Hàng hóa giao dịch trên thị trƣờng mở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thị trường mở tại việt nam (Trang 39 - 44)

Thời gian đầu, NHNN quy định chỉ có giấy tờ có giá ngắn hạn mới đƣợc sử dụng trong giao dịch thị trƣờng mở nhƣ tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn. Trong đó tín phiếu kho bạc đƣợc sử dụng hơn 80% [16] tổng số giao dịch trên thị trƣờng mở thông qua hình thức đấu thầu. Điều này làm hạn chế kết quả hoạt động của thị trƣờng mở. Đến năm 2001, NHNN đã bán tín phiếu NHNN để thu hút khả dụng dƣ thừa và đồng thời tạo thêm hàng hóa cho hoạt động

thị trƣờng mở.

Năm 2003, tại Điều 21 Luật số 10/2003/QH11 của Quốc hội ban hành về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân Hàng Nhà Nƣớc đã sửa đổi bổ sung khái niệm về hoạt động thị trƣờng mở “Ngân hàng Nhà nƣớc thực hiện hoạt động thị trƣờng mở thông qua việc mua, bán ngắn hạn tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu Ngân hàng Nhà nƣớc và các loại giấy tờ có giá khác trên thi trƣờng tiền tệ để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia”. Với quy định này, số lƣợng hàng hóa giao dịch trên thị trƣờng mở đƣợc bổ sung thêm các loại giấy tờ có giá trung và dài hạn.

Đến năm 2007, theo Quyết định 86/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN, danh mục các loại GTCG đƣợc phép giao dịch trên thị trƣờng mở đƣợc quy định khá rõ ràng. Theo đó, số lƣợng giấy tờ có giá đƣợc phép giao dịch tăng lên, bao gồm (1) tín phiếu kho bạc, (2) tín phiếu NHNN, (3) trái phiếu kho bạc, (4) trái phiếu công trình trung ƣơng, (5) Công trái; (6) trái phiếu chính phủ, (7) trái phiếu chính quyền địa phƣơng (tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) đƣợc phát hành dƣới hình thức ghi

sổ. Trong đó, loại giấy tờ có giá (6) và (7) chỉ áp dụng trong giao dịch mua có kỳ hạn của NHNN qua thị trƣờng mở.

Từ năm 2007, NHNN đã bổ sung thêm 1 loại hàng hóa mới là Hợp đồng mua bán lại giấy tờ có giá (Repos). Đây là một trong những bƣớc cải tiến quan trọng và phù hợp với cam kết của NHNN đã ký với các tổ chức tài chính nƣớc ngoài [42] từng bƣớc đƣa hoạt động thị trƣờng tiền tệ Việt Nam nói chung và thị trƣờng mua lại giấy tờ có giá theo đúng chuẩn mực quốc tế.

Tuy số lƣợng danh mục các loại giấy tờ có giá đƣợc phép giao dịch có đa dạng hơn nhƣng thực tế hầu hết chỉ giao dịch tín phiếu kho bạc và trái phiếu kho bạc.

Bảng 2.1: Danh mục giấy tờ có giá năm 2000 và 2007

Năm 2000 Năm 2007

Tín phiếu kho bạc Tín phiếu kho bạc

Tín phiếu NHNN Tín phiếu NHNN

Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn Trái phiếu kho bạc

Trái phiếu công trình trung ƣơng Công trái

Trái phiếu chính phủ

Trái phiếu chính quyền địa phƣơng Hợp đồng mua bán lại giấy tờ có giá

Tổng cộng: 3 loại Tổng cộng: 8 loại

Nguồn: Quyết định 85/2000/QĐ-NHNN và Quyết định 86/2007/QĐ-NHNN [32, 33].

2.1.2. Khối lƣợng giao dịch

Giai đoạn 2000-2007 là giai đoạn đầu triển khai hoạt động thị trƣờng mở, do vậy khối lƣợng giao dịch chỉ ở mức thấp tuy nhiên có sự tăng trƣởng nhanh.

