Ngân hàng Dự trữ Liên Bang Mỹ (Federal Reserve System - Fed) là cơ quan thực hiện các chính sách tiền tệ quốc gia, giám sát và điều tiết các tổ chức ngân hàng để đảm bảo sự an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng, duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính và cung cấp các dịch vụ tài chính cho chính phủ Mỹ, các tổ chức tài chính, các cơ quan chính phủ nƣớc ngoài.
Fed thực hiện chính sách tiền tệ thông qua 3 công cụ chính là Hoạt động thị trƣờng mở; Dự trữ bắt buộc; Tỷ lệ chiết khấu. Trong đó hoạt động thị trƣờng mở đƣợc xem là một công cụ chính sách tiền tệ hiệu quả nhất của Fed. Nó giúp cho việc điều chỉnh dự trữ ngân hàng bằng cách rút đi hoặc bơm thêm dự trữ thông qua nghiệp vụ mua hoặc bán trái phiếu chính phủ trên thị trƣờng mở. Đây rõ ràng là một công cụ chính sách tiền tệ linh hoạt và hiệu quả nhất.
Một bộ phận cấu thành của Fed là Ủy ban thị trƣờng mở liên bang (Federal Open Market Committee - FOMC) với vai trò điều hành hoạt động thị trƣờng mở. FOMC bao gồm Hội đồng thống đốc, Chủ tịch Fed New York, và chủ tịch của 4 Fed khu vực khác đƣợc luân phiên kiêm nhiệm. Việc quyết định các điều kiện thị trƣờng dự trữ thích hợp tức là mức độ ràng buộc mong muốn của chính sách tiền tệ cũng hết sức phức tạp. Để xác định đƣợc một chiến lƣợc điều hành đúng đắn, FOMC luôn cố gắng đạt đƣợc một mức độ ràng buộc mong muốn của chính sách tiền tệ, nới lỏng hay thắt chặt, bằng việc tập trung một lƣợng cung dự trữ tƣơng xứng với cầu tiền tệ và mức độ kết hợp của lãi suất cơ bản.
Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ không đặt ra quy định giới hạn các loại hình chứng khoán có thể giao dịch trong hoạt động thị trƣờng mở. Tuy nhiên trên thực tế, để hoạt động thị trƣờng mở hoạt động có hiệu quả, Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ thƣờng sử dụng những chứng khoán có tính thanh khoản cao làm hàng hóa của thị trƣờng mở nhằm đạt đƣợc mục tiêu điều chỉnh dự trữ của hệ thống ngân hàng có hiệu quả nhất.
Các thành viên tham gia không hạn chế, thông thƣờng bất kỳ ai sở hữu các chứng khoán đủ điều kiện cũng có thể giao dịch trên thị trƣờng mở, bao gồm các NHTM, các tổ chức tài chính phi ngân hàng, các doanh nghiệp lớn (là các doanh nghiệp có vốn hóa lớn, hoạt động kinh doanh dịch vụ tài chính, có thị phần lớn trên thị trƣờng). Điều này làm tăng hiệu quả cho hoạt động thị trƣờng mở.
Các hàng hóa thông dụng trên thị trƣờng mở là Tín phiếu kho bạc (Nợ ngắn
hạn do Bộ Tài chính Mỹ phát hành có thời hạn từ 3 đến 12 tháng); Hợp đồng mua lại (Các khoản vay ngắn hạn thƣờng là 1 ngày hoặc dƣới 2 tuần); Quỹ liên bang
(Các khoản tiền gửi không sinh lời của các ngân hàng và các tổ chức tiền gửi tại Quỹ dự trữ liên bang; thƣờng sử dụng cho vay qua đêm); Tiền gửi đôla Châu Âu
(Các khoản tiền gửi đôla tại các chi nhánh ngân hàng Mỹ hoặc các ngân hàng nƣớc ngoài ở ngoài nƣớc Mỹ);Chứng chỉ tiền gửi (Tiền gửi có kỳ hạn có thời gian đáo hạn ghi trên chứng chỉ); Chấp phiếu Ngân hàng (Hối phiếu đƣợc một ngân hàng chấp nhận đảm bảo thanh toán); Thương phiếu (Phiếu hẹn trả tiền có thời hạn từ 270 ngày trở xuống, thƣờng đƣợc bán với giá chiết khấu so với mệnh giá); Trái khoán
địa phương (Giấy nợ ngắn hạn do các địa phƣơng phát hành ứng trƣớc các biên lai
thuế hoặc doanh thu) và chứng khoán ngắn hạn cơ quan liên bang (chứng khoán ngắn hạn do liên bang phát hành nhƣ hệ thống tín dụng nông trại, ngân hàng cho vay hộ gia đình liên bang và Hiệp hội cầm quốc gia liên bang) [6]. Trong đó chứng khoán kho bạc Mỹ là công cụ chính của thị trƣờng mở tại Mỹ, đây là thị trƣờng tài chính năng động và lớn nhất của Mỹ với doanh số giao dịch trung bình hơn 150 tỷ USD/ngày.
Ban điều hành thị trƣờng mở sử dụng hai phƣơng thức cơ bản để bơm hay rút dự trữ thông qua việc thay đổi danh mục đầu tƣ các loại chứng khoán trên hệ thống.
