3.2.4.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ sở pháp lý cho hoạt động thị trường mở
- Về quy chế quản lý vốn khả dụng: NHNN cần đƣa ra các hƣớng dẫn cụ thể cho các TCTD về cách tính, phƣơng pháp dự báo vốn khả dụng để các TCTD có cơ sở thực hiện theo đúng hƣớng, nhằm đảm bảo tính chính xác (hoặc sai số nhỏ) của các TCTD và hệ thống TCTD.
- Về quy chế nghiệp vụ thị trƣờng mở: Trong điều 7, cần quy định rõ các loại thông tin mà NHNN công bố nhƣ khối lƣợng trúng thầu của các đơn vị, số lƣợng TCTD tham gia dự thầu, tỷ lệ trúng thầu của các nhóm thành viên, phƣơng thức giao dịch. Mặt khác, NHNN cần xây dựng và hoàn chỉnh quy trình thực hiện nghiệp vụ thị trƣờng mở tại các NHNN tỉnh, khu vực nhằm phát triển đồng bộ và sâu rộng hoạt động thị trƣờng mở trong cả nƣớc.
Hiện nay, bên cạnh vai trò cung ứng vốn thiếu hụt cho các TCTD, NHNN cần có các cách thức khuyến khích (về lãi suất, thời hạn...) để thu hút lƣợng vốn dƣ thừa tại các TCTD đảm bảo đúng, đủ vai trò điều tiết của NHNN.
NHNN cũng cần trao đổi thống nhất với Chính Phủ về việc giảm phát hành trái phiếu chính phủ để huy động vốn. Điều này vừa tạo ra sự an toàn về thanh khoản cho các NHTM vừa tạo điều kiện cho các trái phiếu doanh nghiệp, nhất là trái phiếu các NHTM có cơ hội phát triển.
NHNN cần nghiên cứu, chọn lựa một số (7-10) NHTM có uy tín trên thị trƣờng tiền tệ trong nƣớc. Cụ thể, NHNN cần khuyến khích thị trƣờng phát triển bằng cách thiết lập các nguyên tắc cơ bản cho các bên giao dịch. Tiêu chí cho một mối quan hệ kinh doanh với NHNN bao gồm các thành viên trong một nhóm của ngƣời kinh doanh chính (đại lý chính) từ 7-10 đại lý chính, có khả năng tài chính tốt, hoạt động lành mạnh làm đại lý để thực hiện giao dịch nghiệp vụ thị trƣờng mở, các thành viên khác sẽ giao dịch thông qua các Ngân hàng đại lý đƣợc NHNN lựa chọn. Đây là ngƣời có nghĩa vụ để làm cho việc đấu thầu hợp lý. Nhƣ vậy, NHNN sẽ dễ điều tiết hơn, dễ kiểm soát và tính toán nhu cầu vốn khả dụng của toàn bộ nền kinh tế thông qua các đại lý. Các đại lý để thực hiện tốt chức năng của mình cũng sẽ phải tìm kiếm khách hàng “bán lẻ” – là các TCTD có nhu cầu mua/bán lại các giấy tờ có giá. Mặt khác, các đại lý này còn tạo điều kiện để phát triển một thị trƣờng mở giao dịch thứ cấp, do đó sẽ giúp các NHTM nhỏ có thể tiếp cận vốn với lãi suất thấp trên thị trƣờng mở góp phần làm cho thị trƣờng trở nên rộng hơn và hiệu quả hơn. Nhiệm vụ của các đại lý này là tham gia thƣờng xuyên và tích cực các phiên giao dịch thị trƣờng mở và các thị trƣờng khác; Niêm yết giá và thực hiện các giao dịch mua, bán các công cụ tài chính trên thị trƣờng mở với các đối tác khác. Hiện tại ở Việt Nam do quy mô thị trƣờng còn khá nhỏ, việc tạo ra hệ thống đại lý chính chƣa tạo ra hiệu quả ngay. Tuy nhiên, Việt Nam cũng nên hình thành nó để tạo ra một bƣớc chuẩn bị khi thị trƣờng mở đủ lớn, NHNN có thể ở đƣợc vị trí mạnh mẽ hơn, để khuyến khích các đại lý thiết lập các tiêu chuẩn tạo lập thị trƣờng tốt hơn.
