Tần suất giao dịch; phƣơng thức giao dịch và lãi suất giao dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thị trường mở tại việt nam (Trang 44 - 47)

2.1.4.1. Về tần suất giao dịch:

Để tăng cƣờng khả năng tác động của hoạt động thị trƣờng mở, NHNN đã tăng cƣờng tần suất giao dịch thị trƣờng mở. Trong thời gian đầu mới triển khai, các phiên hoạt động thị trƣờng mở đƣợc tổ chức 10 ngày/phiên, từ phiên thứ 14 ngày 29/11/2000 hoạt động thị trƣờng mở đƣợc thực hiện tần suất 1 tuần/phiên vào ngày thứ 4 hàng tuần nhằm giúp các TCTD chủ động điều chỉnh kịp thời, linh hoạt vốn khả dụng của mình. Năm 2002, Ban điều hành nghiệp vụ thị trƣờng mở tăng định kỳ tổ chức các phiên giao dịch lên 2 phiên/tuần vào thứ 3 và thứ 5 hàng tuần. Ngoài ra, vào những thời điểm đặc biệt nhƣ giáp Tết Nguyên Đán, NHNN tổ chức các phiên đấu thầu đột xuất theo ngày, cá biệt 2 phiên/ngày để hỗ trợ kịp thời các tổ chức tín dụng gặp khó khăn về thanh khoản tạm thời, góp phần ổn định thị trƣờng tiền tệ. Số phiên giao dịch năm 2002 tăng lên 85 phiên. Từ tháng 11/2004, giao dịch hoạt động thị trƣờng mở đƣợc thực hiện định kỳ 3 phiên/tuần vào các ngày thứ 2, 4, 6, nâng tổng số phiên giao dịch năm 2004 lên 123 phiên. Chủ yếu NHNN thực hiện mua giấy tờ có giá nhiều hơn bán ra nhằm cung ứng vốn khả dụng cho các tổ chức tín dụng.

2.1.4.2. Về phương thức giao dịch:

Năm 2000, trong 17 phiên giao dịch trên thị trƣờng mở chủ yếu giao dịch mua có kỳ hạn 874 tỷ đồng. Trong đó giao dịch mua hẳn 480 tỷ đồng là khá lớn và giảm dần trong các năm sau (Bảng 2.2). Tháng 8/2000 trong 3 phiên giao dịch NHNN đã bán hẳn đƣợc 550 tỷ đồng, đạt kết quả 100%. Từ tháng 7/2000 đến tháng 12/2001, NHNN đã tổ chức đƣợc 64 phiên đấu thầu hoạt động thị trƣờng mở, tổng doanh số giao dịch là 5.636 tỷ đồng; trong đó có 24 phiên thực hiện đấu thầu lãi suất, 40 phiên đấu thầu khối lƣợng.

Năm 2002, bằng cách tiếp tục duy trì 2 phƣơng thức giao dịch là mua có kỳ hạn và bán hẳn, NHNN đã tổ chức 85 phiên thị trƣờng mở, gấp 1,3 lần số phiên của 2 năm trƣớc đó với tổng khối lƣợng giao dịch 9.146 tỷ đồng, bằng 232,48% so với năm 2001. Thông qua đó NHNN cung ứng thêm vốn cho nền kinh tế, hoặc rút bớt

tiền từ lƣu thông về, tạo điều kiện cho các NHTM tham gia có hiệu quả thị trƣờng đấu thầu tín phiếu kho bạc. Cụ thể thông qua 57 phiên giao dịch theo phƣơng thức mua có kỳ hạn, NHNN đã cung ứng 7.243 tỷ đồng vốn cho các NHTM. Thông qua 28 phiên giao dịch theo phƣơng thức bán hẳn, NHNN đã thu hút về 1.900 tỷ đồng.

Từ năm 2003, NHNN không có giao dịch mua hẳn mà chủ yếu là giao dịch mua có kỳ hạn. Trong giao dịch bán lại chủ yếu là giao dịch bán hẳn.

Năm 2007, NHNN không thực hiện mua hẳn, mà chủ yếu tập trung vào bán hẳn, với tỷ trọng 85% doanh số trúng thầu (Bảng 2.2). Năm 2007 là năm vốn khả dụng của các TCTD có xu hƣớng dƣ thừa do huy động vốn tăng, NHNN cung ứng tiền mua ngoại tệ. Đồng thời để giảm áp lực tăng tổng phƣơng tiện thanh toán, điều tiết linh hoạt vốn khả dụng cho các tổ chức tín dụng và thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, NHNN đã chào bán bẳn GTCG với thời hạn ngắn thu hút tiền về, hạn chế tiền trong lƣu thông.

Ở Việt Nam, phƣơng thức thực hiện hoạt động thị trƣờng mở đƣợc NHNN thực hiện theo phƣơng thức đấu thầu, tổ chức xét thầu cho từng thành viên tham gia thầu. Trong giai đoạn 2000 - 2007 việc đấu thầu thƣờng đƣợc tổ chức theo hình thức đấu thầu lãi suất, xét thầu với từng thành viên. Kỳ hạn giao dịch các giấy tờ có giá trong thời gian này thƣờng dƣới 1 tháng.

