trong thơ Võ Sa Hà cũng giản dị, mộc mạc, chất phác như ngôn ngữ trong thơ Ma Trường Nguyên, Nguyễn Thúy Quỳnh nhưng cái giản dị ấy vẫn có điểm khác so với hai nhà thơ này. Đó là ngôn ngữ thơ Võ Sa Hà giản dị nhưng giàu tính hình tượng, thể hiện sự tư duy sắc sảo của nhà thơ. Song song với việc sử dụng những ngôn ngữ đời thường, dung dị, nhà thơ còn sử dụng những từ ngữ được chọn lọc kĩ càng, được gọt rũa đến độ tinh tế. Những từ ngữ đó rất giàu giá trị tạo hình, đặc biệt là những bài thơ nói về vẻ đẹp, sự hùng vĩ của thiên nhiên miền núi.
Màu xanh lại tiếp màu xanh
Trập trùng lại tiếp trập trùng núi cao ... Mây mù ôm núi buổi trưa
Dòng sông trong vắt cá đùa với mây
(Lên Cao Bằng)
Những từ ngữ trong những câu thơ trên đã được nhà thơ chọn lọc nhằm làm nổi bật lên được màu sắc của núi, của mây, của dòng sông và sự trùng điệp, kéo dài, liên tiếp tưởng chừng như không bao giờ dứt của những dãy núi.
Võ Sa Hà cũng sử dụng nhiều những động từ mạnh nhằm diễn tả trọn vẹn được những chuyển động, những hoạt động dữ dội của thiên nhiên, của con người như: quẫy, phi, trườn, hất, gào, phá, đạp...
Những người đi phá núi, mở đường Chân đạp mòn đá tai mèo nhọn sắc
(Khúc hát về quê hương)
Đó là những ngày đầu tiên con người đi khai phá đất hoang để sinh sống, để lao động sản xuất, phục vụ cho cuộc sống của chính con người.
Hay:
Mầm trăng ủ rũ nguồn thơm
Trinh nguyên hương trời hương đất Trăng uốn vành môi thiếu nữ
Hôn dài mặt núi mờ xanh
(Trăng non)
Những động từ mạnh này có lẽ được xuất phát từ chính cuộc sống sinh hoạt đời thường của con người miền núi trước thiên nhiên miền núi dữ dằn, khắc nghiệt.
Trong thơ Võ Sa Hà, từ láy cũng là từ loại được nhà thơ sử dụng nhiều. Từ láy với đặc điểm là giàu sức biểu cảm đã góp phần làm cho các sáng tác của Võ Sa Hà trở lên giàu hình ảnh và mang tính biểu cảm cao: óng ánh, lóng lánh, rung rinh...
Chẳng hạn như: "Óng ánh nắng thơm tươi", "Tận buổi trưa vẫn óng ánh sáng ngời"... Và cuối cùng, Võ Sa Hà cũng sử dụng nhiều danh từ trong sáng tác của mình, nhất là những danh từ liên quan đến thiên nhiên, cảnh vật, đến núi đồi như: núi, trăng, đá, sông suối, mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông, trời, đất, nước, mưa, lửa, nắng, gió... Ngoài ra còn có danh từ chỉ người như: ông, bà, bố, mẹ, anh, chị...
và những danh từ riêng chỉ những địa danh mà nhà thơ đã từng sống và gắn bó một thời: Cao Bằng, Thái Nguyên, Hà Giang, núi Sa Hà, sống Cầu, sông Bằng Giang... Những danh từ này chính là chất liệu quan trọng hỗ trợ đắc lực cho nhà thơ để có thể vẽ lên khung cảnh quê hương với núi đồi trùng điệp, với ánh trăng lung linh, huyền ảo, những lễ hội xuân tưng bừng, rộn ràng; với nếp sống và những phong tục, tập quán phong phú, đậm chất chất phác của con người miền núi.