Khi có ƣớc đoán lƣợng dự trữ thừa hay thiếu sẽ tồn tại trong một thời gian tƣơng đối dài, ban điều hành sẽ thực hiện việc mua đứt bán đoạn các loại trái phiếu ảnh
hƣởng lâu dài đến quy mô danh mục đầu tƣ của Fed để cung ứng dự trữ. Ban điều hành thƣờng thực hiện việc mua đứt bán đoạn trên thị trƣờng một số lần nhất định trong từng năm để đáp ứng nhu cầu dự trữ dài hạn. Ngoài xu hƣớng tăng lâu dài, phần lớn thặng dƣ hay thâm hụt dự trữ chỉ diễn ra mang tính chất ngắn hạn vì các yếu tố kỹ thuật hay mùa vụ sẽ triệt tiêu hay chuyển hƣớng hoặc bởi vì viễn cảnh về dự trữ chƣa đƣợc rõ ràng. Chứng khoán đƣợc sử dụng trong phƣơng thức này thƣờng là tín phiếu kho bạc có thời hạn đến 1 năm và các trái phiếu có coupon có thời hạn từ 2 năm đến 30 năm.
Ngoài ra Ban điều hành sử dụng hình thức mua bán có kỳ hạn thông qua đấu thầu lãi suất. Trong trƣờng hợp dự báo cần thay đổi tạm thời mức dự trữ, Quỹ dự trữ liên bang Fed sử dụng nghiệp vụ thỏa thuận mua lại ngắn hạn với công ty chứng
khoán để tạm thời bơm thêm dự trữ vào. Theo nghiệp vụ thỏa thuận mua lại (RPs), Ban điều hành mua trái phiếu của công ty chứng khoán và công ty đồng ý mua lại chúng với một giá cụ thể vào ngày nhất định. Dự trữ đƣợc bơm vào tự động sẽ bị triệt tiêu khi RPs đến hạn. Phƣơng thức này giúp Chính phủ chủ động xử lý nhanh khi dự trữ rơi xuống dƣới mức chủ định và khi có thể bôi trơn dòng chuyển động dự trữ trong giai đoạn duy trì bằng việc đáp ứng các nhu cầu vào các ngày cụ thể. Ban điều hành có thể thực hiện RPs qua đêm hoặc có kỳ hạn 7 ngày. Ngoài ra Fed còn sử dụng các giao dịch mua và bán khớp nhau (MSPs), theo đó, Fed thỏa thuận một hợp đồng bán ngay các chứng khoán cho công ty chứng khoán và đồng thời thỏa thuận 1 hợp đồng đối ứng khác để mua lại những chứng khoán này vào một ngày nhất định. Việc bán theo hợp đồng ban đầu sẽ làm giảm dự trữ và hợp đồng sau sẽ có tác dụng ngƣợc lại. Phƣơng thức giao dịch kiểu MSPs đƣợc thực hiện chủ yếu trong khoảng thời gian từ 1 đến 7 ngày. Xét về mặt tác động, giao dịch MSPs giống nhƣ sự đảo ngƣợc của RPs và tạo ra một cơ chế thuận lợi giải quyết nhanh sự dƣ thừa dự trữ tạm thời và làm ổn định lƣợng cung ứng dự trữ.
Tính minh bạch của thị trƣờng mở tại Mỹ thể hiện qua việc công bố thông tin và hệ thống mạng máy tính hiện đại.
Công bố thông tin: bắt đầu từ năm 1995, Mỹ công khai hóa các quyết định chính sách tiền tệ ngay khi chúng phát sinh (trong vòng 5 phút đến 15 phút sau phát sinh). FOMC tiếp tục thông báo bằng chỉ thị của mình cho mỗi cuộc họp trƣớc cuộc họp kế tiếp. Tất cả các công ty phải tham gia đáng kể vào công việc mua bán với Ban điều hành, cung cấp thông tin và phân tích thị trƣờng có thể có ích cho việc thiết lập và thực hiện chính sách tiền tệ. Trƣởng ban và cán bộ của Ban điều hành luôn thông báo đầy đủ cho FOMC về diễn biến tình hình dự trữ trên thị trƣờng và kế hoạch hàng ngày của mình đối với hoạt động thị trƣờng mở cũng nhƣ phản ứng của thị trƣờng tài chính về chính sách. Các kênh chủ yếu của ban điều hành để liên lạc với FOMC là (1) qua điện thoại; (2) hai báo cáo ngày; (3) 1 báo cáo tuần và báo cáo định kỳ 2 tuần về diễn biễn của thị trƣờng tài chính ; (4) một báo cáo định kỳ về diễn biến của thị trƣờng tài chính đƣợc chuẩn bị cho từng đợt họp của FOMC; (5) Các báo cáo của trƣởng ban vào cuộc họp thƣờng kỳ; (6) báo cáo thƣờng niên về các chính sách tiền tệ.
Mạng máy tính kết nối: là hệ thống vận hành tự động, công nghệ hiện đại. Ban điều hành thực hiện các giao dịch thị trƣờng mở với các công ty qua hệ thống vận hành tự động. Đối với RPs, MSPs thông báo tới các công ty đƣợc gửi qua mạng và thƣờng họ phải đáp lại trong vòng 10 đến 15 phút. Ban điều hành lại sử dụng hệ thống vận hành tự động để báo lại cho tất cả các công ty những đề nghị đƣợc chấp nhận và đề nghị từ chối thƣờng trong vòng 5 phút trƣớc thời gian ngừng phản hồi. Ngoài ra Ban điều hành còn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với tất cả các công ty bằng hệ thống điện thoại sẵn sàng đƣợc kết nối [6].