Số liệu bảng 2.2 cho thấy tất cả các tiêu chí số phiên, khối lƣợng chào thầu, khối lƣợng trúng thầu đều tăng lên qua từng năm. Trong đó năm 2007 có mức tăng ấn tƣợng về khối lƣợng trúng thầu và số phiên giao dịch.

Cụ thể, năm 2000, khối lƣợng trúng thầu là 1.904 tỷ đồng trên tổng khối lƣợng chào thầu là 2.450 tỷ đồng, tƣơng đƣơng mức trúng thầu là 77%, số phiên giao dịch

là 17 phiên. Năm 2001 tăng khối lƣợng trúng thầu lên 3.934 tỷ đồng, tƣơng đƣơng mức tăng 207%, năm 2002 và 2003 là 232%, năm 2004 là 292%. Đến năm 2007, số phiên giao dịch là 355 phiên, khối lƣợng trúng thầu đạt 417.977 tỷ đồng, tăng 336% so với 2006 và tăng 218 lần (21.853%) so với năm 2000.

Bảng 2.2: Khối lượng giao dịch giai đoạn 2000-2007 (Đơn vị: tỷ đồng)

Năm Số phiên Khối lƣợng chào thầu Khối lƣợng trúng thầu Tốc độ tăng, giảm so với năm trƣớc (%) Lãi suất trúng thầu (%) Tổng số Mua hẳn Mua có kỳ hạn Bán hẳn Bán có kỳ hạn 2000 17 2.450 1.904 480 874 550 - 4 - 5,58 2001 48 5.770 3.934 60 3.254 570 50 207 4,5 - 4,9 2002 85 22.400 9.146 - 7.246 1.900 232 4,4 - 5,0 2003 107 37.500 21.184 - 9.844 11.340 232 4,5 - 5,1 2004 123 93.760 61.936 - 60.986 950 292 3,25-5,45 2005 158 138.787 102.479 - 100.679 1.100 700 165 3,25-5,45 2006 162 140.850 124.235 - 36.833 87.202 200 121 0,8-7,1 2007 355 2.027.600 417.977 - 61.133 356.844 336 3,75-8 Tổng số 1.055 2.469.117 742.795 540 280.849 459.506 1.900

Nguồn: Phạm Thị Thanh Huyền (2011) [7].

Tỷ trọng doanh số mua vào so với doanh số trúng thầu tăng từ 71% năm 2000 lên 98% năm 2005 cho thấy sự thiếu hụt thanh khoản ngày càng rõ nét của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên năm 2006 và 2007, tỷ trọng này giảm rõ rệt chỉ còn tƣơng ứng 30% và 15%. Điều này là do năm 2006, 2007 luồng vốn ngoại tệ vào Việt Nam gia tăng mạnh do xuất khẩu và nguồn vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài tăng mạnh (biểu đồ 2.1). Để giữ ổn định tỷ giá, NHNN đã thực hiện các giao dịch can thiệp trên thị trƣờng ngoại hối bằng việc cung ứng tiền ra để mua ngoại tệ vào. Mặt khác, nguồn vốn huy động tăng, tăng trƣởng tín dụng ở mức 37,8% [41] so với năm 2006, các tổ chức tín dụng có thanh khoản dồi dào nên hạn chế bán giấy tờ có giá trên thị trƣờng

mở mà ngƣợc lại, để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, NHNN đã chào bán hẳn GTCG với thời hạn ngắn.

Biểu đồ 2.1: Luồng vốn vào ròng giai đoạn 1995 – 2011 (đơn vị: triệu USD)

Nguồn: Hạ Thị Thiều Dao – Nguyễn Hồng Vinh (2012) [4]

2.1.3. Thành viên tham gia trên thị trƣờng mở

Theo điều 5, Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 - Quy chế nghiệp vụ thị trƣờng mở, thành viên tham gia trên thị trƣởng mở là các tổ chức tín dụng. Các NHTM muốn trở thành thành viên tham gia giao dịch trên thị trƣờng mở phải đáp ứng một số điều kiện nhƣ: Có tài khoản tiền gƣ̉ i tại Ngân hàng Nhà nƣớc (Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nƣớc hoă ̣c Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh, thành phố); Có đủ các phƣơng tiện cần thiết để tham gia nghiê ̣p vụ thị trƣờng mở gồm: máy Fax, máy vi tính nối mạng internet; Có giấy đăng ký tham gia nghiê ̣p vụ thị trƣờng mở.