Chàng Cốc uy nghi buổi sớm mai này Kiêu hãnh đứng ngóng trời Tam Đảo Nàng Công thì thầm một lời ca huyền ảo Cánh tay mềm mát rượi ấp ôm ai
c. Nguyễn Thúy Quỳnh - ngôn ngữ của tâm trạng
Đọc thơ Nguyễn Thúy Quỳnh chúng ta thấy một điều là hầu hết các bài thơ của chị đều chứa đựng nỗi buồn với những biến thái khác nhau. Nguyễn Thúy Quỳnh là một nhà thơ đa sầu, đa cảm cho nên trong các tác phẩm của mình, chị đã sử dụng nhiều tính từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình. Trong đó từ
"yêu" được nhắc đến rất nhiều lần trong nhiều bài với nhiều hình thức khác nhau:
Nếu bất chợt anh hiện ra giữa vầng sáng kia Em sẽ chạy đến
Quỳ xuống chân anh mà thú nhận
Điều giản dị mà chẳng bao giờ anh chịu tin hết Em yêu anh biết bao nhiêu
(Thứ 7)
"Em" có cá tính thật mạnh mẽ, sẵn sàng bày tỏ tấm lòng của mình, tình cảm
của mình với người yêu, bỏ qua mọi niềm kiêu hãnh và niềm cao sa của một người con gái đồng thời cũng bỏ qua mọi quan niệm cũ rằng chỉ có người con trai mới được chủ động trong tình yêu, còn người con gái tuyệt nhiên không được phép.
Rồi đến khi mất đi một nửa yêu thương, nhà thơ cảm thấy cô đơn, hụt hẫng: Em cay đắng nhận ra trong khoảnh khắc
Sau câu thơ quen, anh xa lạ mất rồi Ngang qua em, một vầng trăng lạnh ngắt Cây trút lá mặt hồ, vụn vỡ mảnh trăng rơi (Đêm Thành Tuyên)
Những tính từ chỉ trạng thái, cảm xúc giúp cho nhà thơ diễn tả trọn vẹn tất cả những cung bậc cảm xúc trong lòng mình, từ cảm xúc mạnh mẽ, hạnh phúc cho đến những cảm xúc đau đớn, bất hạnh khi liên tiếp gặp phải những không may trong cuộc sống; từ những cảm nhận về sự thay đổi của cuộc sống, của lòng người đến sự thương cảm, xót xa cho những số phận bất hạnh, nhỏ bé trong cuộc sống.
Trong thơ Nguyễn Thúy Quỳnh có một số từ ngữ xuất hiện rất nhiều lần đó là: đêm (94 lần/111 bài thơ), mưa (36 lần/111 bài thơ) và con đường (35 lần/111 bài thơ). Đêm, mưa, con đường giúp cho nhà thơ gợi nhắc đến những
kỉ niệm, từ đó mà hình thành nên những tâm trạng khác nhau trong thơ chị. Như nỗi ám ảnh về những cơn đau vật vã của chồng:
năm ngàn đêm dấu bao nhiêu cơn vật vã trở mình trong tiếng tích tắc đóng đinh chịu nạn
nghe tiếng em và con thở đều từ cõi nào xa lắm nghe sự sống thóp thoi trong từng mạch máu âm thầm (Đêm thứ 84)
Hay:
đôi tay quen đang tát nước theo mưa (Nghĩ chơi 2)
Và cả sự cảm nhận ngắn ngủi về con đường tình yêu: Nửa đường về không anh
Gió cũng đành câm lặng
(Nửa)
Cách sử dụng ngôn ngữ này đã hình thành nên một nét đặc trưng riêng trong thơ của Nguyễn Thúy Quỳnh, nó không trùng lẫn với thơ của nhà thơ nào cả.
Tiểu kết chương 3
- Đối với các phương diện: Không gian văn hóa, thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ của Ma Văn Kháng, Võ Sa Hà và Nguyễn Thúy Quỳnh có mang những nét đặc trưng giống nhau. Điều này là do cả ba nhà thơ đều sống, gắn bó với nhiên nhiên và con người miền núi (cụ thể là đều sống trên mảnh đất Thái Nguyên), đều viết về đề tài miền núi nên giữa họ có những điểm tương đồng là điều không thể tránh khỏi.
- Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa họ vẫn là chủ yếu. Bởi mỗi nhà thơ lại có một xuất phát điểm khác nhau, có cách nhìn nhận cuộc sống cũng như con người khác nhau, sở trường và sở đoản cũng khác nhau. Nhưng chính những khác biệt này đã tạo nên nét phong cách riêng, mang tính đặc trưng, không lẫn với bất kì ai của mỗi nhà thơ. Đồng thời qua đó tạo nên những màu sắc khác nhau, làm phong phú hơn cho nền thơ ca các dân tộc thiểu số nói riêng và thơ
KẾT LUẬN
1. Qua tìm hiểu, nghiên cứu Thơ Thái Nguyên dưới góc nhìn văn hóa. Cụ thể là qua thơ của ba nhà thơ Ma Trường Nguyên, Võ Sa Hà, Nguyễn Thúy Quỳnh. Chúng tôi nhận thấy, thơ Thái Nguyên mang đậm bản sắc của văn hóa vùng miền. Từ địa hình, núi non, thiên nhiên hũng vĩ hay thơ mộng, nên thơ đến cuộc sống nhiều màu sắc của các dân tộc miền núi. Từ cuộc sống vật chất có phần thiếu thốn, đơn sơ nhưng mộc mạc, giản dị đến đời sống tinh thần đa dạng, tươi vui, mạnh mẽ, giàu tình cảm. Từ không gian văn hóa nơi núi rừng chất phác, con người sống hòa nhập vào thiên nhiên đến không gian văn hóa nơi đô thị với cuộc sống sôi động, náo nhiệt, với những thay đổi của nó... Tất cả đều mang nét đặc trưng riêng của một tỉnh miền núi với sự sinh sống hòa thuận của nhiều dân tộc anh em và được các nhà thơ đưa vào trong thơ của mình một cách linh hoạt, cụ thể, chất phác như nó vốn có.
