chênh lệch giữa lãi suất các GTCG giao dịch trên thị trƣờng mở và lãi suất thị trƣờng mở
-NHNN cần có chính sách điều hành lãi suất hợp lý:
Trong giai đoạn hiện nay, do nền kinh tế tăng trƣởng chậm nên để các doanh nghiệp tiếp cận đƣợc vốn vay sản xuất kinh doanh, đồng thời nhằm kiểm soát lạm phát, NHNN điều hành trực tiếp lãi suất huy động và lãi suất cho vay của các TCTD. Theo đó, NHNN quy định cụ thể lãi suất huy động từng thời kỳ, lãi suất cho vay các tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh theo đó cũng thay đổi tƣơng ứng. Tuy nhiên, duy trì quá lâu cơ chế điều hành trực tiếp lãi suất lãi suất huy động vốn và
cho vay của các TCTD, làm cho các mức lãi suất kinh doanh của TCTD không phù hợp với cung cầu vốn tín dụng trên thị trƣờng và giảm tác dụng của các công cụ lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất OMO, công cụ dự trữ bắt buộc.
NHNN có thể có nhiều giải pháp và công cụ gián tiếp để tác động điều chỉnh lãi suất kinh doanh của các TCTD. Cụ thể, khi muốn điều chỉnh lãi suất kinh doanh của các TCTD đối với nền kinh tế, NHNN sẽ thực hiện thông qua việc điều chỉnh các mức lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu đối với TCTD.Từ đó tác động đến lãi suất thị trƣờng liên ngân hàng. Cuối cùng sẽ tác động đến lãi suất kinh doanh của các TCTD đối với khách hàng. Nếu NHNN trực tiếp quyết định cả mức lãi suất cho vay và huy động vốn của các TCTD thì công cụ lãi suất điều hành của NHNN sẽ không phát huy hết tác dụng.
Trên thực tế, trong suốt thời kỳ 2011-2012, NHNN quyết định trực tiếp các mức lãi suất huy động cho vay của TCTD đối với khách hàng đối với từng kỳ hạn và đối tƣợng khách hàng (trừ lãi suất huy động trên 12 tháng theo Thông tƣ 19/2012/TT-NHNN ngày 8/6/2012 và lãi suất cho vay thỏa thuận theo Thông tƣ số 12/2010/TT-NHNN và Thông tƣ 14/2012/TT-NHNN ngày 4/5/2012); Cơ chế điều hành trực tiếp các mức lãi suất kinh doanh của các TCTD đã làm vô hiệu hóa các mức lãi suất điều hành chủ chốt của NHNN (lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu)
Vai trò đinh hƣớng và tác động của các loại lãi suất điều hành của NHNN (lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu, lãi suất thị trƣờng mở) đến lãi suất thị trƣờng rất hạn chế. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là phƣơng pháp xác định các loại lãi suất trên còn bất cập, cơ chế điều hành cụ thể các loại lãi suất chƣa đƣợc ban hành rõ ràng.
Thực tế trong thời gian qua, NHNN chƣa ban hành đƣợc cơ chế điều hành và phƣơng pháp xác định cụ thể từng loại lãi suất trên. Khi quyết định các loại lãi suất chủ yếu dựa vào diễn biến số liệu báo cáo thực hiện chỉ số CPI, các chỉ số kinh tế vĩ mô các tháng trƣớc và quan điểm chỉ đạo điều hành mục tiêu CSTT của Chính phủ, thiếu các thông tin, phân tích dự báo thị trƣờng về cung cầu, số lƣợng giao
dịch, lãi suất...Do đó các lãi suất đƣợc điều hành không sát với cung cầu tiền tệ và lãi suất thực trên thị trƣờng, hạn chế tác dụng điều tiết của các công cụ lãi suất.
Do vậy, về dài hạn, NHNN cần xây dựng phƣơng pháp xác định cụ thể từng loại lãi suất, căn cứ xác định từng loại lãi suất và vai trò của nó để phát huy đƣợc tác dụng của công cụ lãi suất trong việc điều hành và thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ.
- NHNN cần điều chỉnh để giảm chênh lệch lãi suất giấy tờ có giá giao dịch trên thị trƣờng mở và lãi suất thị trƣờng mở.
NHNN cần phối hợp với các cơ quan phát hành các loại giấy tờ có giá thƣờng xuyên đƣợc giao dịch trên thị trƣờng mở nhƣ trái phiếu kho bạc, tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN đƣa ra mức lãi suất phù hợp với lãi suất thị trƣờng mở trong từng thời kỳ nhằm rút ngắn khoảng chênh lệch giữa các loại lãi suất này, tạo cơ sở cho một môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh và bền vững giữa các TCTD.