Số lƣợng thành viên tham gia trong giai đoạn này cũng tăng lên nhanh chóng từ 21 thành viên năm 2000 bao gồm NHNN, 04 NHTM nhà nƣớc, 09 NHTM cổ phần, 04 chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, 01 ngân hàng liên doanh, 01 quỹ tín dụng nhân dân trung ƣơng và 01 công ty tài chính, lên 44 thành viên năm 2007, bao gồm NHNN, 5 NHTM Nhà nƣớc, 23 NHTM cổ phần, 11 NH nƣớc ngoài, 2 NH liên doanh, 1 quỹ tín dụng nhân dân trung ƣơng, 1 công ty tài chính [13]. (Bảng 2.3)

-5000 0 5000 10000 15000 20000

Bảng 2.3:Số lượng thành viên tham gia giao dịch giai đoạn 2000-2008 Thành viên/ năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 NHNN 1 1 1 1 1 1 1 1 1 NHTMNN 4 4 4 5 5 5 5 5 3 NHTMCP 9 10 10 11 13 14 17 23 32 NH nƣớc ngoài 4 4 5 5 6 7 9 11 14 NH liên doanh 1 1 1 1 1 1 1 2 4 Công ty tài chính 1 1 1 1 1 1 1 1 1 Quỹ tín dụng TƢ ND 1 1 1 1 1 1 1 1 1 Tổng số 21 22 23 25 28 30 35 44 56

Nguồn: Đoàn Phƣơng Thảo (2009) [13]

Qua 7 năm, số lƣợng thành viên tham gia tăng gấp đôi, đây là các thành viên đƣợc NHNN lựa chọn trên cơ sở đáp ứng nguyên tắc đã đƣợc chuẩn hóa. Tuy vậy số lƣợng này chỉ chiếm 53% 1 tổng số các tổ chức tín dụng hiện có và tập trung gia tăng ở nhóm các ngân hàng thƣơng mại cổ phần, cho thấy mức độ tham gia của các thành viên còn khá khiêm tốn. Hơn nữa trong số 44 thành viên của thị trƣờng chỉ có 8 thành viên tham gia dự thầu. Các thành viên chủ yếu là các NHTM Nhà nƣớc, chiếm 99,6% tổng khối lƣợng trúng thầu. Đây là khối NHTM có tiềm lực vốn nói chung và vốn khả dụng nói riêng lớn. Các NHTM cổ phần trúng thầu 22,3 tỷ đồng, chiếm 0,27%, chi nhánh NH nƣớc ngoài duy chỉ có ANZ trúng thầu 10 tỷ đồng, còn Citibank tham gia 1 phiên nhƣng không trúng thầu. Nhìn chung, khối NHTM cổ phần, NH liên doanh và chi nhánh NH nƣớc ngoài tham gia còn dè dặt. Các công ty bảo hiểm là những thành viên tham gia tích cực trong các năm, với khối lƣợng trúng thầu đạt từ 10%-20% khối lƣợng trúng thầu mỗi năm, nhƣng đã chuyển sang đầu tƣ vào trái phiếu Chính phủ trung và dài hạn cho Quỹ hỗ trợ phát triển vay, hoặc gửi tại các NHTM có lãi suất hấp dẫn hơn.

Thời gian này thị trƣờng không sôi động, có một số phiên không có thành viên tham gia. Hàng hóa giao dịch trên thị trƣờng vẫn nghèo nàn, kỳ hạn không đa dạng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thị trường mở tại việt nam (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)