2. Với việc nghiên cứu thơ Thái Nguyên từ góc nhìn văn hóa, chúng tôi đã cung cấp một cái nhìn mới, một góc nhìn mới về thơ Thái Nguyên. Nhìn chung, hướng tiếp cận từ văn hóa là một hướng đi mới trong nghiên cứu hiện nay. Nó xuất phát từ chủ trương giữ gìn, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa và xây dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Từ cách tiếp cận này, chúng tôi chỉ ra những nét văn hóa đặc trưng cho từng dân tộc đang sinh sống ở nhiều khu vực khác nhau trên mảnh đất Thái Nguyên.
Ma Trường Nguyên, Võ Sa Hà, Nguyễn Thúy Quỳnh là ba nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca Thái Nguyên viết về đề tài miền núi. Bằng tình yêu thương khôn nguôi đối với quê hương núi rừng, bằng sự trân trọng những nét đẹp mang tính truyền thống trong văn hóa của dân tộc mình, bằng tâm hồn đa cảm đối với những biến đổi của xã hội, của lòng người; thông qua ngòi bút tinh tế, tài ba của mình, các nhà thơ đã thể hiện thành công những cảm hứng về nguồn cuội, về tình yêu đôi lứa, về trải nghiệm và những suy tư với cuộc đời. Bên cạnh đó cũng làm cho những nét đặc trưng trong văn hóa của dân tộc mình đến
với nhiều người hơn. Ngược lại, những bài thơ mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc đã góp phần khẳng định vị trí và những đóng góp to lớn, vững chắc của Ma Trường Nguyên, Võ Sa Hà, Nguyễn Thúy Quỳnh trong nền thơ Thái Nguyên đương thời nói riêng, nền thơ Việt Nam hiện đại nói chung
Với mục đích làm cho thế hệ trẻ - thế hệ học sinh biết đến những tác giả người địa phương cũng như những tác phẩm tiêu biểu của họ hay nói rộng hơn là biết về nền văn học của địa phương mình, hiện nay, trong chương trình văn học có thêm phần Văn học địa phương. Ma Trường Nguyên, Võ Sa Hà, Nguyễn Thúy Quỳnh là một trong số những tác giả được đưa vào chương trình đó. Do vậy, việc tìm hiểu thơ Thái Nguyên từ góc nhìn văn hóa qua thơ của Ma Trường Nguyên, Nguyễn Thúy Quỳnh, Võ Sa Hà sẽ là nguồn tư liệu hữu ích phục vụ cho công tác nghiên cứu, dạy và học phần Văn học địa phương trong các trường THCS của Tỉnh hiện nay. Đây là một việc làm có ý nghĩa thiết thực cao.
3. Mặc dù cùng viết về đề tài miền núi, cùng thể hiện vẻ chất phác, mộc mạc, giản dị theo đúng bản chất của con người nơi đây nhưng mỗi nhà thơ (Ma Trường Nguyên, Võ Sa Hà, Nguyễn Thúy Quỳnh) do sinh ra ở ba thế hệ khác nhau, ba thời điểm khác nhau, hoàn cảnh xã hội có sự khác nhau; cùng với đó, vị trí "nhìn", sở trường, sở đoản của mỗi nhà thơ khác nhau cho nên mỗi nhà thơ lại mang đến cho nền văn học một diện mạo riêng, một dáng vẻ riêng, một nguồn cảm hứng riêng. Sự khác nhau trong cảm hứng cũng quy định cách thức thể hiện khác nhau trong thơ của các nhà thơ.
Ma Trường Nguyên với cảm hứng văn hóa phong tục, điển hình là ngôi nhà sàn - nơi gắn liền với những sinh hoạt, những phong tục tập quán; đây cũng