Bên cạnh đó, NHNN cũng cần có phƣơng pháp đấu thầu hợp lý từng thời điểm là đấu thầu lãi suất hay đấu thầu khối lƣợng để có thể điều tiết cung cầu vốn tốt hơn trong những trƣờng hợp đặc biệt.
3.2.4.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ hiện đại
NHNN hiện nay đã sử dụng công nghệ hiện đại với phần mềm đƣợc cập nhật liên tục để vận hành hoạt động của thị trƣờng mở. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trƣờng mở, NHNN cần nâng cấp đồng bộ máy móc thiết bị, chƣơng trình phần mềm, ứng dụng nối mạng trong các giao dịch thị trƣờng mở để đảm bảo tính chính xác và nhanh chóng cho các TCTD khi cần vốn.
NHNN cũng tăng cƣờng an ninh mạng máy tính, nhất là các thông tin quan trọng mang tính chất bí mật quốc gia.
Cần tích hợp phần mềm lƣu ký giấy tờ có giá và phần mềm đấu thầu tín phiếu kho bạc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý giấy tờ có giá, thao tác nghiệp vụ luân chuyển thông tin giữa thị trƣờng sơ cấp và thị trƣờng thứ cấp tín phiếu kho bạc.
Kết nối hệ thống lƣu ký giấy tờ có giá, hệ thống kế toán, thanh toán để đảm bảo việc thanh quyết toán diễn ra chính xác, an toàn và nhanh chóng.
Chính phủ cần sớm cho phép NHNN có những quyền hạn rộng rãi hơn, nhƣ thay mặt Chính phủ phát hành, bảo lãnh, quyết định khối lƣợng trái phiếu Chính Phủ vừa tăng tính độc lập của NHNN, vừa giải quyết phần lớn điểm hạn chế trong việc chuyển đổi tài khoản lƣu ký chứng khoán (đối với trái phiếu chính phủ, tín phiếu chính phủ - là các loại giấy tờ có giá giao dịch chủ yếu trên thị trƣờng mở).
3.2.4.4. Tổng hợp số liệu về thị trường mở
NHNN cần thƣờng xuyên thu thập các số liệu về nguồn cung cấp và nhu cầu dự trữ ngân hàng. Việc cập nhật dữ liệu trên tiền gửi ngân hàng là đặc biệt quan trọng để thực hiện các thay đổi chính sách sớm hơn là sau này để bù đắp xu hƣớng không mong muốn. Trong nền kinh tế trải qua sự tăng trƣởng nhanh hoặc chuyển đổi, NHNN cần phải đặc biệt cảnh giác với những thay đổi trong các biện pháp khác nhau để dự đoán cung tiền. Ngay cả với cách tiếp cận thụ động, sự sẵn có nhanh chóng của các dữ liệu tiền gửi sẽ cho phép NHNN dự đoán tốt hơn về nhu
cầu dự trữ, giúp đỡ để đánh giá hiệu quả của hoạt động thị trƣờng mở trong điều kiện cụ thể của thị trƣờng tiền tệ. Ngoài ra NHNN cũng cần thu thập các số liệu khác ảnh hƣởng đến dự trữ nhƣ tiền gửi chính phủ, tiền tệ trong lƣu thông, ngoại hối, và sự biến động lƣợng tiền phát sinh từ sự khác biệt về thời gian giữa tín dụng và huy động tiền trong hệ thống thanh toán bù trừ của NHTW. Để có đƣợc các số liệu đó, NHNN cần phối hợp chặt chẽ với Kho bạc để đạt hiệu quả cao nhất.
Hiện nay, theo định kỳ 1 năm/lần, NHNN đã tổng kết trong báo cáo thƣờng niên về hoạt động ngân hàng, tài chính, tiền tệ. Tuy nhiên, xét về hoạt động thị trƣờng mở, bản báo cáo thƣờng niên chỉ mới nêu chung chung về khối lƣợng giao dịch và lãi suất giao dịch, số phiên giao dịch hay số lƣợt thành viên tham gia. Do vậy, theo kiến nghị của tác giả, NHNN nên tổng kết, đánh giá những thành công cũng nhƣ những mặt còn hạn chế hiện có của hoạt động thị trƣờng mở. NHNN cần định kỳ nhƣ hàng quý, 6 tháng, 1 năm đƣa ra báo cáo sơ kết về giao dịch thị trƣờng mở từ đó rút ra những kinh nghiệm để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng tốt hơn. NHNN cũng cần lấy ý kiến của các thành viên tham gia thị trƣờng về kế hoạch tham gia thị trƣờng trong tƣơng lai, kết quả đạt đƣợc, những hạn chế vƣớng mắc trong quá trình tham gia thị trƣờng mở và đề xuất đối với hoạt động thị trƣờng mở.