2.1.4.3. Về lãi suất trúng thầu:

Trong giai đoạn 2000-2007, lãi suất biến động lớn giữa các kỳ hạn giấy tờ có giá. Từ khi triển khai năm 2000 diễn biến của thị trƣờng mở đã diễn ra theo hƣớng: Trong năm 2000, chủ yếu NHNN áp dụng phƣơng thức đấu thầu lãi suất, chỉ duy nhất có 4 phiên giao dịch đầu tiên áp dụng phƣơng thức đấu thầu khối lƣợng. Trong thời gian này, lãi suất đăng ký dao động thấp nhất ở mức 4%/năm đến 5,58%/năm (biểu đồ 2.2). Nhìn chung, lãi suất này đã phản ánh đƣợc phần nào diễn biến tình hình lãi suất thị trƣờng trong thời gian đó, bởi vì trong phƣơng thức đấu thầu lãi suất NHNN đã không quy định mức lãi suất chỉ đạo khi xét thầu.

Biểu đồ 2.2: Lãi suất trúng thầu bình quân giai đoạn 2000-2007 (Đơn vị: %/năm)

Nguồn: Phạm Thị Thanh Huyền (2011), Nguyễn Ngọc Nhƣ (2009) [7,9]

Từ năm 2003, NHNN đã bƣớc đầu hình thành khung lãi suất định hƣớng lãi suất thị trƣờng trong đó lãi suất tái cấp vốn đƣợc điều chỉnh dần thành lãi suất trần, lãi suất chiết khấu đƣợc điều chỉnh thành lãi suất sàn. Cùng với khung lãi suất này lãi suất hoạt động thị trƣờng mở đƣợc NHNN sử dụng để từng bƣớc định hƣớng lãi suất thị trƣờng và thƣờng biến động trong khung lãi suất. Năm 2003, lãi suất trúng thầu dao động trong khung 4,5%- 5,1%/năm.

Lãi suất trúng thầu trên thị trƣờng mở năm 2006 liên tục có xu hƣớng giảm xuống. Nếu đầu năm lãi suất trúng thầu xoay quanh mức 6,4% -6% , sau đó rớt xuống 5,1% - 5,25% đến cuối năm lãi suất trúng thầu chỉ ở mức 1%-0,9%. Trong năm 2006 do diễn biến vốn khả dụng thực tế của các tổ chức tín dụng biến động lớn do vậy mức lãi suất trúng thầu cũng dao động mạnh và vƣợt khỏi khung lãi suất.

Năm 2007 tiếp tục là một năm đầy biến động khi lãi suất trúng thầu cũng dao động mạnh từ 3,75% đến 8%/năm.

Trong mỗi giai đoạn khác nhau, dựa trên sự phân tích và dự đoán vốn khả dụng của các thành viên, Ban điều hành nghiệp vụ thị trƣờng mở (Phụ lục 1) quyết định tiến hành hình thức nào cho phù hợp:

- Lãi suất công bố trong phiên đấu thầu khối lƣợng: Trƣớc khi thực hiện các phiên đấu thầu khối lƣợng, Ban điều hành OMO công bố lãi suất để các thành viên

4 4,5 4,4 4,5 3,25 3,25 0,8 3,75 5,58 4,9 5 5,1 5,45 5,45 7,1 8 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 ls thấp nhất ls cao nhất

đặt thầu mua bán GTCG. Lãi suất công bố này là lãi suất trúng thầu trong các phiên. Vì vậy, lãi suất trúng thầu trong các phiên đấu thầu khối lƣợng thƣờng chỉ có 1 lãi suất cố định. Tuy nhiên do lãi suất trúng thầu đã đƣợc NHNN xác định nên các thành viên không có sự lựa chọn về lãi suất khi giao dịch với NHNN và lãi suất chƣa phản ánh đƣợc nhu cầu về vốn của các thành viên trên thị trƣờng. Đây là một nhƣợc điểm của phƣơng thức đấu thầu khối lƣợng trong giao dịch thị trƣờng mở.

- Lãi suất trúng thầu trong phƣơng thức đấu thầu lãi suất: Trƣớc mỗi phiên đấu thầu, Ban điều hành OMO dự kiến khối lƣợng GTCG cần giao dịch. Khối lƣợng giao dịch có thể đƣợc NHNN thông báo hoặc thông báo trƣớc. Đồng thời, căn cứ vào dự báo tình hình vốn khả dụng, NHNN cũng xác định một lãi suất chỉ đạo làm điểm dừng khi giao dịch. Lãi suất này không thông báo cho các thành viên thị trƣờng khác. Trƣờng hợp NHNN mua GTCG, lãi suất chỉ đạo sẽ là lãi suất mua thấp nhất của NHNN và ngƣợc lại. Mục đích của NHNN khi đƣa ra lãi suất chỉ đạo là để định hƣớng lãi suất trên thị trƣờng tiền tệ.

Năm 2007, đứng trƣớc dấu hiệu gia tăng của tỷ lệ lạm phát, NHNN đã thực hiện phiên bán hẳn với khối lƣợng giao dịch lớn. Trên thị trƣờng mở, lãi suất đã có sự biến động mạnh so với những năm trƣớc đó. Lãi suất trúng thầu bình quân trong các phiên chào bán là 4,35%/năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thị trường mở tại việt nam (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)