Định kỳ hàng năm, NHNN nên chủ động xem xét, đánh giá cụ thể các ý kiến đóng góp về tình hình hoạt động thị trƣờng mở của các thành viên tham gia thị trƣờng.
Trong quy chế nghiệp vụ thị trƣờng mở (ban hành theo quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05 tháng 01 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc), NHNN có quy định về việc yêu cầu về việc cung cấp thông tin qua thị trƣờng mở nhƣ: thông tin đấu thầu nghiệp vụ thị trƣờng mở; Thông tin tổng hợp về nghiệp vụ thị trƣờng mở;Các thông tin khác có liên quan do Ban Điều hành nghiệp vụ thị trƣờng mở quyết định. Việc trao đổi thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đƣợc thực hiện thông qua trang tin nghiệp vụ thị trƣờng mở theo hƣớng dẫn tại Quy trình nghiệp vụ thị trƣờng mở. Định kỳ cung cấp thông tin tối thiểu là một tuần một lần. Tuy nhiên NHNN lại không công bố các thông tin này trong báo cáo thƣờng niên, hoặc công bố không đầy đủ, khiến cho việc tổng hợp thông tin của
ngƣời dùng khó khăn, từ đó ngƣời dùng có cái nhìn chƣa toàn diện về hoạt động thị trƣờng mở.
Từ năm 2010, NHNN đƣa ra Thông tƣ 21/2010/TT-NHNN ngày 08/10/2010 về cung cấp thông tin, báo cáo của các TCTD có hiệu lực từ tháng 7/2011 (viết tắt là TT 21/2010). Thông tƣ này có ƣu điểm là báo cáo bằng file điện tử vừa tạo điều kiện cho các TCTD báo cáo nhanh, vừa giúp NHNN dễ dàng tổng hợp số liệu. Tuy nhiên, do mới triển khai nên hệ thống phần mềm theo yêu cầu còn nhiều bất cập nên NHNN và các TCTD thƣờng xuyên phải cập nhật, thay đổi nội dung trên phần mềm cho phù hợp, do vậy việc vận dụng chƣa đƣợc thông suốt giữa các TCTD. Hơn nữa, tuy TT 21/2010 đã đƣa ra chế tài cho những TCTD vi phạm, tuy nhiên việc thực thi các chế tài chƣa nghiêm và chƣa công khai nên việc gửi các báo cáo của các TCTD còn chậm trễ. Từ những điểm còn hạn chế này, NHNN cần áp dụng các chế tài rõ ràng, công khai việc áp dụng các chế tài đối với các TCTD để hạn chế việc vi phạm của các TCTD khác.
NHNN cũng đã ban hành thông tƣ 35/2011/TT-NHNN ngày 11/11/2011 (viết tắt là TT 35/2011) về công bố và cung cấp thông tin của NHNN.
Theo đó, các thông tin công bố bao gồm:
“1. Văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ, ngân hàng do Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành.
2. Chủ trƣơng, quyết định điều hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc (sau đây gọi là Thống đốc) về tiền tệ và ngân hàng.
3. Thông báo về việc thành lập, mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, phá sản, giải thể, thu hồi giấy phép, chấp thuận mở rộng mạng lƣới và xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nƣớc ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức tín dụng). 4. Tình hình diễn biến tiền tệ và ngân hàng.
5. Việc công bố thông tin kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc về việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.”
Việc quy định về công bố thông tin của NHNN theo TT 35/2011 chƣa cụ thể. Về “tình hình diễn biến tiền tệ và ngân hàng” cần có quy định rõ các nội dung chi tiết cần công bố, việc lƣu trữ thông tin công bố trên các trang web trong thời gian bao lâu. Đồng thời cần quy định rõ yêu cầu công việc và trách nhiệm của từng cán bộ chuyên trách nhằm nâng cao hiệu quả của thông tin đƣợc công bố. Mặt khác, tuy NHNN có tổng hợp thông tin nhƣng không công khai rộng rãi trên trang web mà chỉ tập hợp thành file để lƣu trữ tại Sở Giao dịch.